Bệnh hại cây mè

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 57 - 62)

Hình 1.3 : Triệu chứng bệnh đốm vằn trên lúa

3. Bệnh hại cây mè

3.1. Các bệnh hại phổ biến BỆNH HÉO VÀNG BỆNH HÉO VÀNG

* Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên thân, hiện tượng thường có màu nâu nằm phần dưới gốc thân, bệnh có thể nằm theo chiều dọc thân làm cây sinh trưởng kém, các lá trở nên vàng, rộng dần từ dưới lên trên, bệnh nặnglàm toàn thân bị héo vàng. nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 30 – 350C, nấm có thể tồn tại trên

49

tàn dư cây trồng, hạt giống và ký chủ phụ trên đồng ruộng ở hai dạng là bào tử và khuẩn ty.

* Tác nhân: Do nấm Fusarium oxysporium

Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 30 - 350C, nấm có thể tồn tại trên tàn dư cây trồng, hạt giống và ký chủ phụ trên đồng ruộng ở hai dạng là bào tử và khuẩn ty.

* Phòng trị bệnh: Thu dọn tàn dư cây trồng dọn cỏ dại và các loại ký chủ

phụ khác. Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh. Phát hiện sớm cây bị bệnh và sử dụng các loại thuốc để phòng trừ như Anvil, Derosal

BỆNH THÁN THƯ

* Triệu chứng: Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân và lá. Vết bệnh đầu tiên

xuất hiện có màu xanh đục, sau đó chuyển sang màu nâu đen, hình trịn có thể ăn sâu vào cành và thân tạo thành những vết nứt, bệnh phát triển theo chiều dọc của thân. Bệnh ít xuất hiện trên lá, nhưng các lá ở trên cây bị bệnh cũng chuyển sang màu sáng và sau đó rụng. Khi bệnh nặng những đốm đen có thể phát triển theo chiều dọc của thân hoặc phân bố xen kẽ giữa nhưng phần mô khỏe trên thân hoặc cành) khi bệnh nặng làm cho nụ quả cũng bị bệnh. Thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, nấm bệnh tồn tại trên hạt giống ở dạng bào tử.

* Tác nhân: Do nấm Colletotrichum gây hại

BỆNH LỠ CỔ RỄ

* Triệu chứng:

Bệnh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con, vết bệnh thường xuất hiện nơi tiếp giáp với mặt đất, vết bệnh có màu xanh tái, sau chuyển màu nâu và lan rộng quanh gốc, làm gốc teo lại, cây héo và chết. Lúc đầu một vài cây bị bệnh, sau lan rộng làm chết từng chòm.

* Tác nhân:

Do nấm Rhizoctonia gây hại. Nấm bệnh phát triển thích hợp ở điều kiện nhiệt

độ khoảng 30oC. Sợi nấm và hạch nấm lưu tồn trong đất và lây lan sang vụ sau.

BỆNH VIRUS

Đây là bệnh quan trọng khi trồng mè, do rầy xanh, bọ trĩ, rầy mềm... truyền virus làm lá có màu vàng xanh lổ chổ, bị xoắn và biến dạng. Bệnh không trị được nên phải diệt tác nhân truyền bệnh.

50

* Triệu chứng

Phyllody là một loại bệnh nghiêm trọng và phổ biến trên cây mè có triệu chứng là hiện tượng phát hoa, phát triển thân lá và mọc đầy hoa, lóng ngắn, lá nhiều và nhỏ hơn, các cơ quan hoa bất thường, cịi cọc tồn thân, hoại tử lá và suy giảm cây trồng. Đôi khi những triệu chứng này đi kèm với vàng, nứt vỏ hạt, hạt nảy mầm trong vỏ nang và hình thành dịch tiết sẫm màu trên tán lá. Đôi khi người ta cũng quan sát thấy sự phát triển của đỉnh chồi.

* Tác nhân: Bệnh do Phytoplasma gây hại

3.2. Biện pháp quản lý

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại, lên luống mè phải cao, thoát nước nhanh khi mưa to.

- Bố trí thời vụ thích hợp,

- Mật độ trồng thích hợp, xử lý hạt giống trước khi gieo - Bón phân cân đối NPK

- Phun thuốc phịng trị cơn trùng ngừa bệnh do virus và Phytoplasma - Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh.

- Phun thuốc ngừa để hạn chế bệnh. - Luân canh cây trồng khác

4. Thực hành

4.1. Chẩn đoán bệnh hại bắp Dụng cụ - vật liệu Dụng cụ - vật liệu

- Mẫu bệnh khô và tươi của các triệu chứng bệnh hại bắp. - Kính hiển vi

- Kéo, kẹp, viết lơng kim, lưỡi lam, đèn cồn, giấy lọc, nước cất tiệt trùng, cốc thủy tinh, cồn 70 và 96, giấy vệ sinh, bình xịt tay

Các bước thực hiện: Sinh viên quan sát các triệu chứng bệnh được ghi chú

trên mẫu vật và tươi được trang bị

Bước 1: Quan sát đặc điểm triệuc hứng của các mẫu bệnh hại bắp, xem những nét đặc trưng của triệu chứng để xác định loại bệnh hại

Bước 2: Tìm tác nhân gây bệnh. Thực hiện tiêu bản để quan sát tác nhân gây bệnh bằng cách dùng dao phẫu thuật hoặc kim mũi giáo cạo nhẹ trên bề mặt

51

vết bệnh và cho vào giọt cotton blue hoặc toluidin, đậy lamelle sao cho dịch tràn đều và hạn chế bọt khí. Quan sát bào tử dưới kính hiển vi ở vật kính X10 hoặc X40. Vẽ hình tác nhân gây bệnh

Trình bày kết quả: Vẽ hình các triệu chứng bệnh trên bắp, cho biết tác nhân

gây bệnh của từng loại. Cho biết trên từng bộ phận có những bệnh nào. Lập bảng tổng hợp các loại bệnh trên bắp

Bộ phận bệnh

Đặc điểm triệu chứng – vẽ hình

Tác nhân Vẽ hình bào tử, ổ nấm

- Phân biệt các triệu chứng đốm lá, thán thư, rỉ sắt

4.2. Chẩn đoán bệnh hại đậu Dụng cụ - vật liệu

- Mẫu bệnh khô và tươi của các triệu chứng bệnh hại đậu. - Kính hiển vi

- Kéo, kẹp, viết lông kim, lưỡi lam, đèn cồn, giấy lọc, nước cất tiệt trùng, cốc thủy tinh, cồn 70 và 96, giấy vệ sinh, bình xịt tay

Các bước thực hiện: Sinh viên quan sát các triệu chứng bệnh được ghi chú

trên mẫu vật và tươi được trang bị

Bước 1: Quan sát đặc điểm triệuc hứng của các mẫu bệnh hại đậu, xem những nét đặc trưng của triệu chứng để xác định loại bệnh hại

Bước 2: Tìm tác nhân gây bệnh. Thực hiện tiêu bản để quan sát tác nhân gây bệnh bằng cách dùng dao phẫu thuật hoặc kim mũi giáo cạo nhẹ trên bề mặt vết bệnh và cho vào giọt cotton blue hoặc toluidin, đậy lamelle sao cho dịch tràn đều và hạn chế bọt khí. Quan sát bào tử dưới kính hiển vi ở vật kính X10 hoặc X40. Vẽ hình tác nhân gây bệnh

52

Trình bày kết quả: Vẽ hình các triệu chứng bệnh trên cây đậu, cho biết tác

nhân gây bệnh của từng loại. Cho biết trên từng bộ phận có những bệnh nào. Lập bảng tổng hợp các loại bệnh trên đậu

Bộ phận bệnh

Đặc điểm triệu chứng – vẽ hình

Tác nhân Vẽ hình bào tử, ổ nấm

- Phân biệt các triệu chứng đốm lá, thán thư, rỉ sắt trên cây đậu

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kể tên các loại bệnh hại trên cây bắp

2. Mô tả đặc điểm triệu chứng của bệnh bạch tạng trên bắp 3. Mô tả triệu chứng các loại bệnh hại trên cây đậu

4. Mô tả triệu chứng các loại bệnh hại trên cây mè 5. Nêu biện pháp quản lý bệnh bạch tạng trên bắp

53

CHƯƠNG 3 BỆNH HẠI CÂY RAU

MH19-03 Giới thiệu

Chương học trình bày về một triệu chứng số bệnh phổ biến trên cây rau cải, bầu bí dưa và cây họ cà và biện pháp quản lý bệnh trên các loại cây này.

Mục tiêu

Kiến thức:

+ Trình bày được triệu chứng và tác nhân gây bệnh trên cây rau Kỹ năng:

+ Chẩn đoán bệnh hại cây rau

+ Áp dụng các biện pháp quản lý bệnh hại cây rau

Năng lực tự chủ và trách nhiệm Có thể thực hiện việc nhận dạng đúng một số bệnh phổ biến trên các loại rau và có thể vận dụng biện pháp phịng trị hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)