6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường tới hoạt động
động kinh doanh của cơng ty
2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới
Hơn 5 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008 - 2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà hồi phục một cách chậm chạp. Mặc dù tình trạng suy thối kép đã không xảy ra như một số chuyên gia dự báo nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa, bất chấp những nỗ lực khơi phục mạnh mẽ từ các chính phủ và tổ chức quốc tế.
Sau đây là tình hinh kinh tế chung của một số nước điển hình trong khu vực và trên thế giới:
Khu vực châu Á: Khủng hoảng nợ cơng Châu Âu, kinh tế tồn cầu yếu kém và đà
phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại là mối lo ngại về tài chính của các nước Châu Á. Năm 2012 Nhật Bản vẫn loay hoay với bài toán giảm phát và suy giảm tăng trưởng. Chỉ số giá tiêu dùng liên tục âm, trong khi niềm tin của doanh nghiệp tiếp tục sụt giảm, sản lượng công nghiệp cũng giảm do cầu nội địa suy yếu. Kinh tế Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết. Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng cao nhưng tại Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện tình trạng nợ cơng, đầu tư tràn lan và tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ hàng loạt tại các cơ quan quản lý tại địa phương. Năm 2013 do phải đối mặt với vấn đề nợ xấu ngân hàng và nợ cơng địa phương. Theo đó, tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm từ 7,9% quý IV/2012 xuống 7,5% quý II/2013. Năm 2015 khu vực châu Á sẽ chịu ảnh hưởng toàn diện của cục diện kinh tế thế giới. Mức dự báo tăng trưởng GDP cả năm của khu vực này là 6,2%, cao hơn một chút so với 6% của năm 2014.
Các nền kinh tế phát triển: Các nền kinh tế lớn của thế giới như Hoa Kỳ, Nhật
Bản và các nước mới nổi cũng phải chịu những hệ lụy từ cơn bão nợ công châu Âu. Đối với Hoa Kỳ năm 2012 là năm mà đầu tàu kinh tế này đối mặt với quá trình phục hồi yếu ớt, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao và bị hạ mức dự báo tăng trưởng nhiều lần trong năm. Đến năm 2013, do khó khăn về tài chính, nên đã khơng phục hồi nhanh
chóng, mức tăng GDP chỉ đạt 1,6% nhưng đến năm 2014 vừa qua tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này tăng lên 2,6%. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2015 có thể tăng lên 3%. Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang được coi là động lực chính vực dậy nền kinh tế tồn cầu.
Ngược lại với tình hình trên, tăng trưởng của Nhật Bản dường như đã có dấu hiệu mạnh lên do nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu tăng lên nhờ vào chính sách phá giá đồng Yên 20% để kích thích kinh tế từ cuối năm 2012. Sang năm 2013, nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với các năm trước đây, chủ yếu nhờ chính sách kích thích kinh tế của thủ tướng Shinzo Abe. GDP quý I của nước này tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1% so với quý IV/2012. Tăng trưởng năm 2014 dự báo sẽ chậm lại do chính sách thắt chặt tài khóa. Cho đến nay, các số liệu tính tốn cho thấy sản lượng quốc gia đã phục hồi ấn tượng nhờ vào chính sách nới lỏng tiền tệ của Ngân hàng trung ương Nhật Bản và gói kích thích tài khóa tương đương 1,4% GDP của chính phủ nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát và đẩy mạnh tăng trưởng.
Khu vực Eurozone: Châu Âu cũng đối mặt với khơng ít khó khăn khi niềm tin
của thị trường giảm sút bởi những biến động chính trị bất lợi trong khu vực đồng Euro. Cuộc khủng hoảng nợ tiếp tục diễn biến phức tạp khi tính đến tháng 6.2012 đã có đến 5 nước thuộc khu vực này phải nhận gói cứu trợ gồm Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland, Tây Ban Nha và Cộng hịa Síp. Điểm sáng duy nhất tại khu vực này trong năm 2012 đó là sự thặng dư trở lại của cán cân thương mại. Trong 6 tháng đầu năm 2013, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục gặp khó khăn bởi ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công làm cho GDP của khu vực này liên tiếp bị sụt giảm. Đây chính là lý do các quốc gia này thực hiện việc nới lỏng tài chính - tín dụng, hỗ trợ giải tỏa sức ép nợ công và thúc đẩy tăng trưởng nên GDP quý II tăng 0,3% và 0,1% quý III/2013. Năm 2014, GDP của khu vực này tăng mức 0,9%, trong đó nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức tăng trưởng 1,4%, theo sau là nền kinh tế lớn thứ hai là Pháp tăng 0,7%. Qua đó có thể nói cuộc khủng hoảng của Eurozone đã dần được kiểm soát và nền kinh tế của các nước gặp khủng hoảng cũng bắt đầu có biến chuyển tốt.
