Bệnh hại hoa cúc

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 87 - 93)

Hình 3.5 : Triệu chứng chùn đọt trên dưa hấu

2. Bệnh hại hoa cúc

2.1. Các bệnh phổ biến

BỆNH ĐỐM ĐEN

* Triệu chứng

Bệnh đốm đen trên cúc là một trong các bệnh phổ biến, bệnh thường gây hại nặng vào đầu mùa mưa trên cây Cúc Đài Loan. Vết bệnh từ mép lá, chóp lá lan vào trong phiến lá, đôi khi vết bệnh kéo dài dọc theo mép lá. Vết bệnh thường có hình trịn, bán nguyệt hay bất định có màu nâu xám hoặc nâu đen, về sau vết bệnh chuyển sang màu đen, đây là dạng triệu chứng đặc trưng của bệnh đốm đen. Tâm vết bệnh có màu xám trắng, hơi lõm xuống, mơ bệnh rất dễ rách. Các vết bệnh thường liên kết lại thành những mảng lớn làm lá vàng, thối và dễ rụng.

Khi thời tiết ẩm ướt vết bệnh thường bị nhũn nước, thời tiết khô làm lá khô rách ở phần mô bệnh. Bệnh phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 22-26 ° C và

79

ẩm độ trên 85 % và ban đêm có nhiều giọt nước đọng lại trên lá tạo điều kiện thuận lợi cho bào tử mọc mầm và xâm nhiễm. Điều kiện trồng dầy, các chậu để q gần nhau khơng thơng thống hoặc sử dụng nhiều phân đạm cũng giúp bệnh phát triển mạnh.

* Tác nhân: Bệnh do nấm Curvularia sp. gây ra

BỆNH ĐỐM LÁ CERCOSPORA

* Triệu chứng

Bệnh tấn công trên Cúc Đồng Tiền, Cúc Đài Loan và Cúc Tiger. Bộ phận bị gây hại chủ yếu là lá. Triệu chứng bệnh cũng khác nhau trên các giống cúc.

Trên Cúc Đồng Tiền, vết bệnh ban đầu là những chấm trịn rất nhỏ, sau đó phát triển rộng ra thành các đốm hình trịn hoặc gần trịn, thường có vân đồng tâm rõ nét, tâm vết bệnh có màu xám trắng trơng giống như hình mắt ếch, xung quanh vết bệnh thường có viền dầy màu tím sậm. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh, kích thước vết bệnh 6-10 mm. Màu sắc vết bệnh rất đa dạng như nâu, đen, xám, trắng,... và lá thường bị rách ở phần mô bệnh.

Trên Cúc Tiger và Cúc Đài Loan, vết bệnh thường có hình trịn, màu nâu nhạt đến nâu đen, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, tâm vết bệnh có hình trịn hoặc bầu dục màu xám trắng. Đường kính vết bệnh rất biến động, trung bình 2-7 mm. Khi thời tiết khô, phần mô bệnh thường bị rách.

Bệnh do nấm Cercospora sp. gây ra

BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA

* Triệu chứng

Bệnh thường xuất hiện ở phần chóp lá hoặc rìa lá, sau đó lan rộng vào trong phiến lá hoặc hai bên mép lá và kéo dài đến gần cuống lá, đôi khi bệnh cũng xuất hiện ở giữa phiến lá. Ở giữa phiến lá vết bệnh khi mới xuất hiện là những chấm nhỏ màu nâu đậm, sau đó vết bệnh tiếp tục phát triển rộng ra có dạng trịn hoặc gần trịn, màu nâu hoặc nâu đỏ, viền ngồi vết bệnh có màu nâu đen. Ở chóp lá và hai bên mép lá, vết bệnh khơng có hình dạng nhất định, màu nâu đỏ hay nâu nhạt, viền vết bệnh có màu nâu đậm hơn. Triệu chứng bệnh rất dể nhầm lẫn với bệnh cháy lá do nấm Pestalotia. Tuy nhiên, có thể phân biệt dựa vào đường viền vết bệnh và quầng vàng xung quanh vết bệnh. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản vơ tính gây hại đường viền thường không rõ ràng và phân biệt dễ dàng ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe. Triệu chứng bệnh do nấm ở giai đoạn sinh sản hữu tính gây hại thường làm cho phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe xuất hiện hai đường viền màu sậm (đường viền đôi) chạy song song và dọc theo

80

vết bệnh, đồng thời phần mô bệnh giữa hai đường viền này nhạt màu hơn so với phần mô bệnh ở hai bên mép lá. Trên bề mặt mô bệnh quan sát thấy nhiều chấm đen nhỏ tập hợp lại thành từng cụm đó là ổ nấm (Pycnidia) của nấm gây bệnh.

