Vấn đề đặt ra hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 90 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. Vấn đề đặt ra hiện nay

3.1.1. Hồn thiện chính sách pháp luật

Hồn thiện thể chế luôn là nỗ lực thường xuyên của Nhà nước, Chính phủ nhằm mục đích thực hiện có hiệu quả cơng tác phòng chống tội phạm nói chung trong đó có tội phạm kinh tế. Với việc phát hiện, điều tra và đưa ra xét xử nhiều vụ án gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, gây nên bức xúc lớn trong dư luật cả nước trong thời gian qua đã cho thấy sự phức tạp của cơng tác phịng chống tội phạm thuộc lĩnh vực này. Trong quá trình nhiều bộ Luật được Quốc hội tiếp tục đưa ra bàn thảo sửa đổi để đáp ứng tình hình mới, nhất là đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm kinh tế và chức vụ thì việc cơ chế chính sách thường xun có sự thay đổi đã tạo mơi trường đầu tư có nhiều lỗ hổng về quản lý khiến cho nhiều loại tội phạm trong lĩnh vực kinh tế xuất hiện.Lỗ hổng của cơ chế chính sách pháp luật là những khoảng trống trong cơ chế, chính sách và pháp luật, dẫn đến tình trạng có những quan hệ pháp luật, những sự kiện pháp lý khơng có đủ quy định của pháp luật để điều chỉnh. Nghĩa là trạng thái có vấn đề mà thực tiễn đặt ra, có sự việc thực tế cần được giải quyết song lại khơng có quy phạm pháp luật tương ứng điều chỉnh để làm căn cứ pháp lý giải quyết. Đây là một thực tế đã được nhận diện từ lâu nhưng chưa hồn tồn có thể khắc phục được. Điều này thể hiện ở việc các báo điện tử vẫn đưa tin về việc ban hành luật sửa đổi, bổ sung, ban hành các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm chỉ đạo giải quyết một vụ việc cụ thể còn chậm. Những vụ án mà chúng tôi dẫn chứng ở chương trước phần nào bắt nguồn từ nguyên nhân có lỗ hổng trong cơ chế, chính sách quản lý về kinh tế và chức vụ.

Thực tiễn đã chứng minh: Pháp luật, dù được hồn thiện đến đâu khơng thể nào trù liệu hết được mọi trường hợp sẽ xảy ra trong thực tiễn cuộc sống bởi đều do con người đặt ra. Trong hệ thống pháp luật các quốc gia ln có tình trạng thiếu vắng những quy định của pháp luật cần thiết để trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn cuộc sống, chỉ khác về mức độ cũng như cách ứng xử đối với các lỗ hổng pháp luật. Đối với xử lý các quan hệ kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2015 - 2016, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, một số vụ

việc đã khiến các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật ở địa phương rơi vào tình trạng lúng túng buộc Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến chỉ đạo hướng giải quyết.

Việc Nhà nước liên tục trong những năm vừa qua đưa ra các cuộc bàn thảo để Quốc hội cho ý kiến sửa đổi, bổ sung các điều luật cũng xuất phát từ quan niệm vấn đề nào cũng phải có pháp luật điều chỉnh, thiếu đâu thì bổ sung đấy, đụng đâu cũng thấy thiếu các quy định của pháp luật cụ thể tạo nên áp lực thường trực về xây dựng, về tần suất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật. Vẫn rất phổ biến quan niệm, tư duy và nguyên tắc phải có quy định của pháp luật cụ thể, do Nhà nước ban hành thì mới có căn cứ để giải quyết các vấn đề pháp lý mà cuộc sống đặt ra. Theo đó, nhiều nguyên tắc và tinh thần pháp luật trong nhiều trường hợp không được áp dụng, chẳng hạn như nguyên tắc "Được làm tất cả những gì pháp luật khơng cấm và khơng trái đạo đức xã hội". Nguyên tắc thượng tôn pháp luật đơi khi bị hiểu lệch đi là cái gì cũng phải có luật, tư duy cụ thể, tư duy quy phạm, tư duy địi hỏi phải có quy định cụ thể của pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc. Việc này dẫn đến có một số chính sách quản lý kinh tế và phân công công tác quản lý kinh tế chồng chéo. Điều này tạo nên lỗ hổng để nảy sinh các loại tội phạm về kinh tế.

Lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh được công bố trên các báo điện tử cho thấy việc Trịnh Xn Thanh khơng có mặt ở Việt Nam thời gian qua để tránh bị xử lý cho thấy cơ chế chính sách pháp luật chưa đủ để có thể ngăn ngừa tội phạm kinh tế phạm tội hoặc tội phạm kinh tế vẫn có thể trốn chạy khi các cơ quan thực thi pháp luật mới có trong tay những bằng chứng bước đầu khẳng định người kinh doanh hoặc quản lý nhà nước về kinh tế có dấu hiệu phạm tội. Vụ chủ quán cà phê “Xin chào” bị khởi tố vì kinh doanh trái phép cũng vậy. Tội bán cà phê, bán phở chưa có giấy phép đến mức phải truy tố trước pháp luật khiến dư luận bức xúc trong khi một số cơ quan thực thi pháp luật ở địa phương vẫn khẳng định việc truy tố là đúng luật.

Vấn đề đặt ra là nhiều chính sách pháp luật liên quan đến cơng tác quản lý nhà nước về kinh tế và phòng chống tội phạm về kinh tế và chức vụ vẫn đang được tiếp tục bổ sung và còn sửa đổi. Hệ thống chính sách pháp luật chưa hồn thiện đầy đủ hoặc chưa có cơ chế xử lý phù hợp với hầu hết các trường hợp sẽ tạo kẽ hở để lọt tội phạm, thậm chí tạo cơ hội cho tội phạm về kinh tế và chức vụ xuất hiện. Trong những trường hợp cần thiết, các cơ quan quản lý và thực thi pháp luật lúng túng trong việc điều tra, xử lý buộc Thủ tướng Chính phủ phải trực tiếp có chỉ đạo hướng giải quyết để thống nhất trong tất cả các cơ quan thực thi pháp luật hướng giải quyết đồng bộ sự việc. Việc làm này của Thủ tướng Chính phủ tạo được uy tín làm việc

trách nhiệm, cơng tâm của một “Chính phủ liêm chính, kiến tạo”. Tuy nhiên, nếu những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần sự quan tâm, chỉ đạo điều tra, xử lý trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ xuất hiện ngày càng nhiều thì vấn đề phịng chống tội phạm kinh tế, kiểm soát mức độ gia tăng của loại tội phạm này sẽ trở nên đáng báo động. Vì thế, việc hồn thiện thể chế chính sách nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác phịng chống tội phạm kinh tế là vấn đề đặt ra hiện nay.

Trong khi đó tội phạm trong lĩnh vực kinh tế ngày càng có chiều hướng gia tăng. Sự gia tăng này thể hiện cả ở việc xuất hiện ngày càng nhiều loại hình phạm tội lẫn việc xuất hiện ngày càng nhiều những vụ án kinh tế mà mức độ sai phạm của các vụ án đều ở mức gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây thiệt hại kinh tế cho các đơn vị kinh tế, cho nhân dân. Những vụ án trong các lĩnh vực như ngân hàng, dầu khí, xây dựng, giao thơng vận tải trong những năm qua được đăng tải liên tục trên các báo điện tử đã nói lên điều đó. Từ những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng như vụ án quản lý kinh tế thiếu trách nhiệm, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ở tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ở Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại ngân hàng Cơng thương (Vietinbank) hay những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây bức xúc dư luận như việc đặt các trạm thu phí BOT ở vị trí khơng thích hợp cho đến vụ việc tập trung phản đối của người dân trong thời gian qua. Nhiều giao dịch kinh tế, người được hưởng lợi là doanh nghiệp, người hứng chịu thiệt hại khi có tranh chấp kinh tế hoặc làm ăn thua lỗ xảy ra lại là người lao động, người tiêu dùng. Nhiều chủ đầu tư các cơng trình xây dựng đã bàn giao nhà ở cho khách hàng khi nhiều hạng mục chưa hồn thiện, nhất là hạng mục đầu tư phịng chống chảy nổ. Điều này không chỉ dẫn tới thiệt hại về kinh tế mà còn dẫn đến nhiều vụ hoả hoạn gây thiệt hại về con người. Trong những năm qua nhiều công ty đa cấp tham gia thị trường và đã lừa đảo nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp dẫn đến thiệt hại về kinh tế và những hậu hoạ đằng sau việc tham gia kinh doanh đa cấp còn chưa lường hết được.

