1.5.1 .3Ngân hàng DBS Group Holdings
2.1 Khái quát về ngân hàng CommonwealthBank of Australia – chi nhánh TP.
HCM
2.1.1 Sơ lược về tập đoàn Commonwealth Bank of Australia
Trong giai đoạn từ năm 1817-1911 là sự bùng nổ trong kinh doanh ngân hàng. Ở giai đoạn này, chưa có sự xuất hiện của ngân hàng trung ương. Mỗi ngân hàng tự tồn tại hoặc đóng cửa tùy thuộc vào uy tín của mình.
Năm 1911, chính phủ Úc đã đưa ra quyết định thành lập ngân hàng Commonwealth với chức năng thông thường của ngân hàng thương mại.
Năm 1924 - 1945, ngân hàng Commonwealth được trao quyền tham gia các hoạt động của một ngân hàng trung ương như phát hành tiền, hoạt động kiểm soát ngoại hối, kiểm soát hệ thống ngân hàng.
Năm 1951 ngân hàng Commonwealth được chuyển giao cho ngân hàng mới thành lập, ngân hàng Dự trữ của Úc. Theo đó, chức năng ngân hàng thương mại và tiết kiệm tiếp tục được ngân hàng Commonwealth duy trì và ngày càng phát triển trên bình diện quốc tế với các hoạt động đầu tư và mở rộng nghiệp vụ tại các nước Úc, Tân Tây Lan, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
2.1.2 Giới thiệu về ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – chi nhánh TP.HCM HCM
2.1.2.1 Lược sử hình thành
Ngày 07/08/2008, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – chi nhánh TP. HCM thành lập chi nhánh đầu tiên hoạt động kinh doanh tại TP. HCM theo giấy phép hoạt động số 03/GP-NHNN ngày 8/1/2008 do NHNN Việt Nam cấp với thời hạn hiệu lực là 99 năm. Năm tài chính của CBAVN bắt đầu từ ngày 01/07 và kết thúc vào ngày 30/06 hàng năm.
40,000 40,000 28,000 30,000 24,000 15,000 20,000 Qui mô vốn 10,000 0 2008 2010 2011 2014
CBAVN tập trung vào đối tượng khách hàng là người Việt sống tại Úc có nhu cầu gửi tiền về nước, các du học sinh Việt Nam tại Úc cần thực hiện việc chuyển tiền thanh tốn học phí, sinh hoạt phí hay khách du lịch đến Việt Nam và nghiệp vụ trao đổi thương mại giữa hai nước. Đồng thời phát huy lợi thế của tập đoàn trong lĩnh vực bán lẻ, CBAVN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tiện ích ngân hàng như tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, cho vay mua nhà, cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp, kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh tốn xuất nhập khẩu.
Qui mơ vốn của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – chi nhánh TP. HCM ngày càng tăng trưởng qua các năm:
✓ Tại thời điểm ngày 8/1/2008, theo Giấy phép hoạt động số 03/GP-NHNN, vốn điều lệ ban đầu của CBAVN là 15 triệu đô-la Mỹ.
✓ Đến ngày 22/3/2010, vốn điều lệ của CBAVN đã tăng lên 21.000.000 (Hai mươi mốt triệu) đô-la Mỹ theo Công văn số 593/QD-NHNN. Và tiếp tục tăng lên
24.000.000 (Hai mươi bốn triệu) đô-la Mỹ vào ngày 24/06/2010.
✓ Ngày 21/9/2011, sau khi được sự chấp thuận việc tăng vốn của NHNN theo văn bản số 7383/NHNN-TTGSNH, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động của CBAVN đã tăng lên 28.000.000 (Hai mươi tám triệu) đô-la Mỹ.
✓ Không chỉ dừng lại ở đó, với nhu cầu hoạt động ngày càng sâu rộng, tính từ cuối tháng 06/2014, vốn điều lệ của CBAVN hiện đạt mức 40.000.000 (Bốn mươi triệu) đô-la Mỹ.
Đvt: ngàn USD
“Nguồn: Từ tổng hợp của tác giả”
Minh chứng trên cho thấy CBAVN đã có những bước chuyển mình cùng sự đầu tư tài chính mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam đầy triển vọng và nhiều tiềm năng. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để CBAVN khơng ngừng nỗ lực đem đến cho khách hàng của mình chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao và hoàn thiện hơn.
2.1.2.2 Nghiệp vụ kinh doanh
Căn cứ theo giấy phép hoạt động số 03/GP-NHNN, các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – chi nhánh TP. HCM bao gồm:
– Huy động vốn: Nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá; vay vốn của các tổ chức tín
dụng khác và của tổ chức tín dụng nước ngoài; vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn.
– Hoạt động tín dụng: Cho vay; chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; bảo
lãnh; cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
– Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại
các tổ chức tín dụng khác; mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngồi nước, cung ứng phương tiện thanh tốn; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế; thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ; thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước quy định.