Bệnh thường xuất hiện và gây hại rất nặng. các lá già bên dưới và lây lan rất nhanh sang các lá lân cận, khi điều kiện thời tiết ẩm ướt, bệnh gây hại nặng sẽ làm lá cháy khô thành từng mảng lớn, cong lại nhưng khơng rách nát và vẫn cịn dính trên cành.

* Tác nhân: Bệnh đốm lá do nấm Phyllosticta

BỆNH CHÁY LÁ PESTALOTIA

* Triệu chứng

Bệnh cháy lá Pestalotia thường gây hại trên Cúc Đồng Tiền và Cúc Mâm

Xôi. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá, vết bệnh thường bắt đầu ở 2 mép lá. Ban đầu, vết bệnh có hình trịn, gần trịn hay bầu dục, đơi khi bất dạng, màu xám nâu hoặc nâu. Kích thước vết bệnh trung bình 2-10 mm. Về sau, các vết bệnh liên kết lại với nhau thành mảng lớn, làm lá cháy khô và rụng. Triệu chứng thể hiện rất rõ trên cây Cúc Mâm Xôi. Khi cây bị bệnh nặng, các lá ở gần gốc rụng rất nhanh chỉ còn lại các lá bên trên.

* Tác nhân:

Bệnh được xác định do nấm Pestalotia sp. gây ra

BỆNH THÓI HẠCH

* Triệu chứng

Bệnh thối hạch hay thối gốc cũng là một trong các bệnh quan trọng trên cúc ở một vài địa phương. Bệnh được ghi nhận gây hại trên cây Cúc Đồng Tiền và Cúc Tiger. Bệnh tấn công chủ yếu ở rễ và thần. Triệu chứng bệnh đôi khi dễ nhầm lẫn với triệu chứng bệnh héo rũ do nấm Fusarium gây ra như hiện tượng chết nhánh hoặc chết cả cây. Tuy nhiên có thể phân biệt được là thân hoặc gốc cây bệnh có hiện diện nhiều sợi nấm phát triển như bơng và hạch nấm hình cầu trơn láng. Trên Cúc Đồng Tiền, bệnh phát sinh từ rễ, sau đó phát triển nhanh làm cho thân bị thối nâu. Bệnh tiếp tục lan dần lên phần cuống lá và cuối cùng là thối tồn cây. Phần mơ cây bị bệnh thối mềm rất nhanh, không mùi. Trên các Tiger, bệnh gây hại cả rễ, gốc, thân và cành, làm chết dần từng nhánh. Ở phần thân và rễ bị bệnh, lớp biểu bì bị thối nhũn và bong ra, chỉ còn lại phần gỗ. Khi thời tiết ẩm ướt, trên vết bệnh phủ đầy lớp tơ nấm màu trắng trông giống như bơng gịn, quan sát dưới gốc cây và trên vết bệnh thấy có nhiều hạch nấm hình cầu, trơn láng, màu trắng khi mới hình thành và chuyển dần sang màu vàng nâu hoặc nâu sậm.

81

* Tác nhân:

Bệnh do nấm Sclerotium sp. gây ra

BỆNH CHẾT CÂY

* Triệu chứng

Bệnh chết cây là một trong những bệnh quan trọng trên cúc và được ghi nhận hiện diện ở nhiều địa phương trong nước và đặc biệt bệnh gây hại nặng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh chết cây còn được gọi là bệnh lở cổ rễ. Bệnh được ghi nhận gây hại trên nhiều giống cúc. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên gốc thân. Ở phần gốc thân sát mặt đất, mô vỏ bị thổi nấu và bong Nếu bệnh tấn cơng ở phần thân chính sẽ làm chết cả cây, bệnh tấn công ở nhánh làm khô héo và chết phần nhánh bệnh. Triệu chứng bệnh thường dễ nhầm lẫn với bệnh héo rũ do nấm

Fusarium và thổi hạch do nấm Sclerotium gây ra. Để nhận diện được bệnh cần

quan sát dưới gốc, thân có nhiều sợi nấm màu trắng hoặc nâu vàng và nhiều hạch nấm màu trắng hoặc nâu với bề mặt sần sùi xuất hiện. Khi bệnh tấn công ở phần cổ rễ sát mặt đất, vết bệnh màu xám nâu, vết bệnh lõm sâu vào thân, đồng thời rễ bị thối mềm, thân và lá bị héo và khô dần, khi nhổ lên, cây bệnh bị đứt gần gốc và thối. Do đó, một số tài liệu cịn gọi là bệnh lở cổ rễ.

* Tác nhân:

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra,

BỆNH ĐỐM LÁ PHYLLOSTICTA

* Triệu chứng

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá Cúc Tiger và Cúc Đồng Tiền. Các vết bệnh nằm rải rác ở phiến lá, mép lá và cuống lá. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, màu nâu nhạt, sau phát triển thành những đốm bất định, đơi khi gần trịn hay bầu dục, tâm màu nâu nhạt, viền dầy màu nâu sậm, đơi khi có vân đồng tâm nhưng khơng rõ nét. Các vết bệnh nằm rời rạc hoặc liên kết lại thành những mảng lớn trên lá, có thể chiếm đến 1/2 diện tích lá. Bệnh gây hại rất nặng trên Cúc Tiger, trên các lá già bệnh nặng hơn trên lá non. Bệnh tấn công và gây hại rất nặng trên những cây con (giai đoạn giâm cành).

* Tác nhân: Bệnh do nấm Phyllosticta sp. gây ra

BỆNH HÉO

* Triệu chứng

Bệnh héo rũ là một trong những bệnh quan trọng và phổ biến trên các Bệnh gây chết cây hàng loạt nếu khơng được phát hiện sớm và phịng trị kịp thời, bệnh

82

được ghi nhận gây hại trên nhiều loại cúc như Cúc Tiger Đài Loan và Cúc Mâm Xôi. Bệnh thường bắt đầu ở lá già và lan dần lên lá non. Lá ở các cành bị bệnh thường khô hoặc đen từ rìa lá hoặc chóp lá nhầm lẫn với bệnh đốm và héo rũ xuống, triệu chứng này thường rất đen trên cúc. Tuy nhiên, có thể phân biệt bằng cách quan sát phần gốc thân có những sọc nâu xuất hiện và lan rộng lên phần trên cây bệnh, đội khi hiện diện rất nhiều tơ nấm màu trắng, chẻ dọc thân cây sẽ thấy phần gỗ có màu nâu, biểu bì bị nứt, dùng tay kéo nhẹ lớp biểu bì rễ dễ dàng bị bong ra chỉ còn trơ lại phần lõi. Những nhánh bệnh bị héo, bệnh nặng sẽ gây chết cả cây,

* Tác nhân: Bệnh do nấm Fusarium oxysporium gây ra

BỆNH HÉO XANH

* Triệu chứng

Bệnh héo xanh do vi khuẩn là một trong các bệnh gây hại quan trọng và phổ biến ở vùng nhiệt đới ẩm. Bệnh gây hại trên nhiều giống cúc như Cúc Đài Loan, Cúc Tiger,... Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn cây đang tăng trưởng cho đến khi ra hoa. Khi bị bệnh, các lá non thường bị héo trước vào buổi trưa nắng và tươi lại vào buổi chiều tối. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng cây bị thiếu nước. Triệu chứng héo và chết cả cây thể hiện nhanh ở 1-2 ngày sau đó, nhưng lá vẫn cịn xanh, xuất hiện nhiều sọc nâu trên thân sát mặt đất, khi chẻ dọc thân cây sẽ thấy mô bị chuyển sang màu nâu, cắt dọc thân cây bị bệnh và cho vào nước trong, vi khuẩn sẽ tuôn ra từ mạch dẫn và làm cho nước trở nên đục.

* Tác nhân: Bệnh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum,

BỆNH RI

* Triệu chứng

Bệnh rỉ trên các được phân thành 2 loại là rỉ trắng và rỉ nâu hay rỉ đen, là một bệnh rất quan trọng trên cúc, đây là đối tượng dịch hại quan trọng trong việc xuất khẩu hoa trên thế giới. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở lá và gây nặng trên lá già. Mặt trên lá, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ màu vàng xanh hoặc màu nâu, kích thước 4 mm, sau đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu đen. Mặt dưới lá hình thành khối bào tử nấm màu hơi tím hoặc nâu, bệnh làm cho lá vàng và rụng sớm.

* Tác nhân: Bệnh do nấm Puccinia sp. gây ra.

