CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc móng thương hiệu kềm nghĩa của người tiêu dùng nữ tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)

CỨU

CỨU

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu n = 224. Sau khi phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi, tiến hành tập hợp bảng câu hỏi,

xem xét và loại bỏ những bảng câu hỏi nhận về không đạt yêu cầu. Tiếp theo tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập liệu và làm sạch dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16,0,

Phân loại 224 người tham gia trả lời theo thành phần tuổi tác, tình trạng hơn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và mức thu nhập trước khi được đưa vào xử lý. Thông tin thống kê thu thập được như sau:

Về độ tuổi: có 24 người được phỏng vấn có độ tuổi từ dưới 25 (chiếm 10,7%), từ 25 đến 35 tuổi chiếm đa số là 124 người (chiếm 55,4%), 76 người trên 35 tuổi (chiếm 33,9%) trong 224 người hồi đáp hợp lệ.

Về tình trạng hơn nhân: có 102 người độc thân (chiếm 45,5%) và 122 người đã kết hôn (chiếm 54,5%) trong 224 người hồi đáp hợp lệ.

Về trình độ: Trình độ dưới cao đẳng chiếm đa số là 122 người tương ứng là 54,5%, 39 người có trình độ cao đẳng (chiếm 17,4%), trình độ đại học là 47 người (21%) và trình độ sau đại học chiếm 7,1% tương ứng với 16 người trong 224 người hồi đáp hợp lệ.

Về nghề nghiệp: tỷ lệ đối tượng khảo sát là nhân viên văn phòng chiếm nhiều nhất (25,9%) tương ứng với 58 người, tiếp đến là nội trợ chiếm 23,2% tương ứng với 52 người, có 34 người là cơng chức/viên chức chiếm 15,2%, 4 người là quản lý (chiếm 1,8%), 45 người buôn bán (chiếm 20,1%), nghề nghiệp khác là 11 người chiếm 4,9% trong 224 người hồi đáp hợp lệ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định mua sản phẩm chăm sóc móng thương hiệu kềm nghĩa của người tiêu dùng nữ tại thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(149 trang)
w