Những khó khăn của báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 87 - 139)

Tiếp đến là “nghiệp vụ chuyên môn ở từng lĩnh vực của đội ngũ phóng viên bị hạn chế” được nhận xét với tỷ lệ 61.4%. Nhiều tồ soạn báo điện tử có đội ngũ phóng viên vốn từ phóng viên báo in chuyển sang làm việc. Mặt khác, với việc trang bị cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn nên các phóng viên cịn hạn chế ở một số mặt chuyên môn nghiệp vụ. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của báo điện tử nói chung và tới việc thể hiện vai trò quan trọng của báo điện tử trong công tác phòng chống tội phạm kinh tế. Để đưa tin về các vụ án kinh tế, phóng viên phải có sự am hiểu nhất định về chính sách pháp luật, các nghị định, quyết định của Chính phủ, các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các thơng tư liên bộ... Với độ tuổi phóng viên như đã khảo sát và phân tích ở trên thì các phóng viên báo điện tử tuổi đời cịn trẻ. Đây là những phóng viên hết sức năng động trong công việc nhưng độ từng trải và kinh nghiệm nghề nghiệp chưa nhiều bằng các thế hệ trước;

Sự tin tưởng vào an tồn thơng tin của báo điện tử rất được bạn đọc chú ý: “độ an tồn thơng tin có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: sự ổn định của máy tính; virus, hacker…” với tỷ lệ nhận xét là 43.2%. Các vụ tấn công mạng trong những năm gần đây đã khiến cho bạn đọc không tin tưởng vào độ an tồn của mạng internet. Như vậy, thơng tin trên báo điện tử cũng có nguy cơ bị mất an tồn. Việc tiếp nhận thơng tin trên báo điện từ vì thế, cũng được bạn đọc cẩn trọng hơn so với tiếp nhận thông tin trên báo in.

Các báo điện tử ít gặp khó khăn nhất là “Bị hạn chế về người dùng do muốn đọc báo điện tử phải có các phương tiện: máy tính, điện thoại thơng minh… và phải có kết nối internet” với tỷ lệ trả lời là 36.4%. Báo điện tử phụ thuộc vào công nghệ. Công nghệ hiện đại trợ giúp con người rất nhiều trong việc tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, những máy tính hiện đại, điện thoại thơng minh có chức năng đọc báo trực tuyến lại có giá bán khơng hề rẻ. Do đó, cơ hội sử dụng máy móc cơng nghệ hiện đại để đọc báo điện tử không dành cơ hội cho nhiều người. Rất nhiều điều bất tiện xuất hiện khi sử dụng máy tính để đọc báo so với việc đọc báo in. Điều này cũng cản trở phần nào sự phổ biến của báo điện tử đối với mọi tầng lớp bạn đọc.

Như vậy, thực trạng thực hiện các vai trò của Báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống tội phạm những năm qua không phải không gặp một số khó khăn, nhất là tình hình tội phạm kinh tế ngày càng trở nên phức tạp, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước và niềm tin của người dân vào sự quản lý của các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên,

với điểm bình quân được đánh giá cao như trên, chúng tôi nhận thấy báo điện tử đã thực hiện tốt chức năng của mình như truyền đạt thơng tin về chính sách pháp luật, định hướng dư luận xã hội, phản biện xã hội và nâng cao tri thức về chính sách pháp luật. Tất cả những điều trên tạo cho báo điện tử có nhiều lợi thế so với các loại hình báo chí khác trong cơng tác phịng chống tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 2

Với kết quả khảo sát như vậy, một lần nữa có thể khẳng định: báo điện tử đã thực hiện tốt vai trị của mình đối với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ về phịng chống tội phạm kinh tế.

Qua khảo sát, tác giả nhận thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện các vai trò truyền thơng, vai trị định hướng dư luận xã hội, vai trò phản biện xã hội, vai trò nâng cao tri thức về pháp luật của báo điện tử đối với những hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ về phịng chống tội phạm kinh tế giữa báo điện tử Chính phủ, báo điện tử Công an Nhân dân và báo Tuổi trẻ online có nhiều điểm khác nhau báo điện tử Tuổi trẻ online thu hút được sự quan tâm của bạn đọc báo điện tử.

Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau này là do đặc điểm về chức năng, nhiệm vụ riêng của từng báo điện tử, do đội ngũ phóng viên tác nghiệp của từng báo điện tử, do sự quan tâm của bạn đọc độc giả đối với vấn đề phòng chống tội phạm kinh tế trong giai thời gian từ 2015 -2016. Kết quả khảo sát cho thấy cả ba báo điện tử đều thực hiện tốt các vai trò của Báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Mức điểm bình quân đều trên 4. Trong các vai trò như đã phân tích ở trên thì vai trị truyền đạt thơng tin giữ vị trí quan trọng, chi phối các vai trị còn lại của báo điện tử.

Cả ba vai trị cịn lại ngồi chịu sự chi phối của vai trị thứ nhất cịn chịu sự chi phối từ chính sự quan tâm của bạn đọc báo điện tử. Vì thế, đánh giá vai trò của báo điện tử không thể không quan tâm đến vị trí của bạn đọc báo điện tử trong việc thực hiện các vai trò như trên. Sự quan tâm của bạn đọc đối với ba báo điện tử mà chúng tôi khảo sát một lần nữa chứng tỏ tầm quan trọng của báo điện tử trong cơng tác phịng chống tội phạm kinh tế, trong đó có cơng tác chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

CHƢƠNG 3

VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ

CỦA BÁO ĐIỆN TỬ VỚI HOẠT ĐỘNG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CỦA THỦ TƢỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHỊNG CHỐNG TỘI PHẠM KINH TẾ

3.1. Vấn đề đặt ra hiện nay

3.1.1. Hồn thiện chính sách pháp luật

Hoàn thiện thể chế luôn là nỗ lực thường xuyên của Nhà nước, Chính phủ nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng chống tội phạm nói chung trong đó có tội phạm kinh tế. Với việc phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử nhiều vụ án gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, gây nên bức xúc lớn trong dư luật cả nước trong thời gian qua đã cho thấy sự phức tạp của công tác phòng chống tội phạm thuộc lĩnh vực này. Trong quá trình nhiều bộ Luật được Quốc hội tiếp tục đưa ra bàn thảo sửa đổi để đáp ứng tình hình mới, nhất là đáp ứng u cầu phịng chống tội phạm kinh tế và chức vụ thì việc cơ chế chính sách thường xun có sự thay đổi đã tạo mơi trường đầu tư có nhiều lỗ hổng về quản lý khiến cho nhiều loại tội phạm trong lĩnh vực kinh tế xuất hiện.Lỗ hổng của cơ chế chính sách pháp luật là những khoảng trống trong cơ chế, chính sách và pháp luật, dẫn đến tình trạng có những quan hệ pháp luật, những sự kiện pháp lý khơng có đủ quy định của pháp luật để điều chỉnh. Nghĩa là trạng thái có vấn đề mà thực tiễn đặt ra, có sự việc thực tế cần được giải quyết song lại khơng có quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh để làm căn cứ pháp lý giải quyết. Đây là một thực tế đã được nhận diện từ lâu nhưng chưa hồn tồn có thể khắc phục được. Điều này thể hiện ở việc các báo điện tử vẫn đưa tin về việc ban hành luật sửa đổi, bổ sung, ban hành các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo giải quyết một vụ việc cụ thể cịn chậm. Những vụ án mà chúng tơi dẫn chứng ở chương trước phần nào bắt nguồn từ nguyên nhân có lỗ hổng trong cơ chế, chính sách quản lý về kinh tế và chức vụ.

Thực tiễn đã chứng minh: Pháp luật, dù được hồn thiện đến đâu khơng thể nào trù liệu hết được mọi trường hợp sẽ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống bởi đều do con người đặt ra. Trong hệ thống pháp luật các quốc gia ln có tình trạng thiếu vắng những quy định của pháp luật cần thiết để trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn cuộc sống, chỉ khác về mức độ cũng như cách ứng xử đối với các lỗ hổng pháp luật. Đối với xử lý các quan hệ kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2015 - 2016, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, một số vụ

việc đã khiến các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật ở địa phương rơi vào tình trạng lúng túng buộc Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.

Việc Nhà nước liên tục trong những năm vừa qua đưa ra các cuộc bàn thảo để Quốc hội cho ý kiến sửa đổi, bổ sung các điều luật cũng xuất phát từ quan niệm vấn đề nào cũng phải có pháp luật điều chỉnh, thiếu đâu thì bổ sung đấy, đụng đâu cũng thấy thiếu các quy định của pháp luật cụ thể tạo nên áp lực thường trực về xây dựng, về tần suất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. Vẫn rất phổ biến quan niệm, tư duy và nguyên tắc phải có quy định của pháp luật cụ thể, do Nhà nước ban hành thì mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý mà cuộc sống đặt ra. Theo đó, nhiều nguyên tắc và tinh thần pháp luật trong nhiều trường hợp không được áp dụng, chẳng hạn như nguyên tắc "Được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm và không trái đạo đức xã hội". Nguyên tắc thượng tôn pháp luật đôi khi bị hiểu lệch đi là cái gì cũng phải có luật, tư duy cụ thể, tư duy quy phạm, tư duy địi hỏi phải có quy định cụ thể của pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc. Việc này dẫn đến có một số chính sách quản lý kinh tế và phân cơng công tác quản lý kinh tế chồng chéo. Điều này tạo nên lỗ hổng để nảy sinh các loại tội phạm về kinh tế.

Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh được công bố trên các báo điện tử cho thấy việc Trịnh Xn Thanh khơng có mặt ở Việt Nam thời gian qua để tránh bị xử lý cho thấy cơ chế chính sách pháp luật chưa đủ để có thể ngăn ngừa tội phạm kinh tế phạm tội hoặc tội phạm kinh tế vẫn có thể trốn chạy khi các cơ quan thực thi pháp luật mới có trong tay những bằng chứng bước đầu khẳng định người kinh doanh hoặc quản lý nhà nước về kinh tế có dấu hiệu phạm tội. Vụ chủ quán cà phê “Xin chào” bị khởi tố vì kinh doanh trái phép cũng vậy. Tội bán cà phê, bán phở chưa có giấy phép đến mức phải truy tố trước pháp luật khiến dư luận bức xúc trong khi một số cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương vẫn khẳng định việc truy tố là đúng luật.