BỆNH THỐI HOA

83

Bệnh xuất hiện và gây hại trên hoa Cúc Đồng tiền. Triệu chứng bệnh ban đầu là những đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở cánh hoa. Khi vết bệnh lân rộng trở nên bất dạng, màu nâu xám, hơi nhũn nước và khơng có viền ra rệt. Sau một thời gian, vết bệnh sẽ lan rộng ra toàn bộ cánh hoa và làm cho hoa bị thối mềm đồng thời bệnh cũng lây lan sang các hoa khác. Khi gặp điều kiện thích hợp nấm phát triển thành những sợi nấm màu trắng bao phủ toàn bộ bề mặt cánh hoa và xuất hiện nhiều chấm đen li ti trên đỉnh sợi nấm, đó là các bọc bào tử của nấm gây bệnh. Khuẩn căn ăn sâu vào bề mặt mô bệnh. Từ khuẩn căn mọc lên nhiều cuống bọc bào tử (sporangiophores) và mọc thẳng lên không, mỗi cuống mang một bọc bào tử (sporangium) có dạng hình cầu, mỗi bọc bào tử chứa nhiều bào tử (sporangiospore) hình cầu hơi dẹt ở hai đầu, màu nâu nhạt có vách dày màu nâu đậm, kích thước từ 6,5-11,2 x 5,0-12,5 km.

* Tác nhân: Bệnh do nấm Rhizopus sp. gây hại

BỆNH PHẤN TRẮNG

* Triệu chứng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện trên lá ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng của cây cúc, nhưng thường gây hại nặng ở giai đoạn cây con khi điều kiện ẩm độ cao vào ban đêm và nhiệt độ cao vào ban ngày. Nấm gây hại trên cả 2 mặt lá, các bộ phận bệnh bị phủ lớp nấm mịn màu trắng giống như bụi phấn. Vết bệnh thường xuất hiện bắt đầu ở phần trong cuống là lan dần lên phiến lá. Bệnh nặng làm cho toàn bộ lá bị phủ lớp phấn màu trắng, lá không quang hợp được, không phát triển, đôi khi biến dạng và cây bị lùn. Khi toàn bộ lá bị bệnh sẽ làm cho cây bị chết.

* Tác nhân

Bệnh do nấm Oidium chrysanthemi gây ra,

2.2. Biện pháp quản lý bệnh hại

Để phòng bệnh trên hoa cúc phải

- Sử dụng giống kháng hoặc cây sạch bệnh.

- Thường xun cắt tỉa cành lá để tạo sự thơng thống, trồng cây trong điều kiện có ánh sáng đầy đủ.

- Bón phân cân đối, tránh bón nhiều phân đạm, khơng nên tưới nước vào trời tối để tránh tạo ẩm độ cao.

84

- Khi bệnh mới xuất hiện, cần cách ly cây bệnh, cắt và tiêu hủy lá bị bệnh, nếu bệnh có khuynh hướng lây lan. Khơng tưới nước trực tiếp trên lá, ngưng bón phân

- Phun thuốc hố học: tuỳ theo loại bệnh gì xuất hiện chọn loại thuốc tương ứng với bệnh và sử dụng theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì và phun trên cả hai mặt lá. Các hoạt chất được sử dụng cho các loại bệnh như sau:

+ Bệnh đốm đen: sử dụng loại thuốc chứa hoạt chất như gốc đồng, iprodione, hexaconazole, difenoconazole + propiconazole như Coc 85, Rovral 50WP, Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Map super 300EC

+ Bệnh đốm lá, cháy lá, thối hoa: Bệnh tương đối khó trị, phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất mancozeb, sulfur, chlorothalonil, copper oxychloride, copper sulfate, propiconazole... như Ridomil Gold 68WG, Daconil 500SC, Isacop 65.2WG, Manozeb 80WP, Dithane M - 45 80WP.

+ Bệnh thối gốc, thối hạch, chết cây: phun lên tồn cây với thuốc có chứa hoạt chất hexaconazole hoặc kết hợp 2 hoạt chất propiconazole và difenoconazole, validamycin như Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Nitin 300EC,...

+ Bệnh héo xanh: phun một trong các loại thuốc chứa hoạt chất đặc trị vi

khuẩn như streptomycin, oxolinic acid, Kasugamycin như Starner 20WP, Kasumin 2L.

+ Rỉ: hoạt chất như tetraconazole (Domark 40ME), triadimefon, tritorine,

zineb hoặc thiophanate - methyl

Một phần của tài liệu Giáo trình Bệnh cây chuyên khoa (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng động Đồng Tháp (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)