Chỉ tiêu kinh doanh của công tytrong năm 2016

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên kỹ thuật và khoa học OPPO (Trang 54 - 60)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2016 So sánh với năm 2015

1 Tổng doanh thu 13267,1 157,9%

2 Chi phí 156,9 148,2%

3 Lợi nhuận sau thuế 509,7 152,5%

(Nguồn: Phịng kế hoạch của cơng ty) Cùng với kế hoạch hoạt động kinh doanh đã được đưa ra trong năm 2016, công ty cũng đưa ra các chiến lược và định hướng phát triển của mình. Cụ thể như sau:

- Mục tiêu của cơng ty trong 5 năm tới là “phủ xanh” toàn bộ các thị trường tại Việt Nam bằng màu xanh của Oppo. “Học tập bằng hình ảnh là cách học tập thơng minh nhất” .Vì vậy, cơng ty đẩy mạnh hình ảnh của cơng ty, để con người Việt Nam đi đâu cũng nhìn thấy màu xanh của Oppo.Hình ảnh đi sâu vào tiềm thức, nhận thức mỗi người.

muốn phát triển lâu dài và bền vững với Oppo.Khi đó, cơng ty sẽ nâng cao được doanh số bán của công ty.Năm 2016 này, Oppo sẽ không tập trung vào những sản phẩm đắt tiền mà sẽ tập trung vào những sản phẩm tầm trung, tức là công ty sẽ có 1 thị phần riêng.

Trong năm 2016, chính sách cạnh tranh của Oppo tập trung vào 3 mảng chính:

- Marketing và truyển thơng: Đẩy mạnh các chương trình giải trí trên truyền hình đặc biệt là VTV3 như The Remix 2016, Bố ơi mình đi đâu thế, X Factor, … với mục đích mở rộng hình ảnh và nâng cao mức độ nhân biết trên truyền hình của người dân với Oppo.

- Nhân sự: Công ty đầu tư rất nhiều vào nhân sự về mặt kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ của nhân viên trên cả nước. Tất cả đều đồng bộ hóa bằng một văn hóa – văn hóa này vừa mới được chia sẻ trong buổi họp định hướng đầu năm của cơng ty – văn hóa Oppo.

- Sản phẩm: Công ty tập trung mạnh vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường, đánh mạnh vào thị trường tầm trung cùng chất lượng hoàn hảo của sản phẩm..

3.2. Các đề xuất với vấn đề nghiên cứu

Trong q trình được thực tập và làm việc tại Cơng ty TNHH một thành viên Kỹ thuật và Khoa học OPPO, nhận thấy những hạn chế trong việc giảm tác động của TGHĐ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận có đề xuất một số kiến nghị với doanh nghiệp như sau:

- Công ty cần chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực có hiểu biết, kiến thức về phân tích dự báo các xu thế biến động của TGHĐ. Để từ đó chủ động trong các ký kết hợp đồng có liên quan đến ngoại tệ.

- Cơng ty cần thành lập một bộ phận chuyên về tìm hiểu các thông tin, dự báo về TGHĐ, để đề ra các giải pháp, hướng kinh doanh phù hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Giảm các rủi ro về TGHĐ gây nên.

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá hiệu quả hơn, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động của tỷ giá thuận lợi , doanh nghiệp trích một phần lợi nhuận này để làm quỹ dự phịng bù đắp rủi ro tỷ giá có thể xảy ra trong tương lai.

Ngồi các chính sách thành lập quỹ dự phịng rủi ro về tỷ giá mà Công ty TNHH một thành viên Kỹ thuật và Khoa học OPPO đang áp dụng khá hiệu quả, thì cơng ty cần nghiên cứu thêm các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như sử dụng bảo hiểm về TGHĐ của NHNN để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro khi thay đổi của tỷ giá mang lại

3.3. Các kiến nghị với vấn đề nghiên cứu

Trong thời gian qua, chính sách tỷ giá của Việt Nam đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính tiền tệ như hạn chế lạm phát, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách… Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá, Các cơ quan quản lý vẫn thiếu những giải pháp hữu hiệu để điều hành tỷ giá một có hiệu quả. Do vậy, em xin đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý vĩ mô

Thứ nhất, hoàn chỉnh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng là thị trường quan trọng để cơ quan Nhà nước nắm được cung – cầu ngoại tệ, để từ đó đưa ra chính sách điều tiết hợp lý. Mặt khác thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Nhà nước có thể thực hiện các biện pháp can thiệp để điều tiết thị trường ngoại hối khi cần thiết. Do đó, cần phải có các biện pháp thúc đẩy các ngân hàng có kinh doanh ngoại tệ tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Thứ hai, đa dạng hóa rổ tiền tệ

Với mục tiêu hạn chế sự phụ thuộc của đồng nội tệ với đồng USD thì xu hướng trong thời gian tới là phải hạ dần vị trí độc tơn của đồng USD.Như thế, sự biến động đột ngột của một đồng tiền nào đó sẽ ảnh hưởng tới đồng tiền Việt Nam ít hơn so với việc neo chặt vào một đồng tiền. Mặt khác chúng ta phải tăng cường dự trữ nhiều ngoại tệ mạnh, khơng chỉ USD. Đó có thể là đồng tiền của các quốc gia mạnh trên thế giới, có thể là đối tác thương mại lớn của nước ta.Việc đa dạng hóa rổ tiền tệ cịn bao gồm sự đa dạng trong dự trữ ngoại tệ nhằm đảm bảo cho đồng tiền nước ta ít phụ thuộc vào đồng USD và khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khó lường.

