Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 93 - 144)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất

TT Biện pháp Tính cấp thiết của biện pháp TB Tính khả thi của các biện pháp TB 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động GD về tầm quan trọng, ý nghĩa của GDPNBLHĐ cho HS THPT

0 0 0 14 101 4.9 0 0 0 13 102 4.9

2

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDPNBLHĐ cho học sinh THPT đối với các lực lượng tham gia giáo dục

0 0 0 13 102 4.9 0 0 0 18 97 4.9

3

Triển khai đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường

0 0 0 12 103 4.9 0 0 0 24 91 4.8

4

Thiết lập hệ thống phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra bạo lực học đường

0 0 0 11 104 4.9 0 0 0 26 89 4.8

5

Sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ

0 0 0 15 98 4.8 0 0 0 20 95 4.8

6

Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc GDPNBLHĐ cho HS

0 0 0 10 105 4.9 0 0 0 18 97 4.8

7

Xây dựng và duy trì hoạt động tổ tư vấn tâm lý HS trong nhà trường

0 0 0 9 106 4.9 0 0 0 25 90 4.8

* Sự cần thiết của các biện pháp được đề xuất Theo thống kê của bảng số liệu, chúng ta nhận thấy:

- Đa số cán bộ quản lý đều cho rằng 07 biện pháp kể trên là rất cần thiết, khơng có biện pháp nào ĐTB dưới 4.8.

- Tất cả cán bộ quản lý đều tâm đắc với các biện pháp 4 và 7, khi có trên 104 CBQL và GV được khảo sát lựa chọn.

+ Thiết lập hệ thống phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra BLHĐ. Điều này rất phù hợp vì hiện nay cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ tại các trường còn hạn chế, chủ yếu là tập trung giải quyết hậu quả khi bạo lực đã xảy ra. Sự cần thiết hiện nay là phải ngăn chặn từ khi có các dấu hiệu manh nha để không gây ra những hậu quả đáng tiếc cho HS.

+ Xây dựng và duy trì hoạt động tổ tư vấn tâm lý HS trong nhà trường. Đây là hình thức GD tương đối mới mẻ và đang rất được chú trọng tại các cơ sở GD. Là một trong những yếu tố GD hình thành nhận thức, kỹ năng cho HS; cần được nhân rộng trong trường học.

*Tính khả thi của các biện pháp

Bảng số liệu trên cho ta thấy các CBQL và GV được khảo sát đều cho rằng tất cả các biện phấp đều “Rất khả thi”. Cụ thể:

Trên 97 cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng các biện pháp 1, 2, 6: là rất khả thi (ĐTB > 4.8)

Các biện pháp còn lại được lựa chọn ít hơn nhưng ĐTB vẫn là 4.8. Chứng tỏ các CBQL và GV đã nhìn thấy được những khó khăn sẽ gặp khi triển khai các biện pháp này. Tuy nhiên nếu việc quản lý hoạt động GDPNBLHĐ cho HS được nhà quản lý quan tâm thì tính khả thi sẽ rất cao.

Tóm lại, những biện pháp quản lý giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS chúng tôi đề xuất được đa số CBQL và GV tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cấp thiết hiện nay và có tính khả thi cao. Việc thực hiện các nhóm biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cơng tác quản lý giáo dục phịng ngừa BLHĐ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường THPT

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tôi đã đề xuất được 07 biện pháp GDPNBLHĐ cho HS các trường THPT trên địa bàn TP Tam Kỳ:

Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động GD về tầm quan trọng, ý nghĩa của GDPNBLHĐ cho HS THPT.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDPNBLHĐ cho học sinh THPT đối với các lực lượng tham gia giáo dục.

BLHĐ trong nhà trường

Biện pháp 4: Thiết lập hệ thống phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra bạo lực học đường

Biện pháp 5: Sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ.

