Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phịng

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 57 - 60)

7. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THPT

2.4.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phịng

phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

* Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THPT

Bảng 2.11. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho học sinh THPT

TT Các nội dung khảo sát Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 5

1 Phương pháp đàm thoại 0 6 22 64 23 3.9 2 Phương pháp giảng giải 0 0 26 62 27 4.0 3 Phương pháp nêu gương 0 5 33 59 18 3.8 4 Phương pháp tập thói quen 0 31 53 20 11 3.1 5 Phương pháp rèn luyện kỹ năng 0 23 61 18 13 3.2 6 Phương pháp khen thưởng 0 5 54 44 12 3.5 7 Phương pháp trách phạt 0 0 27 54 34 4.1 8 Thơng báo cho gia đình 0 0 40 54 21 3.8 Điểm trung bình 3.3 Qua bảng điều tra có thể thấy phương pháp chủ yếu được giáo viên sử dụng “thường xuyên” và nhiều lần để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh là phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu gương, phối hợp với gia đình (ĐTB > 3.8).

giáo viên sử dụng để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh, chỉ đạt mức “Trung bình” (ĐTB < 3.6). Chính vì việc xây dựng nội dung giáo dục các thầy cô chỉ mới chú trọng tới việc nâng cao nhận thức cho học sinh về BLHĐ, cho nên khi lựa chọn phương pháp thì hầu hết các thầy cơ cũng đều lựa chọn những phương pháp dùng lời và ít tốn thời gian, công sức như. Hơn nữa thời gian HS ở tại trường khơng nhiều, và HS ít có cơ hội được trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục kỹ năng, cảm xúc vì liên quan đến nhiều yếu tố. Nếu có thì cũng chỉ hình thành kỹ năng trên nền tảng lý thuyết.

Đặc biệt, với phương pháp trách phạt được các thầy cô chọn nhiều ở mức độ “Thường xuyên và rất thường xuyên”; 27 GV chọn phương án “Ít thường xuyên. ĐTB của tiêu chí này là 4.1 chứng tỏ rất nhiều giáo viên áp dụng phương pháp này khi HS cs vi phạm. Đây chính là “con dao hai lưỡi”, phương pháp này có thể sẽ giúp HS ngoan hơn đối với các em có nhận thức tốt và có sự theo sát của gia đình và nhà trường. Nhưng cũng có thể các em sẽ trượt dài, ngày càng vi phạm nghiêm trọng hơn khi vi phạm của các em không được xử lý triệt để. Đây chính là bài tốn khó cho những người làm giáo dục.

Và thực tế khi tôi phỏng vấn HS, các em đều trả lời muốn được cha mẹ, thầy cô quan tâm giảng giải, định hướng hơn là cứ sai thì kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm. Các em cịn nói: có nhiều thầy cô cứ HS vi phạm 2 lần là phải viết kiểm điểm, 3 lần phải mời phụ huynh gặp GVCN. Thay vào đó, HS muốn giáo viên gần gũi tâm sự, khuyên bảo hơn để các em có động lực thay đổi.

* Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ cho HS THPT

Tiếp tục điều tra các hình thức giáo dục mà giáo viên đã áp dụng trong quá trình giúp hình thành nhận thức và kỹ năng cho HS trong việc phịng ngừa BLHĐ, tơi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.12. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động GDPNBLHĐ

TT Các hình thức giáo dục Mức độ thực hiện ĐTB 1 2 3 4 5

1 Thông qua quá trình dạy học 0 31 54 21 9 3.1 2 Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp: vẽ tranh,

diễn kịch, thảo luận chuyên đề, thi tài năng… 5 10 73 27 0 3.1

3

Thông qua các phong trào, các hoạt động của Đoàn trường: sinh hoạt chuyên đề, phát thanh thanh niên,

giao lưu, tham quan… 0 12 46 36 21 3.8 4 Thông qua tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể: chào cờ

đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần 0 11 34 56 14 3.7 5 Thơng qua các tình huống cụ thể trong thực tế 0 19 25 40 31 3.7 Điểm trung bình 3.5

