Bảo quản bằng hĩa chất

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo quản và chế biến rau quả (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 39 - 40)

Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN RAU QUẢ

3.3. Các phương pháp bảo quản rau quả

3.3.4. Bảo quản bằng hĩa chất

3.3.4.1. Nguyên lý

Xử lý hĩa chất cho rau quả để kìm hãm hoạt động sinh lý, tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của sinh vật hại.

3.3.4.2. Các loại hĩa chất dùng cho rau quả a. Hĩa chất chống nảy mầm

Các chất chống nảy mầm thường được dùng là M1, M2, MH.

Chế phẩm M1 (ester metylic của α-naphtylaxetic) cĩ tác dụng ức chế sự mọc mầm của củ khoai tây (khơng cĩ khả năng diệt mầm) nên cĩ thể dùng cho cả khoai tây giống và khoai tây thương phẩm. Cĩ thể dùng dạng lỏng hịa tan trong dung mơi hữu cơ hoặc dạng bột mịn 3,5% trộn đất sét để rắc lên củ. Hơi hĩa chất sẽ bốc ra từ từ và thấm dần trên bề mặt củ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì hĩa chất bay hơi hết nên khoai lại tiếp tục mọc mầm.

MH (Maleic hydrazide) là loại hĩa chất cĩ tác dụng mạnh tại các điểm sinh trưởng của rau quả. Thường dùng ở dạng muối natri của MH-40 nồng độ 0,25% để phun lên khoai tây, hành tây, cà rốt… trước khi thu hoạch 3 - 4 tuần.

b. Hĩa chất phịng trừ bệnh hại

Xử lý hĩa chất phịng trừ bệnh hại sau thu hoạch trở nên phổ biến hơn trong khoảng 30 năm trở lại đây, đặc biệt trong việc thương mại các sản phẩm tươi như cam, chuối và nho. Mức độ xử lý phụ thuộc vào chiến lược thương mại hĩa rau quả và kiểu lây nhiễm của vi sinh vật hại. Xử lý hĩa chất phịng trừ bệnh cho rau quả phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

- Lượng xâm nhiễm ban đầu.

- Độ sâu lây nhiễm trong mơ tế bào ký chủ. - Tốc độ phát triển lây nhiễm.

34 - Nhiệt độ và độ ẩm mơi trường.

- Độ sâu hĩa chất cĩ thể thâm nhập được vào trong mơ tế bào ký chủ.

Điều quan trọng hơn cả là hĩa chất khơng được gây hại cho tế bào rau quả và là loại được phép sử dụng cho rau quả bảo quản.

Bảo quản bằng hĩa chất cĩ ưu điểm là tác dụng nhanh, triệt để, giá thành bảo quản thấp. Tuy nhiên hĩa chất cĩ thể gây độc cho con người nếu sử dụng khơng đúng phương pháp, nồng độ và liều lượng xử lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bảo quản và chế biến rau quả (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)