– Các hoạt động khác: Tham gia thị trường tiền tệ do NHNN tổ chức, mua bán ngoại tệ; thực hiện dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; thực hiện kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế khi được NHNN cho phép; được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng thương mại, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân theo hợp đồng; được cung ứng các dịch vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật; được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ, tư vấn đầu tư phù hợp với chức năng hoạt động của một ngân hàng thương mại; được cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
2.1.2.3 Kết quả kinh doanh
Việt Nam cũng như các quốc gia Châu Á khác, đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm. Hầu hết các ngành kinh tế đều đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tốc độ tăng trưởng và ngành ngân hàng khơng phải là ngoại lệ. Với tăng trưởng tín dụng thấp và tỷ lệ nợ xấu cao, rõ ràng các ngân hàng Việt Nam đang phải gồng mình hoạt động trong một mơi trường đầy khó khăn thách thức.
Là pháp nhân hoạt động tại Việt Nam, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia – chi nhánh TP. HCM cũng khơng nằm ngồi tình hình chung. Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến tháng 06/2013 giảm đi với các năm trước, nhưng có dấu hiệu khơi phục trở lại đến nửa đầu năm 2014.
Có một sự khác biệt giữa CBAVN so với các NHTM khác là CBAVN tổng kết năm tài chính vào tháng 6 hàng năm, nên tồn bộ số liệu sẽ được lấy theo thời gian này.
Bảng 2.1: Thu nhập và chi phí của CBAVN giai đoạn 06/2011- 06/2014
Đvt: ngàn USD
Năm
Chỉ tiêu 30/06/2011 30/06/2012 30/06/2013 30/06/2014
Thu nhập lãi 6,571.83 12,208.09 7,676.08 9,067.50 Thu từ các khoản phí & dịch vụ 594.38 780.03 888.41 1,149.44 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ 5,459.00 3,009.98 2,163.15 2,663.77
Thu nhập khác 0.37 0.49 0.81 0.43
TỔNG THU NHẬP 12,625.58 15,998.60 10,728.46 12,881.14 Chi phí lãi (4,893.02) (8,720.19) (4,258.70) (5,297.41) Chi trả phí & dịch vụ (79.91) (106.37) (143.64) (169.77) Chi phí nhân viên (3,570.53) (3,147.38) (3,046.66) (3,228.18) Chi phí khấu hao (622.18) (667.03) (800.44) (950.36) Các chi phí hoạt động khác (2,905.11) (2,774.38) (2,451.86) (2,255.98) Dự phịng rủi ro tín dụng (82.54) (183.47) (329.84) (255.73) TỔNG CHI PHÍ (12,153.29) (15,598.83) (11,031.14) (12,157.43)
Chênh lệch thu-chi 472.29 399.77 (302.68) 723.71
“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm tốn của CBAVN từ 06/2011- 06/2014”
Giai đoạn nửa cuối năm 2012 đến nửa đầu năm 2013 được đánh giá là giai đoạn khó khăn nhất kể từ khi thành lập đến nay của CBAVN, kết quả kinh doanh của ngân hàng sụt giảm đáng kể, ngân hàng chịu lỗ gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2012. Ngun nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, hàng tồn kho tăng, sức mua yếu. Hoạt động tín dụng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu tăng lên làm gia tăng chi phí dự phịng rủi ro của ngân hàng lên gần 80% so với năm 2012.
Trong năm tài chính 2013 ngoại tệ ít biến động nên tỷ lệ thu nhập từ hoạt động này giảm xuống còn xấp xỉ 20% trên tổng thu nhập. Nguồn thu nhập từ các khoản phí và dịch vụ tuy chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ khoảng 9.5%, nhưng có mức tăng ổn định và liên tục qua các năm. Điều này cho thấy hướng đi đúng trong công tác quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ tại CBAVN những năm qua.
Chi phí hoạt động vẫn cịn khá cao mặc dù ngân hàng đã thực hiện cắt giảm bớt chi phí, trong đó chí phí nhân viên chiếm tỷ trọng tương đối lớn, do đặc điểm là một chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đa số cấp quản lý của CBAVN đều là người nước ngoài, nên ngồi chi phí lương khá cao thì ngân hàng còn phải chi trả các khoản phúc lợi và đãi ngộ khác cho đội ngũ này như tiền nhà ở, xe cộ, học hành, khám chữa bệnh…dẫn đến chi phí nhân viên và chi phí hoạt động khác của ngân hàng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí. Chi phí lãi có sự tăng lên trong năm 2014, chiếm khoảng gần 44% tổng chi phí. Ngun nhân là do thị trường chứng khốn sụt giảm, thị trường bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động cịn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý, dẫn đến tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất.