Các phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho các phụ nữ sau khi được khám sàng lọc (Trang 34 - 36)

Trong lĩnh vực phụ khoa đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều trị các TT CTC, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định, vì vậy cũng đem lại kết quả khác nhau. Việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng người bệnh, cơ sở y tế...

1.6.1.1. Phương pháp đặt thuốc âm đạo

Việc điều trị viêm ÂĐ, CTC và các TT lành tính CTC từ trước tới nay được thực hiện theo phương pháp điều trị đặc hiệu, tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh dựa trên chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm .

1.6.1.2. Phương pháp đốt bằng hóa chất

Là phương pháp dùng các hóa chất làm chết các tổ chức. Hóa chất được chấm lên các TT để đốt diệt tuyến. Hóa chất được dùng gồm: nitrat bạc 10 – 20% hoặc clorua kẽm 40% .

1.6.1.3. Phương pháp đốt nhiệt

Phương pháp dùng nhiệt độ cao (70 – 100oC) làm cho protein của tế bào đóng vón và biến chất, dần dần tổ chức mô ở đó sẽ bị hủy hoại. Phương pháp này là một phương pháp điều trị đơn giản, dễ áp dụng, kết quả khá cao, ít biến chứng nhất là trong các trường hợp TT lành tính ở CTC .

1.6.1.4. Phương pháp đốt điện

Đốt điện CTC là dùng máy đốt điện với dòng điện có tần số cao nhằm phá hủy các TT bệnh lý ở CTC. Phương pháp đốt điện không chỉ điều trị cho các TT lành tính CTC mà còn điều trị cho các TT nghi ngờ hoặc tiền UT.

Ngoài ra, đốt điện còn được dùng để cầm máu, làm dao mổ, cắt bỏ polyp, đốt sùi âm hộ, ÂĐ và CTC .

1.6.1.5. Điều trị bằng phương pháp Laser

Trong lĩnh vực phụ khoa Laser đã áp dụng rộng rãi trong điều trị các TT lành tính, TT nghi ngờ, tiền UT, Laser dùng để khoét chóp, cắt cụt CTC. Ưu điểm của phương pháp này là khống chế được nhiệt độ, hạn chế tổn thương do bỏng lan rộng .

1.6.1.6. Phương pháp bức xạ quang nhiệt

Mô bình thường và mô bất thường có sự khác nhau về sự hấp thụ năng lượng quang học với bước sóng xác định. Khi dùng tia hồng ngoại và tia sáng nhìn thấy gây nhiệt chiếu vào mô bệnh sẽ tạo ra các hiệu ứng: hiệu ứng nhiệt, hiệu ứng kích thích sinh học, hiệu ứng hấp thụ cộng hưởng để điều trị tổn thương và tăng khả năng phục hồi của biểu mô tuyến CTC .

1.6.1.7. Phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh với các chất làm lạnh khác nhau như: khí CO2, Oxit Nitơ và Nitơ lỏng. Với những cải tiến về máy móc, hình dạng của các đầu áp lạnh cho phù hợp ứng với từng tổn thương và các quy trình làm lạnh vào lĩnh vực phụ khoa đã đạt được những kết quả khả quan trong điều trị các TT lành tính CTC .

1.6.1.8. Phương pháp khoét chóp hoặc cắt cụt cổ tử cung

Ngày nay, phương pháp khoét chóp hoặc cắt cụt CTC, được xem là một phương pháp có giá trị trong điều trị các TT nghi ngờ, UT biểu mô hoặc các TT CTC sau đốt điện hoặc áp lạnh không kết quả. Đồng thời, khoét chóp hoặc cắt cụt CTC còn cho phép chẩn đoán xác định các TT bằng MBH .

Khoét chóp CTC được chỉ định trong các trường hợp tân sản nội liên bào CTC nguy cơ cao, UT vi xâm nhập, tân sản nội liên bào CTC nguy cơ thấp nhưng không có sự tương xứng giữa kết quả TBH, soi CTC và MBH

hoặc vùng ranh giới giữa biểu mô lát trụ không nhìn thấy hoàn toàn. Ngoài ra, với những bệnh nhân mãn kinh có nghi là TT ác tính khi không nhận thấy vùng ranh giới biểu mô lát trụ. Khoét chóp CTC không có chỉ định khi có UT xâm lấn, nhiễm trùng hoặc có thai .

1.6.1.9. Phương pháp cắt tử cung

Đây là một phương pháp mà tỷ lệ các tai biến kể cả tử vong, nhiễm khuẩn, chảy máu cao hơn các phương pháp điều trị khác. Cắt TC được chỉ định trong các trường hợp như: UT xâm lấn vi thể, UT, mẩu cắt cụt có loạn sản, bệnh phụ khoa yêu cầu cắt TC .

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị các tổn thương cổ tử cung cho các phụ nữ sau khi được khám sàng lọc (Trang 34 - 36)