Tội phạm kinh tế gia tăng gây nên sự bức xúc trong toàn xã hội. Sự gia tăng các loại tội phạm kinh tế trong năm 2015 - 2016 đã tạo áp lực cho Chính phủ trong cơng tác phịng chống loại tội phạm kinh tế đồng thời đặt báo điện tử trước những thách thức làm thế nào để thực hiện tốt hơn nữa vai trị của báo điện tử trong cơng tác tuyên truyền, phổ biến thơng tin nhằm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi loại tội phạm nguy hiểm này trong thời gian tới.

3.1.2. Báo điện tử chịu sự cạnh tranh với các loại hình mạng xã hội về việc truyền đạt thông tin về tội phạm kinh tế truyền đạt thông tin về tội phạm kinh tế

Báo điện tử đa số chỉ đưa thông tin sau khi vụ việc đã được các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật điều tra và công bố rõ tội danh của các bị cáo. Nhiều thông tin về các nhân vật liên quan đến vụ án không được các báo điện tử khai thác do việc bảo vệ thông tin của một vụ án đang trong quá trình điều tra. Khi báo điện tử không kịp thời phản ánh dư luận về các vụ án kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như thế đã khiến cho bạn đọc báo điện tử dễ dàng tìm hiểu vụ việc qua các kênh thông tin là các mạng xã hội. Mạng xã hội, nhất là facebook, zalo, viber... ngày càng phổ biến đối với người sử dụng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thơng minh... Tuy mạng xã hội không đủ độ tin cậy, thiếu sự trung thực chính xác nhưng trong bối cảnh báo điện tử chưa kịp thời cập nhật đầy đủ thông tin về các vụ án kinh tế, các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế thì việc người dân, với sự thơi thúc của nhu cầu tìm kiếm thơng tin đã nhanh chóng tìm hiểu thơng tin từ những nguồn tin khơng chính thống, thiếu sự tin cậy. Nhiều vụ án đang trong quá trình điều tra, nhiều thơng tin chưa được cơ quan có trách nhiệm cơng bố. Báo điện tử là cơ quan báo chí chịu sự quản lý của Nhà nước, thực hiện công tác tuyên truyền thông tin theo quy định của pháp luật, khơng thể tìm hiểu và đưa tin cụ thể về những diễn biến của vụ việc cũng như đưa ra lời bình luận về những vụ án có dấu hiệu sai phạm đặc biêt nghiêm trọng như đã nói ở trên. Trong khi đó, những thơng tin về những vấn đề như vậy với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin đã tràn ngập trên các mạng xã hội, trên các blog cá nhân. Nhiều cá nhân chưa nắm rõ, chính xác về vụ việc vẫn sẵn sàng chia sẻ thơng tin khơng chính thống đang lan truyền trên mạng, thậm chí với những người có uy tín, có tên tuổi trong mơi trường học thuật, trong môi trường văn hố nghệ thuật có thể tham gia trao đổi trên các diễn đàn của mạng xã hội. Số lượt truy cập các trang mạng xã hội để tìm hiểu thơng tin về các vụ án như Trịnh Xuân Thanh, vụ việc Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, vụ Châu Thị Thu Nga lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ hợp đồng đầu tư bất động sản trong thời gian qua đã chứng tỏ điều đó.

Tất cả điều đó đang diễn ra trong khi báo điện tử khơng có thơng tin phản biện kịp thời, chưa kịp đưa ra thông tin để định hướng dư luận xã hội, chưa đưa ra thông tin để tập hợp quần chúng phản biện xã hội, dẫn dắt dư luận đến với quan điểm đúng đắn trong vấn đề điều tra, xử lý tội phạm kinh tế. Và hơn thế nữa là tạo nên phong trào đọc báo điện tử, loại bỏ những thông tin lan truyền một cách phi

chính thống trên mạng xã hội, xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, toàn dân nêu cao ý thức phòng chống tội phạm kinh tế. Đây cũng là thách thức lớn đối với báo điện tử.