2.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam
Từ đầu năm 2008 đến 2014, kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới và lâm vào tình trạng bất ổn nên hầu hết các chính sách và giải pháp kinh tế - tài chính đều mang tính chất tình thế, nhằm xử lý nguy cơ bất ổn kinh tế
vĩ mô, mà tập trung nhất là chống lạm phát. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 là 6,78%, năm 2011 giảm còn 5,89% và đến năm 2012 thì chỉ đạt 5,03%, tốc độ thấp nhất trong 13 năm gần đây.
Trong 2 năm 2012- 2013, hệ quả của các biện pháp giảm tổng cầu đã tác động kìm hãm sức mua của thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động, phá sản. Lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81% khi mà lạm phát năm 2011 là 18,58%. Đây là kết quả đáng lưu ý của kinh tế Việt Nam năm 2012, bởi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã được thực hiện tốt. Trong suốt năm 2013, nền kinh tế vẫn đối diện với tình hình nợ xấu chưa được cải thiện nên dịng tín dụng vẫn bị tắc nghẽn, nền kinh tế không hấp thụ được vốn. Tình trạng thừa tiền thiếu vốn cịn kéo dài. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2014 có thể nói, những khó khăn nêu trên đã được cải thiện phần nào: GDP năm 2014 tăng 5,4%; lạm phát được kiềm chế và CPI chỉ tăng 6,02% so với tháng 12 - 2013; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14,4% (kế hoạch trên 10%), nhập siêu chỉ còn khoảng 0,4 tỷ USD; hàng tồn kho ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 9,4% so với mức tăng 21,5% cùng kỳ năm 2013.
Sự biến động của nền kinh tế trong nước do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đã làm cho hầu hết các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn dẫn đến phá sản hoặc tạm dừng, thu hẹp sản xuất, công ăn việc làm, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Số lượng DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động năm 2012 là 54.261, năm 2013 là 60.737 và năm 2014 lên đến 67.823 doanh nghiệp. Trong đó kể đến cơng ty cổ phần Vạn Long Hà Nội là một trong số doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh kém trong 3 năm 2011 – 2013 số doanh thu mà cơng ty có được khơng bù đắp chi phí do chi phí đầu vào quá cao.
Mặc dù đạt được một số thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong năm 2014, nhưng kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, cụ thể : các chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ che phủ rừng dự kiến khơng đạt kế hoạch đề ra.
2.1.3. Tình hình ngành xây dựng Việt Nam
Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng từ năm 2011 – 2014 vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Cũng như các lĩnh vực khác, doanh nghiệp xây dựng tiếp tục chịu tác động chung của ảnh hưởng suy thoái kinh tế. Năm 2011, giá cả các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và lãi suất ngân hàng tăng cao, đồng thời việc cắt giảm đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ- CP của Chính phủ đã khiến DN ngành xây dựng chao đảo. Kinh doanh hạ tầng khu cơng nghiệp tiếp tục đình trệ do thiếu nhà đầu tư; thậm chí, nhiều khu cơng nghiệp đang nằm trong tình trạng tỷ lệ lấp đầy thấp.
Do ngành xây dựng có nhiều biến động bởi tác động của suy thối kinh tế nên nhiều doanh nghiệp xây dựng gặp nhiều khó khăn.
Từ năm 2011- 2014, phần lớn các doanh nghiệp ngành xây dựng, từ các DN sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhà ở đến các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn. Chỉ tiêu về lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ... của nhiều DN đều không đạt kế hoạch đề ra, trong khi nhiều dự án sử dụng vốn vay ngân hàng đã đến chu kỳ trả nợ.
Công ty cổ phần Vạn Long Hà Nội trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế vĩ mơ đã ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm đáng kể so với cuối năm 2011 nhưng cơng ty vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn tuy doanh thu qua năm 2012 và 2013 tăng so với 2011 nhưng lợi nhuận của công ty lại âm do chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng do suy thoái . Các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn vay.
Năm 2014 do lãi suất vay vốn tín dụng đã được điều chỉnh giảm, cơng ty cũng đã tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng và các công ty liên kết nên hiệu quả kinh doanh trong năm này cao làm cho lợi nhuận của công ty tăng so với 3 năm trước đó.