4.3. Một số kiến nghị nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường của Công ty
4.3.3. Một số kiến nghị đối với Công ty
Khi tổ chức BVTV tập trung được thực hiện, doanh nghiệp khơng những có sản phẩm chè an tồn có thể xâm nhập thị trường tiềm năng mà hệ thống tổ chức cũng là cơ hội để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật canh tác, thu hái chè và điều độ được nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến theo thời vụ, tạo cơ hội nâng cao chất lượng và tiết kiệm mọi chi phí trong chế biến và tiêu thụ.
Nghiên cứu, thu thập các giống chè có chất lượng cao và năng suất tối ưu cho từng vùng sinh thái cụ thể trong điều kiện đang có biến đổi khí hậu để từng bước trồng thay thế giống chè cũ có năng suất và chất lượng thấp. Nghiên cứu, ứng dụng chế độ canh tác phù hợp với trình độ và điều kiện của các hộ trồng chè nhằm tăng năng suất chè và mang lại hiệu quả tối ưu cho người trồng chè. Trong đó chú trọng nghiên cứu các loại phân bón hữu cơ thay thế phân chuồng ngày càng khan hiếm, sử dụng các loại phân vô cơ hợp lý, ATTP và bền vững cho cây chè.
Nghiên cứu cải tiến công cụ lao động: Máy làm đất, làm cỏ, máy đốn, hái chè phù hợp với điều kiện địa hình, giống chè, tán chè, loại sản phẩm chế biến và khả năng của doanh nghiệp với các điều kiện triển khai hiệu quả và khả thi.
Tổ chức tổng kết, rút ra được những ưu nhược điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc hái chè bằng máy. Kịp thời phản ánh cho Hiệp hội về những thành tựu, những khó khăn vướng mắc trong sản xuất nơng nghiệp và thu mua nguyên liệu để phổ biến rộng rãi cho các Hội viên, hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước can thiệp, tổ chức nghiên cứu khoa học xây dựng đề tài nghiên cứu.
Trong chế biến chè cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật của các cơ sở chế biến chè theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn, bao gồm quy chuẩn chung về quy hoạch, yêu cầu vùng nguyên liệu và mặt bằng xây dựng; quy chuẩn của từng loại cơ sở chế biến lớn, vừa và nhỏ cho từng loại công nghệ chế biến (chè đen OTD, chè đen CTC, chè xanh sao suốt, chè xanh Paochung, chè Ôlong, chè vàng, ...).
Hồn thiện nhà xưởng và cơng nghệ theo u cầu tối thiểu của Quy chuẩn kỹ thuật; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng và ATTP tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; Đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề; chú trọng tập trung vào những vị trí then chốt nhất; Nghiên cứu cơng nghệ chế biến chè tối ưu trong điều kiện hái bằng máy; Cải tiến hệ thống lò nhiệt đốt bằng
than sang đốt bằng củi ở những nơi có điều kiện; Nghiên cứu giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng điện trong tất cả các khâu của quá trình chế biến; Chú ý đến chất lượng và ATTP bao bì của sản phẩm chè. Trong đó lưu ý chỉ mua bao bì của các doanh nghiệp đảm bảo chứng chỉ ATTP và có cam kết trong hợp đồng khi xẩy ra vi phạm; Kịp thời phản ánh cho Hiệp hội về những thành tựu, những khó khăn vướng mắc trong chế biến để phổ biến, hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước can thiệp hoặc tổ chức nghiên cứu khoa học xây dựng đề tài nghiên cứu.
Trong tiêu thụ chè, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng chiến lược phát triển thị trường. Trong đó có các giải pháp xúc tiến thương mại khoa học và hiệu quả trong điều kiện tài chính doanh nghiệp cịn khó khăn; Thiết lập được hệ thống chân hàng ổn định, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng đến người trồng chè để có thể kiểm sốt được số lượng, chất lượng và ATTP; Chú trọng chế biến sâu, sản phẩm đóng gói nhỏ, có thương hiệu của doanh nghiệp. Từng bước thiết lập được các kênh phân phối ổn định, chú ý đến việc thiết lập kênh phân phối qua siêu thị trong và ngoài nước khi đủ điều kiện; tham gia chuỗi giá trị tồn cầu.
Thơng tin kịp thời với Hiệp hội về tình hình thị trường, giá cả; hạn chế tối đa sự cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, tranh giành khách hàng của nhau bằng các hình thức giảm giá, tạo ưu đãi cao và chiêu thức thiếu văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2005
2. Bùi Văn Toàn (2017) “Những giải pháp vượt rào cản kĩ thuật môi trường
trong xuất khẩu hàng tăm hương sang thị trường Ấn Độ” của sinh viên Bùi Văn Toàn
3. Hệ thống pháp luạt Việt Nam http://hethongphapluatvietnam.com 4. Hiệp hội chè Việt Nam VITAS http://tea-vietnam.com/
5. Luật Bảo vệ môi trường 2005
6. Nguyễn Thị Mai Hoa (2016) “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong sản xuất
và xuất khẩu mặt hàng mây tre đan sang thị trường EU của công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Đơng Nam” khóa luận tốt nghiệp trường đại học Thương Mại.
7. Phạm Thị Huyền Trang (2013) “Đáp ứng tiêu chuẩn môi trường nhằm thúc
đẩy xuất khẩu sản phẩm chè của công ty thương mại Hương Trà sang thị trường Hoa Kỳ” khóa luận tốt nghiệp đại học Thương Mại.
8. Tài liệu nội bộ công ty TNHH TM XK Phương Nam năm 2015, 2016, 2017. 9. Tiêu chuẩn quốc gia Thuvienluatphap.vn
10. Tổng cục môi trường về bộ tiêu chuẩn môi trường ISO 14000 http://vea.gov.vn
11. Tổng quan về thị trường chè của Nga Vietnamexport.com
12. Vũ Đức Tuân (2010) “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam