Thay đổi cách quản lý báo điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chung

3.2.2. Thay đổi cách quản lý báo điện tử

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, nhằm nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý của các cơ quan nhà nước đối với báo điện tử. Đi đôi với việc đẩy mạnh hoàn thiện và phát huy hiệu lực hệ thống pháp luật, cần hoàn thiện cơ chế quản lý, phân công phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước về báo điện tử. Để quản lý tốt hoạt động báo điện tử, về cơ bản, phải dựa vào luật pháp và các quy định có tính pháp lý; có chế tài đủ mạnh xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi dụng báo điện tử để thực hiện các mục đích xấu, vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội. Một hệ thống luật pháp với những chế tài, điều khoản phù hợp sẽ giúp cho công tác quản lý thuận lợi, chặt chẽ và bảo đảm yêu cầu nghiêm khắc và công bằng. Hơn 10 năm qua, bên cạnh những Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định về quản lý báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử do Chính phủ ban hành, Quốc hội cũng đã xây dựng và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành Luật Báo chí (năm 1989); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 1999); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí (năm 2016); Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật

Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí… và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động báo điện tử. Chỉ thị số 52-CT/TW của BBT về tăng cường quản lý báo chí điện tử chỉ rõ: “Nâng cao năng lực quản lý báo điện tử của các cơ quan chủ quản báo chí, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương”.

Quá trình chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật và văn bản quy phạm pháp luật liên quan báo điện tử cần nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng: báo chí nói chung, báo điện tử nói riêng, là một bộ phận thuộc lĩnh vực sáng tạo văn hóa tinh thần, rất cần những “khoảng trống” cho sự sáng tạo. Trong lĩnh vực này, những quy định cứng nhắc không những khơng kích thích sáng tạo, mà cịn triệt tiêu tài năng, ảnh hưởng động lực phấn đấu của nhà báo. Vấn đề là phải làm cho phóng viên thật sự thấm nhuần và thực hiện một cách tự giác sứ mệnh cao cả của mình đối với cộng đồng, xã hội cũng như lợi ích của Đảng, của dân tộc. Do đó, nhiều nhà quản lý báo chí hiện nay cho rằng, quản lý hoạt động báo điện tử không chỉ máy móc, căn cứ vào pháp luật, mà còn cần đề cao tinh thần tự giác của các cơ quan, phóng viên báo điện tử.

Trước sức phát triển nhanh chóng, tồn diện của hệ thống báo chí và báo điện tử, nhiều nội dung trong văn bản luật và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành không theo kịp thực tiễn, trở nên lạc hậu; thậm chí một số nội dung, quy định khơng những khơng có tác dụng tích cực, mà cịn cản trở sự phát triển của báo chí. Một số văn bản quy định về vấn đề hoạt động tài chính của cơ quan báo chí chưa quan tâm tới việc xác định mơ hình để xây dựng cơ chế quản lý tài chính phù hợp; xác định mức thuế cho báo chí như doanh nghiệp, trong khi hoạt động báo chí trước hết và trên hết là hoạt động thơng tin văn hóa; áp dụng mức thuế chung mà khơng tính đến tính chất của các báo điện tử là tuyên truyền hay giải trí…

Nội dung Luật Báo chí, Luật Báo chí sửa đổi, những văn bản dưới luật cơ bản phục vụ công tác quản lý báo điện tử cũng chưa tính đến khả năng xuất hiện của mơ hình doanh nghiệp truyền thông và cơ chế hoạt động nhằm bảo đảm tính chính trị và hiệu quả kinh tế của nó… Do vậy, vấn đề đặt ra là, để có một nền báo chí nói chung, trong đó có báo điện tử, phát triển khơng chỉ thực hiện tốt chức năng thơng tin văn hóa, mà cịn có năng lực tổ chức các hoạt động kinh tế hiệu quả, hệ thống văn bản pháp pháp luật không những phải đủ, mà còn phải luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn; việc xây dựng quy phạm pháp luật dựa trên các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 96 - 98)