4.3. Một số kiến nghị nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Công ty
4.3.2. Một số kiến nghị với hiệp hội Chè Việt Nam
Hiệp hội Chè Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực trồng, chế biến và trao đổi chè tại Việt Nam.
Hiệp hội có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnamese Tea Association, viết tắt là VITAS.
Hiệp hội thành lập vào ngày 19 tháng 7 năm 1988. Điều lệ hiện hành của Hiệp hội được thông qua tại Đại hội lần IV ngày 8/10/2013 tại Hà Nội, và được Bộ Nội vụ phê duyệt tại Quyết định 431/QĐ-BNV ngày 21/4/2014.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò và chức năng của VITAS được chia thành 5 nhóm sau:
1. Các hoạt động dịch vụ: bao gồm các dịch vụ về giống, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, đấu giá, đào tạo.
2. Các hoạt động tư vấn: tư vấn cho Chính phủ về chế độ, chính sách phát triển chè, tư vấn cho địa phương về quy hoạch, kế hoạch phát triển chè trên địa bàn, tư vấn doanh nghiệp.
3. Các hoạt động về văn hoá chè: quảng bá văn hoá chè Việt Nam, tổ chức các lễ hội, hội chợ triển lãm chè, các hoạt động văn hoá thúc đẩy kinh doanh.
4. Các hoạt động xây dựng và triển khai các mơ hình mẫu: xây dựng, triển khai các mơ hình phát triển bền vững, các vườn ươm giống quốc gia.
5. Các hoạt động thông tin: thiết lập mạng thơng tin tồn ngành và quốc tế, báo chí, truyền bá tri thức khoa học, cơng nghệ, quản lý văn hố.
Hiệp hội là nơi cung cấp các nguồn thơng tin quan trọng, có thể tạo doanh thu và cơ hội đào tạo cho các doanh nghiệp thông qua mạng lưới và chia sẻ thông tin, hình thành các nhóm thương mại. Các hiệp hội là nơi cấp nguồn thông tin phong phú để giới thiệu về các thị trường trong nước và quốc tế mới, hỗ trợ tài chính và cơ hội tiếp cận cơng nghệ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội có thể trở thành đối tác với cơ quan chức năng Nhà nước, hoặc các tổ chức quốc tế nhằm bảo đảm giải quyết bức xúc của các doanh nghiệp.
Trong Hiệp hội trước mắt sẽ tổ chức triển khai một số mô hình mẫu tại các doanh nghiệp cơ bản đã tạo lập được vùng nguyên liệu ổn định và sẽ triển khai một số mơ hình vừa tạo vùng ngun liệu vừa tổ chức hệ thống BVTV tập trung nơi mà doanh nghiệp có quyết tâm, có tiềm lực đầu tư cho vùng nguyên liệu.
Đề nghị Hiệp hội Chè Việt Nam chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm chè.