7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨM DẦU ĂN VẠN AN
3.1. MỤC TIÊU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING SẢN PHẨMDẦU ĂN VẠN AN DẦU ĂN VẠN AN
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện Marketing
Trước hết cần khẳng định Marketing là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại bởi nó là một triết lý dẫn dắt tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Marketing được coi là chức năng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường. Nó biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.
Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty Thư Phát trong thời gian vừa qua cho thấy sự thiếu vắng một chiến lược Marketing tổng thể, có bài bản và có định hướng rõ nét. Chính vì vậy, dường như các hoạt động kinh doanh của công ty phát triển theo xu hướng tự phát, khơng có một định hướng rõ ràng. Hệ quả là tình hình kinh doanh của cơng ty chưa được cải thiện, chưa tối ưu hóa được lợi nhuận.
Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với yếu cầu của thị trường và phù hợp với nguồn lực nội tại của cơng ty thì việc đưa ra một số giải pháp hồn thiện Marketing tại cơng ty là một yêu cầu thiết yếu và vô cùng cấp bách nhằm hướng tới xây dựng Công ty TNHH DV TM Thư Phát trở thành một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh Dầu ăn bổ dưỡng cho sức khỏe.
3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện Marketing
Mục tiêu của việc đưa ra một số giải pháp hồn thiện Marketing là giúp cơng ty có định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Giúp cho công ty chọn được hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, giúp công ty khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm để từng bước trở thành công ty phát
triển mạnh, bền vững, hướng đến mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản xuất Dầu ăn.
Mục tiêu sản xuất: Mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất của nhà máy lên 2 lần vào năm 2017 và lên 5 lần vào năm 2020.
Mục tiêu kinh doanh: Đạt mức doanh thu trên 150 tỷ đồng trong năm 2015 và tăng trưởng trung bình 30% đến 50% cho 05 năm sau đó, chiếm lĩnh 1% - 2% thị phần ngành dầu ăn và 20% - 30% thị phần Dầu mỹ phẩm.
Mục tiêu về chiến lược: Đạt độ nhận biết thương hiệu trên thị trường với chỉ số cao 80%. Đạt độ nhận thức và hài lòng của người tiêu dùng về các tố chất của sản phẩm: độ an toàn, chất lượng, tốt cho sức khỏe, hương vị. Đạt thị phần đáng kể trên thị trường dầu ăn. Nhãn hiệu Dầu ăn Vạn An trở nên quen thuộc với người tiêu dùng chiếm lĩnh từ 1-2% thị trường dầu ăn. Thương hiệu Dầu ăn Vạn An trở thành một thương hiệu mạnh có uy tín và lấy được lịng tin của người tiêu dùng.
Dựa vào kết quả sản xuất và bán hàng năm 2014 (Bảng 2.1) và kế hoạch kinh doanh đến 2017 (Bảng 3.1) của công ty TNHH DV TM Thư Phát.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu công ty Thư Phát đến năm 2017
Chỉ tiêu Năm 2017 Số lượng sản phẩm sản xuất (tấn) 6.000 Khả năng tiêu thụ sản phẩm (%) 85 Doanh thu (tỷ đồng) 150 Thị phần ngành dầu ăn (%) 10 Thị phần ngành dầu mỹ phẩm (%) 20
Cải thiện chi phí bán hàng (% trên doanh thu) 18
(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh phòng kinh doanh nội địa 2014)
Hiện mức tiêu thụ dầu thực vật bình quân tại Việt Nam là 7 đến 8 kg/người/năm, mức tiêu thụ này còn thấp so với khuyến cáo của WHO (World Health Organization) là cần đến 13,5 kg/người /năm (Bình quân tiêu thụ dầu thực vật trên thế
giới năm 2010 là 17 kg/người/năm, còn ở Mỹ là 36 kg/người/năm), do đó dự báo lượng tiêu thụ sẽ gia tăng ở thị trường Việt Nam (Biểu Đồ 3.1, Biểu Đồ 3.2).
Biểu Đồ 3.1: Tiêu thụ dầu thực vật tính trên đầu người ở Việt Nam
(Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA, GAIN (Global Agricultural Information Network) report, 2012)
Biểu Đồ 3.2: Tiêu thụ dầu thực vật ở Việt nam
(Nguồn: Foreign Agricultural service/USDA,GAIN (Global Agricultural Information Network) report, 2012)
Dựa vào xu hướng phát triển của thị trường và các nguồn lực hiện tại của công ty, Tác giả đưa ra mục tiêu cụ thể trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm để có định hướng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện Maketing sản phẩm của công ty như
sau: Đẩy mạnh phát triển nhằm tăng doanh số, tăng thị phần chiếm lĩnh ở thị trường Việt Nam, và cải thiện các chỉ tiêu tài chính và chi phí trong việc hình thành giá bán.
Bảng 3.2: Các mục tiêu cần đạt dược đến năm 2020
Chỉ tiêu Năm 2020 Số lượng sản phẩm sản xuất (tấn) 30.000 Khả năng tiêu thụ sản phẩm (%) 88 Doanh thu (tỷ đồng) 1000 Thị phần ngành dầu ăn (%) 2 Thị phần ngành dầu mỹ phẩm (%) 30
(Nguồn: Đề xuất của tác giả)