Vấn đề đặt ra là nhiều chính sách pháp luật liên quan đến cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế và phòng chống tội phạm về kinh tế và chức vụ vẫn đang được tiếp tục bổ sung và còn sửa đổi. Hệ thống chính sách pháp luật chưa hồn thiện đầy đủ hoặc chưa có cơ chế xử lý phù hợp với hầu hết các trường hợp sẽ tạo kẽ hở để lọt tội phạm, thậm chí tạo cơ hội cho tội phạm về kinh tế và chức vụ xuất hiện. Trong những trường hợp cần thiết, các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật lúng túng trong việc điều tra, xử lý buộc Thủ tướng Chính phủ phải trực tiếp có chỉ đạo hướng giải quyết để thống nhất trong tất cả các cơ quan thực thi pháp luật hướng giải quyết đồng bộ sự việc. Việc làm này của Thủ tướng Chính phủ tạo được uy tín làm việc

trách nhiệm, cơng tâm của một “Chính phủ liêm chính, kiến tạo”. Tuy nhiên, nếu những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần sự quan tâm, chỉ đạo điều tra, xử lý trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ xuất hiện ngày càng nhiều thì vấn đề phịng chống tội phạm kinh tế, kiểm soát mức độ gia tăng của loại tội phạm này sẽ trở nên đáng báo động. Vì thế, việc hồn thiện thể chế chính sách nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác phòng chống tội phạm kinh tế là vấn đề đặt ra hiện nay.

Trong khi đó tội phạm trong lĩnh vực kinh tế ngày càng có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng này thể hiện cả ở việc xuất hiện ngày càng nhiều loại hình phạm tội lẫn việc xuất hiện ngày càng nhiều những vụ án kinh tế mà mức độ sai phạm của các vụ án đều ở mức gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây thiệt hại kinh tế cho các đơn vị kinh tế, cho nhân dân. Những vụ án trong các lĩnh vực như ngân hàng, dầu khí, xây dựng, giao thông vận tải trong những năm qua được đăng tải liên tục trên các báo điện tử đã nói lên điều đó. Từ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng như vụ án quản lý kinh tế thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ở tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ở Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại ngân hàng Công thương (Vietinbank) hay những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây bức xúc dư luận như việc đặt các trạm thu phí BOT ở vị trí khơng thích hợp cho đến vụ việc tập trung phản đối của người dân trong thời gian qua. Nhiều giao dịch kinh tế, người được hưởng lợi là doanh nghiệp, người hứng chịu thiệt hại khi có tranh chấp kinh tế hoặc làm ăn thua lỗ xảy ra lại là người lao động, người tiêu dùng. Nhiều chủ đầu tư các cơng trình xây dựng đã bàn giao nhà ở cho khách hàng khi nhiều hạng mục chưa hồn thiện, nhất là hạng mục đầu tư phịng chống chảy nổ. Điều này không chỉ dẫn tới thiệt hại về kinh tế mà còn dẫn đến nhiều vụ hoả hoạn gây thiệt hại về con người. Trong những năm qua nhiều công ty đa cấp tham gia thị trường và đã lừa đảo nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp dẫn đến thiệt hại về kinh tế và những hậu hoạ đằng sau việc tham gia kinh doanh đa cấp còn chưa lường hết được.

Tội phạm kinh tế gia tăng gây nên sự bức xúc trong toàn xã hội. Sự gia tăng các loại tội phạm kinh tế trong năm 2015 - 2016 đã tạo áp lực cho Chính phủ trong cơng tác phòng chống loại tội phạm kinh tế đồng thời đặt báo điện tử trước những thách thức làm thế nào để thực hiện tốt hơn nữa vai trị của báo điện tử trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến thơng tin nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này trong thời gian tới.

3.1.2. Báo điện tử chịu sự cạnh tranh với các loại hình mạng xã hội về việc truyền đạt thông tin về tội phạm kinh tế truyền đạt thông tin về tội phạm kinh tế

Báo điện tử đa số chỉ đưa thông tin sau khi vụ việc đã được các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật điều tra và công bố rõ tội danh của các bị cáo. Nhiều thông tin về các nhân vật liên quan đến vụ án không được các báo điện tử khai thác do việc bảo vệ thông tin của một vụ án đang trong q trình điều tra. Khi báo điện tử khơng kịp thời phản ánh dư luận về các vụ án kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như thế đã khiến cho bạn đọc báo điện tử dễ dàng tìm hiểu vụ việc qua các kênh thông tin là các mạng xã hội. Mạng xã hội, nhất là facebook, zalo, viber... ngày càng phổ biến đối với người sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh... Tuy mạng xã hội không đủ độ tin cậy, thiếu sự trung thực chính xác nhưng trong bối cảnh báo điện tử chưa kịp thời cập nhật đầy đủ thông tin về các vụ án kinh tế, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 87 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)