6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
1.3. Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế
1.3.2. Nguyên lý giải quyết vấn đề ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động
động kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.2.1. Giải quyết vấn đề đầu vào
Giải quyết vấn đề về vốn
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân hàng và tìm kiếm được nguồn vốn dài hạn ổn định hơn các doanh nghiệp cần:
- Đa dạng hóa kênh huy động vốn thơng qua hình thức: mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; các quỹ đầu tư nước ngồi.
- Huy động vốn thơng qua việc phát hành các cơng cụ tài chính: cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Doanh nghiệp cần kiên quyết cắt giảm, đình hỗn những cơng trình, dự án chưa thật cần thiết để tập trung vốn đầu tư vào các cơng trình chính, trọng điểm cần hồn thành ngay.
- Tập trung rà soát và dừng mua sắm vật tư, trang thiết bị chưa thật cần thiết, tạm thời chưa bố trí quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo một phần nguồn vốn đầu tư. Tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, chi phí vận hành trong tồn doanh nghiệp.
- Trên tinh thần chia sẻ khó khăn vì lợi ích chung, các doanh nghiệp phải chủ động đàm phán với các ngân hàng thương mại để điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp với tình hình mới, nhằm đảm bảo giải ngân vốn vay và tiếp tục thực hiện các hợp đồng tín dụng.
- Lập phương án bán bớt cổ phần các doanh nghiệp cổ phần thông qua đàm phán trực tiếp với các nhà đầu tư chiên lược. Tiếp cận các nguồn vốn từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài.
- Với các biện pháp tích cực, chủ động thu xếp vốn, các doanh nghiệp sẽ giải quyết được khó khăn về vốn, đảm bảo các dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ, góp phần đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã định ra trong năm tài chính.
Giải quyết vấn đề về lao động
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yêu cầu sống còn để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ STKT. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện có STKT, doanh nghiệp cần có các chính sách hợp lý nhằm thu hút, giữ chân lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm thông qua đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giảm bớt áp lực về việc làm trong thời kỳ STKT.
Giải quyết vấn đề về nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Nguồn đầu vào ổn định với giá hợp lý sẽ góp phần tăng kết quả và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh nhất là trong điều kiện suy thoái. Trong điều kiện STKT, doanh nghiệp cần giữ vững các nhà cung cấp hiện có và tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới có uy tín; chủ động đàm phán lại với các nhà cung ứng về giá đầu vào, thực hiện hợp đồng cung cấp nguyên liệu sớm để tránh sự biến động tăng về giá; tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; xây dựng chính sách quản lý tồn kho hợp lý để giảm bớt chi phí tồn kho và đảm bảo tính liên tục của q trình sản xuất và tránh những rủi ro trong cung cấp đầu vào cho sản xuất.
Tìm cách giảm chi phí để giảm giá bán: doanh nghiệp nên kết hợp đồng thời 2
cách quản lý chi phí: một là, cắt giảm mọi chi phí vừa khơng cần thiết vừa không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm dịch vụ ở mỗi công đoạn sản xuất chế biến; hai là tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ làm ra để giảm giá thành trên từng đơn vị sản phẩm dịch vụ.
Để quản lý chi phí đạt hiệu quả nếu các chi phí được cắt giảm bao gồm tất cả chi phí khơng những khơng cần thiết mà lại cịn khơng tạo ra một giá trị gia tăng nào cả cho cả mặt hàng và khách hàng, doanh nghiệp nên tập trung vào các việc sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải xác định rõ ràng và nhất quán đâu là chi phí
khơng cần thiết và khơng tạo ra giá trị gia tăng. Cần lưu ý: có một chi phí nào đó trước mắt đúng là khơng cần thiết vì khơng tạo ra tức thời một giá trị gia tăng nào cả nhưng chi phí ấy lại là một đầu tư để tạo ra những giá trị gia tăng khơng thể khơng có cho q trình cạnh tranh trong tương lai; hoặc một loại chi phí nào đó, nhìn thấy ngay là rất tốn kém nhưng nếu cắt giảm thì sẽ gây hậu quả khơng hay cho việc tăng năng suất lao động, tác động đến kết quả của giá trị gia tăng mà doanh nghiệp muốn có. Ví dụ chi phí đào tạo hay lương thưởng cho nhân viên có năng lực và làm việc hiệu quả. Cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không làm mất đi các năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ hai, sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để
khích lệ sự cần thiết và gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững. Để làm được điều này, Ban quản trị cấp cao cần công bố những mục tiêu cơ bản và mang tính thách thức cao nhất để tồn thể doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu cần áp dụng một phương thức cắt giảm chi phí mới. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng việc cắt giảm chi phí nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng, qua đó tạo ra một mối liên kết giữa hai nhiệm vụ quan trọng này. Sự gắn kết này là bắt buộc.
Thứ ba, doanh nghiệp chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với
thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể. Một mặt, doanh nghiệp cần đặt ra những mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hấp dẫn để động viên các nhà quản lý cắt giảm những chi phí khác nhau nhằm phục vụ tăng trưởng, nhưng mặt khác cũng cần xác định rõ bao nhiêu phần trăm trong số lợi nhuận thu được từ việc cắt giảm chi phí và bao nhiêu phần trăm có được từ những nỗ lực cải thiện, phát triển kinh doanh khác.
Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm: trong thời kỳ suy thối, doanh
nghiệp có thể khơng đủ tiềm lực để mở rộng thị trường thay vào đó có thể tập trung phát triển phân khúc thị trường có tiềm năng nhất, tránh đầu tư dàn trải gây mất hiệu quả kinh doanh.
Doanh nghiệp cũng có thể mở rộng đối tượng khách hàng, hướng đến những đối tượng ngoài tập khách hàng mục tiêu để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra việc đa dạng hóa sản phẩm cũng là giải pháp tăng sức tiêu thụ cho doanh nghiệp. Thay đổi cơ cấu sản phẩm, nghiên cứu những mẫu mã mới, nắm bắt xu hướng của thị trường để tung ra những dịng sản phẩm kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Đồng thời doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược marketing và định hướng chiến lược phát triển cho thương hiệu, uy tín, sản phẩm của cơng ty. Duy trì và phát triển thương hiệu bằng cách tham gia các hoạt động vì cộng đồng, xã hội, lập bộ phận phòng ban chuyên về quản trị thương hiệu, quảng bá hình ảnh của cơng ty, sử dụng sức mạnh truyền thơng đạt hiệu quả cao nhất có thể.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẠN LONG HÀ NỘI