Hình 1.3 : Triệu chứng bệnh đốm vằn trên lúa
1.2. Bệnh do vi khuẩn
BỆNH CHÁY BÌA LÁ
* Triệu chứng
Ngồi đồng, bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn trổ, tuy nhiên cũng có khi bệnh gây hại trên mạ. Trên mạ, bìa của các lá già bên dưới có những đốm úng nước nhỏ, đốm lớn dần ra làm lá trở nên vàng và khô héo.
Trên phiến lá, vết bệnh thường bắt đầu ở cách chóp lá một khoảng, tạo các sọc dài úng nước ở một hay hai bên bìa lá, vài ngày sau, vùng bệnh biến sang màu vàng, bìa gợn sóng. Vùng bệnh phát triển dần ra, vùng mơ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô mạnh bị úng nước.
Biểu hiện của triệu chứng bệnh cịn tùy theo tính nhiễm của giống, vết bệnh có thể lan khắp phiến lá làm lá bị khô đi trong khi trên các giống hơi kháng hơn, vết bệnh có thể chỉ là những sọc vàng. Trên các vết bệnh mới, vào sáng sớm có thể thấy các giọt vi khuẩn đục hay vàng, ứa ra trên mặt lá và bị gió làm rơi vào nước ruộng.
Hạt cũng có thể bị nhiễm bệnh, vỏ hạt có đốm bị biến màu, viền úng nước nếu hạt cịn non; ở hạt già, đốm có màu xám trắng hay trắng vàng.
* Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzae * Các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của bệnh
Các khu vực dọc theo sông, các vùng trủng hay bị ngập lụt và có nhiều cỏ dại thường dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh thường có liên quan với mưa to, bão lụt, nước sâu, gió mạnh. Nhiệt độ khơng khí tương đối cao thích hợp cho bệnh phát triển. Bón quá thừa phân đạm, nhất là phun lên lá ở giai đoạn sau, hay bón thừa silicate, magnesium hay thiếu lân và kali đều làm gia tăng bệnh. Phân đạm không ảnh hưởng trên sự phát triển của từng vết bệnh, do đó, ảnh hưởng của chất đạm đến bệnh có lẽ là ảnh hưởng gián tiếp, làm gia tăng sự phát triển dinh dưỡng của cây nên làm gia tăng ẩm độ và tăng sự lây lan của bệnh.
* Biện pháp phòng trị
18 - Vệ sinh đồng ruộng
- Gieo sạ mật độ vừa phải
- Bón phân cân đối, khơng bón thừa đạm
- Phòng trị bằng thuốc hóa học hoạt chất streptomycine như: Kasumin, thuốc đặc trị Ychatot, Xanthomix
BỆNH SỌC TRONG
* Triệu chứng
Trên lá, vết bệnh lúc đầu là những sọc nằm giữa các gân lá, sọc có màu xanh úng , hẹp 0,5-1,0mm. Các sọc sau đó lớn dần ra. Khi trời ẩm, trên bề mặt vết bệnh có những giọt vi khuẩn ứa ra và sẽ khô lại tạo các gai vàng nhỏ trên các sọc bệnh. Khi có ẩm độ do mưa hay sương, vi khuẩn trong các gai này sẽ phân tán lây lan. Các sọc bệnh cũ sẽ biến màu nâu nhạt và trên các giống nhiễm thì mơ xunh quanh vùng bệnh sẽ bị biến vàng. Lá bệnh sau cùng sẽ bị nâu khô đi và đổi màu xám trắng, do có nhiều vi sinh vật hoại sinh và ở giai đoạn này rất khó phân biệt với bệnh cháy bìa lá.
* Tác nhân: Do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. oryzicola. * Phòng trị bệnh: tương tự như bệnh cháy bìa lá lúa
BỆNH VÀNG LÁ THỐI GỐC DO VI KHUẨN * Triệu chứng
Ở vụ lúa hè thu, các bệnh do vi khuẩn thường phát triển gây hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng lúa như bệnh cháy bìa lá, bệnh sọc trong và gần đây nhất là vụ hè thu 2012 bệnh thối thân đã phát triển và gây hại, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
Bệnh thường phát triển ở cổ lá, nơi phiến lá đính vào bẹ, đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn cịn xanh, bẹ mọng nước trước tiên sau đó là chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chịm. Triệu chứng đặc trưng là bẹ bị thối có màu nâu sậm, vết bệnh phát triển ra, phiến lá sẽ bị vàng, khô và rũ đi. Dần dần đốt thân, cọng thân và rễ cũng bị nhiễm và thối đi. Dùng tay kéo, chồi bệnh dễ bị tuột ra khỏi đất dễ dàng, đứt ngay gốc và ngửi thấy có mùi thối. Đốt nhiễm bệnh có màu đen. Cắt dọc cọng thân bị nhiễm sẽ thấy bên trong bị thối nâu sậm, có mùi rất khó chịu và ứa các giọt vi khuẩn ở mặt trong. Mô của các đốt trên và lá đọt bị thối nhủn. Lá đọt bị héo và hơi đổi màu, rễ ở các đốt bệnh cũng bị thối và đổi màu nâu sậm.