Thứ ba, nâng cao vị thế của đồng tiền Việt Nam

Nâng cao sức mạnh cho đồng tiền bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế như: hiện đại hóa nền sản xuất trong nước, đẩy mạnh tốc độ cổ phần hóa doanh

nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước, khuyến khích xuất khẩu, bài trừ tham nhũng…

Tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam. Đồng tiền chuyển đổi sẽ có tác động tích cực đến hoạt động thu hút vốn đầu tư, hạn chế tình trạng lưu thơng nhiều đồng tiền trong một quốc gia, hiện tượng đơ la hóa trong nền kinh tế được hạn chế, việc huy động nguồn lực trong nền kinh tế trở nên thuận lợi hơn, hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó năng động hơn.

Thứ tư, Nhà nước nên có nhiều hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Một số hình thức như: vay vốn ưu đãi, tư vấn cho doanh nghiệp khi họ có nhu cầu tìm hiểu thị trường ngoại hối và lựa chọn cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Đồng thời, Nhà nước nên giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình khai thác và duy trì thị trường xuất khẩu, quan tâm đến đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa của Việt Nam, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại và thuận lợi cho thương mại quốc tế.

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng

Thứ nhất, NHNN cần tăng cường công tác dự báo biến động của tỷ giá trong

tương lai.

Thường xun phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính sách TGHĐ phù hợp cho từng giai đoạn, vận dụng dự báo tỷ giá để phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách có hệ thống để có những cơ sở vững chắc cho đánh giá, dự báo sự vận động của các đồng tiền chủ chốt.

Thứ hai, NHNN cần hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam

NHNN cần phải thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá để đưa giá trị của VND về đúng tỷ giá cân bằng, hướng tới một tỷ giá thị trường linh hoạt và là sản phẩm của quan hệ trên thị trường ngoại hối. Không nên định giá cao đồng nôi tê so với các nước trong khu vực và trên thế giới vì nó ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

NHNN cần đa dạng hóa dự trữ quốc gia. Dự trữ quốc gia là công cụ đắc lực cho phép NHNN điều tiết thị trường ngoại hối tránh những dao động đột ngột của tỷ giá nhưng không cản trở xu hướng phát triển chung của thị trường. NHNN cần phải xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều

chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối.

NHNN nới lỏng tiến tới tự do hóa trong quản lý ngoại hối. Hoạt động này bao gồm việc giảm dần tiến tới xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các quy định mang tính hành chính trong kiểm sốt ngoại hối. NHNN cần đưa tỷ giá chính thức tiến gần đến tỷ giá trên thị trường tự do nhằm tránh tình trạng chênh lệch quá lớn trên hai thị trường này.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt hiệu quả cao hơn.

Chú trọng vào hồn thiện cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Chính sách tiền tệ được thực hiện qua ba cơng cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở nội tệ là cơng cụ quan trọng nhất vì nó quyết định trực tiếp đến lượng tiền cung ứng.Vì vậy, nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia, bên cạnh đó nó cịn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết.Chẳng hạn, khi phá giá sẽ tăng cung nội tệ, dẫn đến nguy cơ gây ra lạm phát. Để giảm lạm phát người ta tiến hành bán hàng hóa giao dịch trong thị trường mở nội tệ, từ đó làm giảm cung nội tệ và lạm phát do đó cũng giảm theo.

3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Thứ nhất, trong những năm qua công ty phải đối mặt với tình trạng số lượng

hàng hóa trong kho khi thừ khi thiếu và việc cạnh tranh về giá với các đối thủ cạnh tranh.Công ty chưa ước lượng được nhu cầu về sản phẩm để có chính sách nhập hàng phù hợp.Có những giai đoạn thì số lượng hàng hóa trong kho khơng đủ để cung cấp cho khách hàng, có giai đoạn thì hàng hóa lại q thừa khơng tiêu thụ hết.Để khắc phục điều này, công ty phải làm tốt công tác dự báo cầu và định giá phù hợp với từng đối tượng khách hàng với từng mặt hàng cụ thể.

Thứ hai, các chính sách vĩ mơ của Nhà nước đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cả về trực tiếp lẫn gián tiếp. Có những chính sách thì tác động tích cực, có những chính sách thì tác động tiêu cực.Cơng ty chưa tận dụng hết những tác động của chính sách kinh doanh. Vì vậy cơng ty cần đưa ra các phương án để có thể làm cho hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế học vĩ mơ, Nhà xuất bản Giáo dục.

2. Nguyễn Minh Dương (2009), Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá ở Việt

Nam, Luận văn Thạc Sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Hà (2010), Ảnh hưởng của chính sách TGHĐ đến hoạt động

xuất khẩu hàng may mặc của Tổng công ty Đức Giang, Luận văn tốt

nghiệp, Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Thương Mại.

4. Nguyễn Thị Hoa (2010), Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động của TGHĐ

đến xuất khẩu mặt hàng dệt kim sang thị trường Mỹ và Nhật của công ty TNHH dệt Vĩnh Phúc, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh Tế, Trường Đại

học Thương mại.

5. GS.TS Vũ Văn Hóa (2002), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội.

6. TS. Lê Quốc Lý (2004), TGHĐ- những vấn đề lý luận và thực tiễn điều hành

ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

79. Pháp lệnh về ngoại hối của Việt Nam, Quốc hội ban hành vào ngày 13/ 12/ 2005 87. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2005), Biến động tỷ giá ngoại tệ, NXB Khoa Học

89. PGS.TS Nguyễn Thị Quy (2008), Phân tích ảnh hưởng của chính sách

TGHĐ đối với xuất khẩu Việt Nam, cơng trình nghiên cứu khoa học cấp

bộ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên kỹ thuật và khoa học OPPO (Trang 54 - 60)