Hình 1.3 : Triệu chứng bệnh đốm vằn trên lúa
2. Bệnh hại cây đậu
2.1. Các bệnh hại phổ biến
BỆNH HÉO CÂY CON (Rhizoctonia rot, damping off)
* Triệu chứng
Bệnh có thể tấn cơng suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
- Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn cịn xanh tươi, sau đó lá mới héo. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
- Cây trưởng thành: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra. Lá héo khơ rồi rụng dần.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ
* Tác nhân
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn
BỆNH RỈ
* Triệu chứng
Lá, thân và trái đều bị nhiễm bệnh, nhưng bệnh xuất hiện chủ yếu trên các lá già. Trên lá, vết bệnh mới xuất hiện là những đốm trịn nhỏ, có nhiều màu sắc khác nhau: xanh nhạt, vàng nhạt, nâu vàng hoặc nâu xám, lấm tấm như đầu kim, rải rác đều trên mặt lá. Sau đó, vết bệnh phát triển rộng ra khoảng 1mm, có dạng trịn hoặc dạng có góc cạnh hoặc bất dạng, có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ như màu rỉ sắt hoặc nâu đen. Đặc tính về màu sắc và kích thước vết bệnh thường thay đổi khác nhau, chủ yếu là do khả năng gây bệnh của nấm, giống đậu nành và điều kiện thời tiết. Triệu chứng đặc biệt là vết bệnh nhô lên ở hai mặt lá, thường nhô cao ở mặt dưới lá. Đây là do đặc tính thích nghi mơi trường của nấm bệnh: ở mặt
43
dưới của lá có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp cho nấm phát triển, ngồi ra, mưa và ánh nắng gay gắt cũng không ảnh hưởng trực tiếp như ở mặt trên của lá. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau, làm cho lá bị khô cháy từng mãng hoặc cả lá, lá rụng nhiều, cây mất dần khả năng quang hợp. Bệnh nặng vào giai đoạn cây chưa ra hoa, kết trái, sẽ làm thất thu hoàn toàn.
* Tác nhân: do nấm: - Phakopsora pachyrhizi Sydow
- Phakopsora sojae Sawada - Uromyces sojae Sydow
Nấm gây bệnh thuộc lớp Nấm Đãm (Basidiomycetes). Trên đồng ruộng tại Đồng bằng Sông Cửu Long, nấm gây bệnh thường ở dạng sinh sản vơ tính, thường gặp nhất là các hạ bào tử (uredospores), chúng tập hợp lại thành các hạ bào quần (uredosores) dưới lớp biểu bì lá, sau đó, nhơ lên khỏi bề mặt lá.
BỆNH ĐỐM PHẤN (Downy mildew)
Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ờ đồng bằng sơng Cửu Long, bệnh thường nặng vào vụ hè-thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ đơng-xn. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh nầy phát triển.
* Triệu chứng
Bệnh tấn công chủ yếu trên lá, trái và hạt cũng bị nhiễm khi bệnh nặng. Đầu tiên, mặt trên lá có những đốm nhỏ màu vàng hoặc xanh nhạt, mặt dưới lá có những cụm nấm giống như phấn màu trắng xám. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu xám sậm hoặc nâu sậm, lá khô và rụng sớm. Nấm bệnh cũng có khả năng xâm nhập vào lớp vỏ trái rồi vào hạt. Hạt bị phủ bởi một lớp bụi trắng với nhiều bào tử noãn. Bệnh nặng, trái và hạt không phát triển.
* Tác nhân
- Do nấm Peronospora manshurica (Naumov) Sydow
BỆNH CHÁY NHŨN LÁ
* Triệu chứng
Lá mới bị nhiễm bệnh sẽ biến màu như bị nhúng vào nước sơi, có những đốm to màu xanh nâu. Sau đó, lá trở nên nhũn nước và rũ xuống, bề mặt lá có nhiều sợi nấm trắng làm cho lá kết dính với các lá khác và với các cành, thân, trái bên dưới, làm cho các bộ phận này bị nhiễm bệnh. Lá dần cháy khơ. Cành, thân, trái cũng có những vết nâu và cháy khơ. Dấu hiệu nổi bật của bệnh nầy là có sự
44
xuất hiện của các sợi nấm và hạch nấm trên các bộ phận bị bệnh. Bệnh nặng làm lá, cành, trái rụng sớm, cây sinh trưởng kém.
* Tác nhân: do nấm Rhizoctonia solani Kuhn
Đây là loại nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Trên lá, thân, cành và trái của các cây bệnh có nhiều sợi nấm trắng hoặc nâu và hạch nấm được hình thành trên đó. Khi mới được thành lập, hạch nấm có màu trắng; sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen. Hạch nấm có hình dạng và kích thước rất thay đổi. Chúng có dạng trịn hoặc bầu dục nhưng mặt bám vào cây thì dẹt, có đường kính: 1-4 mm. Bề mặt của hạch nấm có nhiều lổ nhỏ như tổ ong, có chất dịch màu nâu vàng đọng lại ở hạch còn non.
BỆNH ĐỐM NÂU
* Triệu chứng
Trên diệp tiêu có đốm nâu nhỏ, sau đó bệnh tấn cơng vào lá. Trên lá, lúc đầu đốm bệnh màu đỏ nâu với viền xanh nhạt, có dạng góc cạnh do bị giới hạn bởi các mạch dẫn truyền (các gân nhỏ trên lá), đốm chỉ lớn độ vài mm. Về sau, các đốm bệnh lan rộng và có thể liên kết lại làm lá bị cháy từng mãng lớn, cháy nâu rồi rụng. Thân và trái cũng có các đốm nâu với kích thước và hình dạng rất thay đổi. Ở giai đoạn sau cuả bệnh, đốm có màu nâu đậm và trên đốm có các hạt màu nâu nhạt, nhỏ li ti. Đó là các túi đài (pycnidia) của nấm bệnh.
* Tác nhân: do nấm Septoria glycines Hemmi
BỆNH ĐỐM MẮT ẾCH
* Triệu chứng
- Trên lá: đốm bệnh có dạng mắt ếch. Đốm có màu nâu hơi đỏ với viền hẹp rõ nét, giữa đốm có màu trắng hoặc màu xám tro. Dấu hiệu tiêu biểu của bệnh là giữa đốm có những chùm đính bào đài màu xám đậm. Ở những giống dài ngày, phiến lá dễ bị hủy hoại, lá rụng sớm, làm thất thu lớn.
- Trên thân: lúc đầu, đốm bệnh có màu đỏ với viền đen. Sau đó, giữa đốm có màu xám tro và viền chuyển sang màu đỏ. Đốm bệnh trên thân cây ít xuất hiện như đốm bệnh ở lá và chỉ hiện diện khi hạt đang giai đoạn chín. Trái và hạt cũng có thể bị nhiễm bệnh cùng lúc.
- Trên hạt: bệnh nhẹ thì đốm bệnh là đốm nhỏ xuất hiện rải rác và khơng rõ; bệnh nặng thì đốm phát triển đầy trên vỏ hạt, thay đổi từ màu hồng hoặc tím nhạt sang tím đỏ hoặc tím đậm, tạo thành các đường vân trên vỏ hạt, thường xuất phát từ tể hạt. Sau đó, vỏ hạt bị răn nứt, hạt nhỏ và bị méo mó. Hạt thường khơng
45
nẩy mầm, nếu còn nẩy mầm được, nấm bệnh sẽ lan qua rễ và diệp tiêu. Diệp tiêu cong lại, có màu nâu đỏ và chết khô.
* Tác nhân: do nấm Cercospora sojina Hara (Cercospora diazu Miura)
BỆNH THÁN THƯ
* Triệu chứng
Bệnh tấn công trên nhiều bộ phận của cây: lá, thân, trái và hạt. Trên lá: đốm bệnh màu nâu đỏ, sau đó có màu trắng xám, xuất hiện ở gân lá.
- Trên thân: đốm bệnh có màu trắng xám.
- Trên trái: lúc đầu, đốm bệnh có màu nâu đỏ, sau đó có màu trắng xám hoặc màu nâu đen. Đốm bệnh lan rộng làm trái phát triển không đều đặn, khô và xoắn lại
- Trên hạt: diệp tiêu có những đốm cháy nâu, nấm bệnh sẽ tấn công vào thân cây . Hạt giống bị nhiễm nặng thì cây con thường bị chết trước khi mầm nhô khỏi mặt đất. Đặc biệt, ở giai đoạn sau của bệnh, trên đốm bệnh có những chấm đen rồi kết thành các vòng khoen đồng tâm trên dốm bệnh.
* Tác nhân do nhiều loài nấm Colletotrichum. Bệnh cũng do loài nấm Gloeosporium sp.