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc GDPNBLHĐ cho HS

Biện pháp 7: Xây dựng và duy trì hoạt động tổ tư vấn tâm lý HS trong nhà trường Với những biện pháp đã nêu trên đây, chúng tôi hy vọng cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thanh phố Tam Kỳ sẽ có những chuyển biến mới. Tuy nhiên việc giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho học sinh khơng thể thành công trong một sớm một chiều, bởi giáo dục là cả một q trình và khơng thể chỉ thực hiện bởi giáo viên, BGH, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Chính vì vậy, chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường và tham gia cơng tác giáo dục phịng chống bạo lực học đường cho học sinh mới có thể tin tưởng đạt kết quả tích cực và bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN 1.1. Về lý luận

Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giới hạn của đề tài; luận văn của chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau đây: Dựa vào cơ sở lý luận và những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và trong nước về lĩnh vực quản lý và quản lý giáo dục, nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Từ đó xác định những nội dung cơ bản của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ và những yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ trong nhà trường nói chung và nhà trường THPT nói riêng.

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục phòng ngừa BLHĐ với các nội dung:

Thực trạng BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ

Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT tại Thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam gồm những nội dung:

Thực trạng mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT

Thực trạng nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT Thực trạng phương pháp – hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh THPT

Thực trạng lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

Thực trạng điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

Thực trạng hiệu quả hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

1.2. Về thực tiễn

Qua kết quả khảo sát các đối tượng, chúng tơi có những kết luận sau:

HS bước đầu đã có một số kiến thức nhất định về vấn đề BLHĐ nhưng chưa đầy đủ và sâu sắc. Đa số HS có thái độ đúng đắn về việc không chấp nhận BLHĐ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em thiếu quan tâm, bàng quan với vấn nạn này.

Công tác tổ chức tuyên truyền GDPNBLHĐ trong nhà trường chưa được thường xuyên, cịn đơn điệu và chưa thật hiệu quả. Tình hình trên là do nhiều nguyên nhân nhưng những nguyên nhân cơ bản có thể kể đến là:

Nhận thức của CBQL, GV, PH và HS về cơng tác phịng ngừa BLHĐ chưa thật đúng mức.

Chương trình, nội dung GDPNBLHĐ còn nghèo nàn, chưa có sự đầu tư, chỉ thiên về lý thuyết là chính, ít hoặc chưa chú trọng việc rèn kỹ năng cho học sinh.

Phương pháp, hình thức giáo dục cịn đơn điệu và chưa đổi mới, chủ yếu là nhóm phương pháp thuyết phục, giảng giải, dùng lời nên hiệu quả tác động không cao; không thu hút được học sinh tham gia, khơng khuyến khích học sinh thể hiện khả năng của mình.

Đặc biệt là chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngồi nhà trường. Đa số các trường đều có thực hiện nhưng còn qua loa, sơ sài

Cơ sở vật chất – phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa được đầu tư đầy đủ.

Khâu kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm của Hiệu trưởng sau q trình giáo dục phịng ngừa BLHĐ chưa được chú trọng.

3.2. Xác lập các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng BLHĐ cho HS ở trường THPT thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Từ việc xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, tôi đề xuất 6 biện pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh trường THPT tại thành phố Tam Kỳ như sau:

Biện pháp 1: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia hoạt động GD về tầm quan trọng, ý nghĩa của GDPNBLHĐ cho HS THPT.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ GDPNBLHĐ cho học sinh THPT đối với các lực lượng tham gia giáo dục.

Biện pháp 3: Triển khai đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường

Biện pháp 4: Thiết lập hệ thống phát hiện sớm các dấu hiệu xảy ra BLHĐ

Biện pháp 5: Sử dụng đa dạng các hình thức giáo dục đối với những học sinh có biểu hiện BLHĐ.

Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc GDPNBLHĐ cho HS

Biện pháp 7: Xây dựng và duy trì hoạt động tổ tư vấn tâm lý HS trong nhà trường Các biện pháp trên là quá trình nghiên cứu từ lý luận và được khảo sát, phân tích, khảo nghiệm từ thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, trên cơ sở căn cứ và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng, nhà nước và những văn bản quy định của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên. Những biện pháp được đề cập là những vấn đề tương đối dễ dàng thực hiện được. Đây không phải là khuôn mẫu cứng nhắc và cũng không yêu cầu áp dụng một các rập khuôn và giáo điều. Những kết quả nghiên cứu của luận văn khi triển khai và ứng dụng, khơng có gì là khó khăn và hồn tồn phát huy được những tác dụng tích

cực. Điều quan trọng là Hiệu trưởng nhà trường cần phải nhận thức đúng đắn và quán triệt sâu sắc được tác dụng, vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho HS, xây đựng được tập thể nhà trường sư phạm mẫu mực, đem lại môi trường giáo dục thực sự an toàn, thân thiện đúng nghĩa cho HS.

2. KHUYẾN NGHỊ

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực học đường và tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo.

Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ những bức xúc trong học sinh kịp thời; phối hợp với các tổ chức Hội thanh niên - Đoàn Thanh niên ở địa phương và gia đình để nắm bắt diễn biến tâm tư, tình cảm của các học sinh cá biệt, học sinh có hồn cảnh đặc biệt để cùng phối hợp giáo dục học sinh và ngăn ngừa tình trạng bạo lực học đường.

- Chỉ đạo rà sốt, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vào các mơn học chính khóa.

- Đẩy mạnh công tác vinh danh, tuyên dương gương người tốt - việc tốt trong ngành Giáo dục để lan tỏa rộng rãi trong ngành, xã hội.

- Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường, gia đình và địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em theo hướng bổ sung những hành vi vi phạm về bảo trợ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

2.2. Đối với Sở GD-ĐT Quảng Nam

Cập nhật các chỉ đạo mới của cấp trên, của Bộ GD&ĐT để tổ chức ký kết các chương trình phối hợp với ngành Cơng an, Lao động, Tư pháp, Văn hóa, Tỉnh Đồn... để thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơng tác bảo đảm an tồn trường học, giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, hiểu biết pháp luật, hoạt động văn hóa văn nghệ; phịng chống tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và xâm hại trẻ em tốt hơn; cũng như nâng cao đạo đức nhà giáo trong toàn ngành GD&ĐT

- Tăng cường nguồn đầu tư nguồn lực con người, vật chất để các trường có đủ điều kiện triển khai cơng tác giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho HS.

2.3. Đối với UBND TP Tam Kỳ

- Trực tiếp chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Tam Kỳ quan tâm đến cơng tác phịng chống bạo lực học đường và đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.

- Cập nhật kịp thời các chế độ, chính sách, ứng xử văn hố, cơng tác xã hội, quy chế, điều lệ các cấp học.

2.4. Đối với hiệu trưởng các trường THPT ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Xây dựng văn hóa nhà trường ở trường THPT. Tổ chức xây dựng và quảng bá các giá trị cốt lõi của nhà trường, xây dựng niềm tin cho mọi thành viên trong nhà trường vào các giá trị cốt lõi đó.

Tổ chức xây dựng, thực hiện và giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện.

Có kế hoạch phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn về tình trạng mất an tồn và bạo lực học đường trong trường THPT. Xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử và an toàn học đường trong trường THPT.

Xây dựng kế hoạch hành động và cam kết phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong trường THPT.

Thiết lập kênh thông tin và tổ chức các hoạt động giao tiếp 2 chiều giữa học sinh với gia đình và cộng đồng để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Lập kế hoạch hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản trị trường THPT, gồm một số hoạt động chính sau:

- Phân tích tình ứng dụng CNTT, truyền thông của nhà trường

- Xây dựng các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thơng của nhà trường (Ví dụ: Xây dựng hệ thống cổng thơng tin điện tử của nhà trường; triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử (e-office); Xây dựng và khai khác cơ sở dữ liệu tại nhà trường, các phần mềm và hệ thống thông tin của Bộ/Sở/ GDĐT; Ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy, học, kiểm tra đánh giá học sinh; sử dụng phần mềm quản lý, sổ điện tử trong quản lý và lưu trữ thông tin; Phát triển năng lực CNTT cho GV, NV, sử dụng hệ thống học tập trực tuyến (LMS) và hệ thống quản lí thơng tin đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục (TEMIS),...)

- Xác định các điều kiện thực hiện, phân công nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 93 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)