3.1.3. Báo điện tử chịu sự chi phối về mặt công nghệ so với các loại hình báo chí khác trong việc đưa tin về phòng chống tội phạm kinh tế

Các báo điện tử ngoài việc chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình báo chí truyền thơng như báo in, phát thanh, truyền hình, nhất là các đài truyền hình đều có hình thức phát kênh trực tuyến thơng qua mạng internet còn phải cạnh tranh với chính những trang tin điện tử của một số tổ chức cá nhân không chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng của Nhà nước về quản lý báo chí hoặc quản lý văn hố. Nhiều trang thơng tin điện tử như thế đều có máy chủ và người điều hành ở nước ngồi, khơng chịu sự chi phối của pháp luật Việt Nam. Những thông tin khơng trải qua khâu biên tập, những bình luận khơng phải chịu trách nhiệm từ người phát ngôn được cập nhật và chia sẻ nhanh chóng trên các mạng xã hội, trên các bản tin điện tử của các cá nhân, tổ chức ở nước ngoài đã tạo nên sự nhiễu loạn thông tin. Nhiều vụ án kinh tế, nhiều chính sách pháp luật về phòng chống tội phạm kinh tế đã được các trang tin điện tử như trên xuyên tạc so với đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. Báo điện tử, do đó vừa phải đảm bảo vai trị định hướng dư luận của mình, vừa phải đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thơng tin, nhất là nhu cầu tìm hiểu thơng tin về các vụ án kinh tế đơn thuần như một nhu cầu giải trí của số đơng bạn đọc báo điện tử.

Ở nước ta hiện nay, sự tồn tại đôi khi khá nhập nhèm của một số trang tin điện tử với số lượng tin - bài giật gân, câu khách, dễ dãi và thiếu cân nhắc, khai thác lại của nhau, thậm chí khai thác và sửa chữa theo ý mình, đã khiến nhiều bạn đọc mất niềm tin ở một số trang báo, trang tin điện tử. Hơn nữa, với số lượng tin - bài được cập nhật hàng giờ, nhiều báo điện tử rơi vào tình trạng xuất bản ẩu. Tình trạng đua nhau đưa tin trước, đưa tin giật gân, câu khách mà một số báo mạng và trang tin có xu hướng chụp giật thơng tin, khơng kiểm chứng, nội dung sai lạc. Lỗi chính tả nhiều, tiếng Việt bị méo mó, khơng ít bài có nội dung xun tạc, đặt "tít" sai lệch hẳn so với nội dung tin - bài, chạy theo loại tin - bài để câu view... Điều này người đọc bày tỏ sự khó chịu bằng các bình luận (comment) phản đối trên chính các trang báo đó. Tình trạng trên khơng mới, đã bị cảnh báo, song xuất hiện ngày càng nhiều với những chiêu trị ngày càng đa dạng với mục đích tăng lượng người đọc. Chính những cách làm theo kiểu "ăn xổi" như thế, một số trang báo, trang tin điện tử đã và đang đánh mất uy tín trước độc giả.

So với các loại hình báo chí truyền thơng khác, bạn đọc của báo điện tử tuy tăng nhanh về số lượng trong những năm qua nhưng lại chịu sự chi phối của công nghệ rất rõ rệt. Khơng phải ai cũng có đủ điều kiện sắm máy tính bảng, điện thoại thơng minh, lắp đặt hệ thống đường truyền internet và trả cước dịch vụ để có thể thường xuyên đọc báo điện tử. Đó là chưa kể việc đọc báo điện tử ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người dùng. Do đó, với những người có tuổi hoặc chưa có điều kiện cập nhật kiến thức về cơng nghệ thơng tin, họ khơng có nhu cầu đọc báo điện tử. Con số này trong trong xã hội hiện đại không phải là hiếm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của báo điện tử với hoạt động chỉ đạo, điều hành của thủ tướng chính phủ về phòng chống tội phạm kinh tế (nghiên cứu giai đoạn 2015 2016) (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)