Từ bảng số liệu, tơi thấy sự phối hợp các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS tại các trường THPT chỉ đạt mức trung bình (ĐTB = 3.5). Trong đó hình thức mà các thầy cơ sử dụng để giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh chủ yếu nhất là “GD thơng qua các tình huống cụ thể trong thực tế” (ĐTB = 3.7) với 56 người lựa chọn ở mức độ thường xuyên. Có nghĩa là khi bất kỳ một hành vi bạo lực học đường nào xảy ra thì ngay sau đó giáo viên thường dùng chính những tình huống thực tế như vậy để giáo dục học sinh bằng cách tìm hiểu sâu nguyên nhân mâu thuẫn, giải thích cho học sinh thấy được cái gì đúng, cái gì sai, cái gì nên và cái gì cần phải rút kinh nghiệm…Tuy nhiên đó khơng được hiểu là rèn luyện kỹ năng phòng ngừa BLHĐ mà mới chỉ dừng lại ở việc giáo viên giảng giải và thuyết phục là chính cho nên hiệu quả của cơng tác giáo dục cịn nhiều hạn chế.

Hình thức phổ biến thứ hai “Thơng qua q trình dạy học” với 30 GV lựa chọn ở mức độ “Rất thường xuyên và thường xuyên”. Phương pháp này được áp dụng chỉ ở mức độ “Trung bình” (ĐTB = 3.1)

Đối với hai hình thức “Thơng qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp” và “Thông qua các phong trào, các hoạt động của Đồn trường” thì được GV lựa chọn nhiều ở phương án “Thường xuyên và ít thường xuyên” (ĐTB = 3.8). Tuy nhiên những hoạt động do Đoàn thanh niên và Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức nhằm hình thành nhiều kỹ năng khác cho HS chứ không chỉ tập trung một giáo giáo phịng ngừa BLHĐ. Vì vậy nhiều nhất là hai chuyên đề về BLHĐ được nhà trường tổ chức trong năm.

Đáng lưu ý là ở hình thức GD thứ 4: giáo dục phịng ngừa BLHĐ thông qua tiết chào cờ đầu tuần và tiết sinh hoạt lớp được nhiều giáo viên lụa chọn thực hiện ở mức độ “thường xuyên”; và tôi đã nghĩ rằng giáo viên đã áp dụng triệt để thời gian của hai tiết sinh hoạt tập thể này nhưng khi phỏng vấn sâu chúng tơi mới hiểu vấn đề giáo dục phịng ngừa BLHĐ được nhắc đến trong giờ chào cờ và giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là trách phạt tức là kỷ luật những học sinh vi phạm, thực hiện các hành vi BLHĐ theo thông tư 08/TT năm 1988 trước đây… Trong giờ sinh hoạt lớp thì GVCN ln là người mổ xẻ vấn đề, giảng giải những hậu quả, những mức xử lý khác nhau đối với từng trường hợp học sinh vi phạm.

Theo quy định, tiết sinh hoạt cuối tuần bao gồm 4 nội dung chính: Cán bộ lớp cáo tình hình lớp trong tuần vừa qua, giáo viên chủ nhiệm nhận xét thi đua tuần vừa qua, phổ biến công việc tuần mới, tổ chức các hoạt động tập thể nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ…cho học sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, các giáo viên chủ nhiệm hầu như chưa chú trọng đến nội dung tổ chức các hoạt động tập thể cho học sinh mà phần lớn thời gian của tiết sinh hoạt là dành cho 3 nội dung trước đó. Cho nên việc giáo dục phịng ngừa BLHĐ cho học sinh thơng qua tiết sinh hoạt lớp cũng mờ nhạt. Từ bảng số liệu ta thấy, hầu hết các giờ chào cờ đầu tuần đều nhắc tới BLHĐ, hành vi BLHĐ.

Tuy nhiên, trong giờ chào cờ thì đa phần là nhắc nhở, bảo ban và lưu ý; thậm chí gọi các HS vi phạm lên công bố quyết định kỷ luật. Chưa có sự sáng tạo trong giáo dục phịng ngừa BLHĐ nên không thu hút được học sinh tham gia và lĩnh hội.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh ở các trường thpt trên địa bàn thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)