19
* Phịng trị bệnh:
+ Bón phân cân đối khơng bón dư thừa phân đạm
+ Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá cịn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó rải vơi bột (20-25kg vơi/1.000 m2).
+ Trường hợp ruộng lúa bị bệnh thối gốc nặng có thể kết hợp phun vơi và rải vôi, cách thực hiện như sau:
+ Phun vôi: pha vôi vào nước, để lắng trong, sau đó lấy nước trong phun trên lá với lượng 1,5 kg vơi/ bình 16 lít. Sử dụng loại vơi nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm.
+ Rải vôi: Sử dụng vôi bột (CaCo3 ), liều lượng 20-25kg/1.000 m2, để dễ thực hiện có thể phun nước vừa đủ để vơi hút ẩm hoặc trộn vôi bột với trấu ướt, mụn xơ dừa trước khi rải.
+ Sau khi xử lý khoảng 3 ngày, kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.
+ Sử dụng thuốc hóa học để phịng trừ vi khuẩn như: Anti-Xo 200WP + Kasumin 2L, Xantocin 40WP,
- Trường hợp trên ruộng xuất hiện đồng thời bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn thì có thể sử dụng cặp thuốc Roksai Super 525 SE + Physan 20L để phịng trừ bệnh đạo ơn và bệnh thối thân do vi khuẩn.
Lưu ý: Khi lúa bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối
khơng kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi đã xử lý tốt bệnh, quan sát thấy vết bệnh đã khơ hồn tồn và lúa ra rễ trắng.
BỆNH LÉP VÀNG VI KHUẨN TRÊN HẠT LÚA
* Triệu chứng: Bệnh gây hại trên bông lúa. Bệnh bắt đầu thể hiện trên bông
lúa từ giai đoạn ngậm sữa đến vào chắc. Trên bơng lúa có những nhánh gié đứng thẳng trong khi các nhánh gié khác cong xuống. Các nhánh gié mắc bệnh (đứng thẳng) có mang nhiều hạt bị lép, nhưng vỏ trấu vẫn giữ máu sắc bình thường, khơng bị lem, bơng lúa chín, vỏ trấu của các hạt lép này vẫn có màu vàng.
Bệnh thối thân có thể bộc phát thành dịch và gây hại nghiêm trọng nếu ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, bị phèn, mặn, nhiễm rầy nâu hoặc nhiễm bệnh đạo ôn.
* Tác nhân: Tách vỏ trấu của hạt lép vàng quan sát phôi nhủ hạt lúa: Nếu
20
khơng có vết bệnh: bệnh có thể do nấm Gibberella fujikuroi (Fusarium moniliform) (gây bệnh lúa von) xâm nhiễm ở giai đoạn muộn gây ra
* Phòng trị bệnh
+ Bón phân cân đối khơng bón dư thừa phân đạm
+ Khi thấy có vài cây mới bị bệnh (cây héo, lá cịn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối) phải tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt sau đó rải vơi bột (20-25kg vôi/1.000 m2).
+ Trường hợp ruộng lúa bị bệnh thối gốc nặng có thể kết hợp phun vơi và rải vôi, cách thực hiện như sau:
+ Phun vơi: hàm lượng 1,5 kg vơi/ bình 16 lít. Pha vơi bột vào nước, sau đó để lắng trong và lấy nước trong phun trên lá. Sử dụng loại vôi nung (CaO), phun nước vào để vơi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm.
+ Rải vôi: Sử dụng vôi bột (CaCo3 ), liều lượng 20-25kg/1.000 m2, để dễ thực hiện có thể phun nước vừa đủ để vôi hút ẩm hoặc trộn vôi bột với trấu ướt, mụn xơ dừa trước khi rải.
+ Sau khi xử lý khoảng 3 ngày, kiểm tra nếu thấy rễ lúa ra trắng và lúa phát triển trở lại thì bắt đầu bón phân và chăm sóc lúa bình thường.
+ Sử dụng thuốc hóa học để phịng trừ vi khuẩn như: Anti-Xo 200WP + Kasumin 2L, Xantocin 40WP.
- Trường hợp trên ruộng xuất hiện đồng thời bệnh đạo ôn và bệnh thối thân do vi khuẩn thì có thể sử dụng cặp thuốc Roksai Super 525 SE + Physan 20L để phịng trừ bệnh đạo ơn và bệnh thối thân do vi khuẩn.
Lưu ý: Khi lúa bị bệnh phải ngưng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối
khơng kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh. Chỉ bón phân sau khi vết bệnh đã khơ hồn tồn và lúa ra rễ trắng