BỆNH HÉO RŨ
* Triệu chứng
Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. Các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng, cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mơ dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.
* Tác nhân
Bệnh do nấm Fusarium orthoceras Appel & Wr., F. oxysporum f. sp.
glycines. Đính bào tử cuả nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia)
và đại đính bào tử (macroconidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước. Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẻn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá héo cây, ngồi ra, nấm cịn tiết độc chất hại cây.
BỆNH CHẤM ĐỎ LÁ
46
Bệnh xảy ra trên lá, thân, cành và trái, chủ yếu là trên lá.
- Trên lá: vết bệnh là những đốm nhỏ 1-2 mm, có góc cạnh hay bất dạng, màu xanh hơi vàng với tâm màu nâu đỏ. Mô tế bào ở giữa đốm bệnh phồng lên như bị ung thư, có một vịng hơi trũng bao quanh. Khi bệnh phát triển, trên lá có những mãng vàng hoặc nâu với các đốm nhỏ màu nâu đậm. Sau đó, các mãng nầy bị thủng rách lổ chổ, do các mụn ở giữa đốm bệnh bị khô và rụng đi. Bệnh nặng, cây rụng hết lá.
- Trên thân và cành có các sọc ngắn màu nâu đỏ. Trên trái có vết bệnh hình trịn.
* Tác nhân: do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. phaseoli (Smith) Dowson
BỆNH ĐỐM NHŨN LÁ (Bacterial blight)
* Triệu chứng
- Trên lá: có những đốm nhỏ nhũn nước, có màu vàng đến màu nâu dợt, dạng góc cạnh, xung quanh có viền nhũn nước và có quầng màu xanh hơi vàng. Tâm đốm bệnh sẽ khô và đổi sang màu nâu đỏ đến màu đen. Đốm bệnh gần giống với bệnh Chấm đỏ lá, nhưng đốm bệnh không nhô lên khỏi hai bề mặt của lá và dễ bị rách sớm làm lá bị thủng lổ chổ. Bệnh nặng làm lá rách từng mãng lớn.
- Trên thân, cuống lá và trái cũng có đốm màu nâu đỏ như ở lá. Bệnh từ trái sẽ lan vào hạt.
* Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomonas glycinea Coerp. var japonica
(Takimoto) Savulescu (P. glycinea pv. glycines). Vi khuẩn vào nhu mô bằng cách qua khí khẩu. Vi khuẩn thường lan dọc theo gân lá nên triệu chứng rách lá thường xảy ra dọc theo gân lá. Mầm bệnh lưu tồn chủ yếu trong xác cây bệnh và trong hạt.
BỆNH HÉO CÂY
* Triệu chứng
Cây con cằn cổi, điểm sinh trưởng bị chết sớm. Lá nhỏ, màu vàng, đổi màu ở bó mạch. Thân ốm yếu, trái khơng đầy hạt. Hạt bệnh trơng bên ngồi vẫn bình thường hay có màu vàng sáng do có nhiều vi khuẩn nằm bên dưới lớp vỏ hạt; đơi khi có giọt dịch nhầy màu vàng tiết ra ở tể hạt.
* Tác nhân:
47
- Do Corynebacterium sp.: cây bị lùn trầm trọng, trái không đầy hạt và bị biến dạng, cây héo.
- Do Pseudomonas solanacearum: cây lùn, héo và chết nhanh nếu bị nhiễm nặng.
BỆNH KHẢM VỎ HẠT ( Soybean mosaic, Seed coat mottle )
* Triệu chứng
Lá bị mất màu loang lỗ giống như tấm khảm. Lá nhỏ lại, phát triển khơng đều, bìa lá cong xuống làm lá biến dạng. Phiến lá bị xếp nếp nhăn nhúm, có màu loang lổ xanh nhạt và xanh đậm và thường dày hơn lá bình thường. Dọc gân lá, mơ tế bào nổi rộp lên những mụn màu xanh đậm. Triệu chứng trên lá trông gần giống triệu chứng đậu nành bị ngộ độc thuốc diệt cỏ 2-4D. Việc sử dụng bất cẩn thuốc diệt cỏ ở gần ruộng đậu, nhất là vào những ngày có gió mạnh có thể gây hại cho các ruộng đậu ở cách xa đó 30 - 60 mét. Cây lùn do các lóng thân phát triển kém. Trái và hạt phát triển chậm lại, nhất là các trái ở phần trên của cây. Trái chín chậm, hạt nhỏ, vỏ hạt bị đổi thành màu nâu nhạt và đậm không đều, từ tể hạt lan ra. Triệu chứng bệnh được biểu hiện rõ ở 18,50C. Trên 29,50C, triệu chứng sẽ ở dạng tiềm ẩn.
* Tác nhân: do virus SMV (Soybean Mosaic Virus) Soja virus 1 (Gardner
Kendrick) Smith Soja virus 1 được truyền qua hạt giống, qua côn trùng mang truyền bệnh (vectors) và có thể truyền bằng cơ học. Các vectors quan trọng nhất là: các loài rầy mềm Macrosiphum, như M. gei, M. pisi và Myzus persicae, Disaulacorthum pseudosolani. Virus thuộc loại lưu tồn không bền trong cơ thể
vectors và bị mất hoạt tính ở nhiệt độ 64-66 độ C trong 10 phút.
BỆNH KHẢM VÀNG
* Triệu chứng
Bệnh thường xuất hiện trên lá non: phiến lá có những đốm màu vàng xuất hiện loang lổ ngẩu nhiên. Dọc gân chính và giữa các gân lá, có những dãi màu vàng. Lá chỉ hơi xoăn và ít biến dạng. Bệnh nặng làm lá cuộn lại, trở nên khơ dịn, rủ xuống và đôi khi phiến lá bị nổi phồng lổ chổ. Cây phát triển chậm lại nên cây hơi lùn và có thể có dạng buội rậm (rosette) ở phần ngọn (chùn đọt).
Vào giai đoạn cuối của bệnh, các đốm vàng trên lá dần dần bị hoại thư và tạo ra nhiều đốm rỉ sắt nhỏ (rusty spots) là phần mơ chết. Các đốm rỉ nầy có dạng gần giống như bệnh rỉ, tuy nhiên, nó khơng nhơ lên khỏi bề mặt lá.
* Tác nhân: Tác nhân: do virus BYMV (Bean Yellow Mosaic Virus)
48
dịch cây bệnh và hai loài rầy mềm: Aphis tabae Seop. và Macrosiphum pisi Kalt. Virus nầy có một số dạng chun tính khác nhau, gây ra các triệu chứng bệnh khác nhau chút ít. Virus có thể chịu được độ pha lỗng 1:1000, và mất hoạt tính ở 56-600C.
2.2. Biện pháp quản lý
- Vệ sinh đồng ruộng: Đất được sửa soạn kỹ, nên phơi đất để diệt bớt nguồn bệnh hoặc khử đất bằng thuốc trừ nấm. Sau vụ mùa và trước khi canh tác, nên gom các xác bả cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã nhiễm bệnh nặng
- Dùng giống kháng bệnh, giống rõ nguồn gốc, nên chọn hạt giống đầy đặn, không chọn giống từ ruộng nhiễm bệnh. Khử hạt trước khi gieo
- Chọn thời vụ thích hợp, tăng cường bón thêm phân P và K. Áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh đồng ruộng, không nên trồng đậu sau vụ lúa bị nhiễm bệnh đốm vằn và không tủ đậu bằng rơm lúa nhiễm bệnh đốm vằn
- Kỹ thuật canh tác: đảm bảo mật độ gieo sạ thích hợp theo từng vùng canh tác, gieo sạ dày sẽ tạo điều kiện vi khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển; ngược lại, gieo sạ thưa thì cỏ dại sẽ phát triển mạnh.
- Nước tưới: Áp dụng chế độ nước tưới đầy đủ, không để ruộng bị khô hạn hoặc bị úng nước. Bảo đảm nguồn nước tưới khơng chứa mầm bệnh.
- Phân bón: Bón phân đầy đủ và cân đối, khơng bón qúa nhiều phân N, tăng cường phân P và K cho những ruộng thường xuyên bị nhiễm nặng.
- Phun thuốc: Khi bệnh chớm xuất hiện, tuỳ theo loại bệnh phun các thuốc có các hoạt chất Hexaconazole; Azoxystrobin; Difenoconazole; hay các hỗn hợp (Azoxystrobin + Difenoconazole) (Mandipropamid + Chlorothalonil) trị các bệnh thán thư, đốm lá. Có thể phịng và trị bệnh lỡ cổ rễ, cháy nhũn lá bằng thuốc đặc trị Validamycine. Phun thuốc diệt côn trùng ngừa bệnh do virus gây hại.