Biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 50 - 51)

Hình 1.3 : Triệu chứng bệnh đốm vằn trên lúa

1. Bệnh hại bắp

1.2. Biện pháp quản lý

- Vệ sinh đồng ruộng: thu dọn và thiêu đốt hoặc chôn vùi xác cây bệnh sau khi thu hoạch. cần phát hiện bệnh sớm và loại trừ các cây bệnh ra khỏi ruộng.

- Cày, phơi đất trước khi trồng vụ mới

- Trong một vùng, nên gieo trồng đồng loạt cùng thời gian và đúng mùa vụ, cây bắp sẽ tránh được thiệt hại do bệnh gây ra.

- Dùng giống kháng bệnh hoặc ít nhiễm bệnh. Chọn hạt giống tốt: nẩy mầm mạnh, đầy đặn, khô.

- Kiểm tra hạt bằng phương pháp ủ hạt để quan sát sự hiện diện của mầm bệnh. Khử hạt trước khi gieo bằng cách trộn bổ sung Ridomil Gold 68WG liều lượng 15g/kg hạt giống một ngày trước khi gieo để ngăn ngừa bệnh sọc lá.

- Bón phân cân đối, khơng bón thừa đạm.

- Hạn chế các vết thương cơ học gây ra trên cây, ngăn ngừa sâu đục thân để hạn chế các bệnh thối thân, héo rũ.

- Khi ruộng nhiễm bệnh, tuỳ theo loại bệnh xuất hiện có thể chọn phun các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, Difenoconazole hay hỗn hợp các hoạt chất (Azoxystrobin + Difenoconazole); (Difenoconazole + Propiconazole) trị các bệnh đốm lá, rỉ sắt, phun (Azoxystrobin + Difenoconazole) trị bệnh đốm vằn, thối trái. Riêng đối với bệnh sọc lá bắp (bạch tạng) là bệnh phổ biến hiện nay nên phun

42

thuốc Ridomil Gold 68WG khi bệnh mới xuất hiện. Những vùng áp lực bệnh nặng nên phun 7-10 ngày và 20-25 ngày sau khi gieo, phun kỹ đều 2 mặt lá.

- Sau thu hoạch nên cày phơi đất kết hợp rải vôi bột 500 kg/ha để hạn chế mầm bệnh lưu tồn.

- Luân canh bắp với lúa, cây họ cà, rau để hạn chế bệnh lưu tồn và lây lan.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)