Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 31 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT

Mục tiêu hoạt động giáo dục PNBLHĐ cho học sinh phải được xây dựng phù hợp với mục tiêu giáo dục chung của nhà trường nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, và thân thiện, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người học có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. Người học được tơn trọng, đối xử cơng bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực.

Mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS được HS, lực lượng giáo dục hiểu đúng, thực hiện triệt để. Từ đó mọi người sẽ thấy rõ trách nhiệm cá nhân, chủ động

nhận diện, phát hiện sớm BLHĐ (nhất là các dấu hiệu tiền bạo lực) để chọn lựa những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm ngăn chặn, phịng ngừa và tiến tới kiểm sốt có hiệu quả BLHĐ,

Mục tiêu GD được định kỳ rà soát, điều chỉnh phù hợp với định hướng đổi mới GD và nhu cầu, điều kiện của người học, thực tế của nhà trường.

Mục tiêu đã đặt ra và đã được cụ thể hóa được xem là chuẩn GD và được sử dụng làm cơ sở đánh giá kết quả và công nhận chất lượng của hoạt động GDPNBLHĐ cho HS

Việc thực hiện mục tiêu giáo dục được các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra, đánh giá.

* Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức, thông thường từ nhận thức sai lầm sẽ dẫn đến hành vi sai lầm. HS có hành vi BLHĐ thì đa phần các em chưa có nhận thức đúng về BLHĐ. Do đó, quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường có vai trị to lớn trong việc thay đổi nhận thức của các em về BLHĐ là rất quan trọng, là “chìa khóa” để thay đổi và uốn nắn hành vi cho HS.

1.4.2. Quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT THPT

Nội dung giáo dục là hệ thống kiến thức toàn diện, là một thành tố của cấu trúc hết sức quan trọng của quá trình giáo dục. Cùng với phương pháp nhà giáo dục sẽ dẫn dắt HS đến được các mục đích mong muốn. Nó được xây dựng trên cơ sở các mục đích đã được xác lập. Quản lý nội dung giáo dục cần tập trung vào các vấn đề:

Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu giáo dục đã được đặt ra, phù hợp với khả năng của HS cả về mặt tâm lý, sinh lý và không quá tải. Qua đó hình thành các phẩm chất, kỹ năng cho HS theo chuẩn hoạt động giáo dục. Các nội dung giáo dục được lựa chọn có sự kết hợp giữa hệ thống tri thức khoa học, phải phù hợp với nền văn hóa truyền thống của dân tộc và đặc thù kinh tế xã hội của địa phương.

Nội dung GD đảm bảo tính chính xác về khoa học, hiện đại, mang tính thẩm mỹ cao; hình thành được những cảm xúc thẩm mỹ, phẩm chất, năng lực cho HS và có tác dụng cao trong việc ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, khơng mang tính hàn lâm, lý thuyết.

Nội dung GD được cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hoạt động GDPNBLHĐ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và hướng đến mục tiêu giáo dục chung của nhà trường.

Trong qua trình thực hiện hoạt động giáo dục cần thường xuyên rà soát theo định kỳ chương trình, nội dung hoạt động GDPNBLHĐ đã được cụ thể hóa. Nếu phát hiện những bất cập phải nhanh chóng điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu GD đã đặt ra từ trước.

Giáo án, tài liệu GDPNBLHĐ cần được lựa chọn và biên soạn đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, sát với chương trình, nội dung giáo dục. Chú ý sự linh hoạt khi dạy

tích hợp vào các mơn văn hóa hoặc các hoạt động giáo dục khác.

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT cho học sinh THPT

Việc GDPNBLHĐ cho HS sẽ đạt kết quả cao khi các nhà quản lý có hướng chỉ đạo, hướng dẫn GV linh hoạt lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với nội dung giáo dục. Qua đó HS vừa được trang bị về nhận thức vừa được hình thành kỹ năng để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.

Chỉ đạo GV chủ động thực hành đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động GD. Lúc đó nội dung GD sẽ khơng cịn nhàm chán và và khơng mang tính hàn lâm triết lý. Việc GV sáng tạo các phương pháp dạy học mới sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng của HS.

Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động GD của GV hướng đến giáo dục HS phương pháp tự rèn luyện. Như vậy GV cần phải tổ chức đa dạng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, rèn luyện kỹ năng sống, văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao, thực hành xã hội …

Tuy nhiên, trong một lớp học đối tượng HS khơng giống nhau. Mỗi HS có đặc điểm, khả năng tiếp thu, thái độ học tập khác nhau. Nếu GV chỉ áp dụng một giáo án giáo dục cho nhiều lớp thì kết quả đạt được sẽ khơng cao. Chính vì vậy nhà quản lý phải quán triệt việc GV lựa chọn các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động GD phải tính đến đặc điểm của học sinh hoặc nhóm HS.

Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường GD góp phần khơng nhỏ trong hoạt động GDPNBLHĐ cho HS. Nên các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động GD được phải được GV lựa chọn sử dụng phù hợp điều kiện của nhà trường và cộng đồng.

1.4.4. Quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

Nhà quản lý phải xây dựng và ban hành các quy định nội bộ về công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS trên cơ sở kế thừa ưu điểm của năm trước và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng. Các quy định phải sát điều kiện thực tiễn và có tính khả thi cao.

Quản lý việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ phối hợp; cũng như xác định nội dung và hình thức phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS. Điều này cần được thể hiện rõ trong cơ chế phối hợp do nhà quản lý ban hành.

Tổ chức hội nghị các lực lượng giáo dục ngay từ đầu năm học nhằm thơng qua cơ chế phối hợp và có hoạt động ký kết để gắn trách nhiệm với từng cá nhân và tổ chức trong hoạt động GDPNBLHĐ.

Tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS theo định

kỳ (sơ kết, tổng kết). Phải coi đây là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

Nhà quản lý phải chú trọng đầu tư xây dựng các điều kiện về thơng tin (đường dây nóng, thùng thư góp ý), cơ sở vật chất, thiết bị (âm thanh loa đài, hội trường), và tài chính cho công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS.

1.4.5. Quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

Nhà quản lý phải chú trọng xây dựng môi trường phục vụ cho hoạt động GD có tính thân thiện, khuyến khích giáo viên và học sinh sáng tạo, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện. Đây là một trong nhưng tiêu chí hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc.

Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GD phải được thiết kế an tồn, thân thiện và có tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Có kế hoạch bảo trì tốt các các điều kiện phục vụ cơng tác GD.

Trang thiết bị, tài liệu phục vụ hoạt động GD phải được trang bị theo chuẩn, phù hợp nội dung, yêu cầu đổi mới phương pháp GD. Trong thực tế đây là khó khăn của các nhà quản lý vì phần lớn các trường học đã được xây dựng khá lâu nên hệ thống cơ sở vật chất đã xuống cấp và thốn. Hiện nay đang trong quá trình cải thiện từng bước theo hướng hiện đại hóa phù hợp với mục tiêu giáo dục chung.

Các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ nguồn lực trong tổ chức hoạt động GD với các bên liên quan được tổ chức đa dạng, hợp lý. Nhà quản lý phải thể rõ trong cơ chế phối hợp gắn với trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức liên quan trong hoạt động GDPNBLHĐ cho HS.

Quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hợp lý để trang bị cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị… phục vụ cho hoạt động GD theo chuẩn.

CBQL cần xây dựng chính sách nội bộ có tính khuyến khích, ưu đãi đối với GV, nhân viên, lực lượng giáo dục và HS có thành tích trong GD. Kịp thời tuyên dương, khen thưởng đối với những cá nhân tiêu biểu trong hoạt động GDPNBLHĐ cho HS.

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT lực học đường cho học sinh THPT

Nhà quản lý khi xây dựng phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, đảm bảo độ tin cậy thơng qua việc xây dựng các tiêu chí, thang đo cụ thể. Như vậy sẽ tạo được sự công bằng và thuận lợi trong việc đánh giá chất lượng giáo dục đạt được.

Khi đánh giá chất lượng hoạt động GDPNBLHĐ cho HS cần chú trọng đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu GD. Cụ thể là qua hoạt động GD, GV đã đạt được các mục tiêu về hình thành phẩm chất, kỹ năng và thái độ cho HS ở mức độ nào?

Nhà quản lý phải định hướng và quán triệt trong công tác đánh giá. Đánh giá phải mang tính định hướng phát triển; ghi nhận sự tích cực; mang tính động viên, khuyến khích sự cố gắng, tiến bộ của GV và HS. Không được mang tính chủ quan, gắn mác, quy chụp, thành kiến đối với những HS chậm tiến, khó bảo hoặc những GV đã từng có sai phạm.

Kết quả kiểm tra, đánh giá phải được xử lý, sử dụng, lưu trữ đúng quy định. Tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung các quy chế, điều lệ nhà trường; bổ sung hoàn thiện các chuẩn nghề nghiệp đối với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên và những đối tượng làm việc trực tiếp với người học.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)