Tình hình kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2011– 2014

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vạn long hà nội (Trang 36)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của

2.2.1. Tình hình kinh doanh của cơng ty giai đoạn 2011– 2014

2.2.1.1. Sơ lược vài nét về công ty

Công ty Cổ Phần Vạn Long Hà Nội với thương hiệu là “Triệu Giastone”được thành lập ngày 29/03/2007, là công ty chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, sản xuất,

cung cấp và chế biến đá tự nhiên có chất lượng cao phân phối các sản phẩm đá ốp lát các loại vật liệu nội, ngoại thất đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.

Sản phẩm “Triệu gia stone” sản xuất và cung cấp hết sức đa dạng và độc đáo, đang được thị trường ưa chuộng bởi độ bền vĩnh cửu, sản phẩm đa dạng và mang một vể đẹp tự nhiên sang trọng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Hiện những sản phẩm của cơng ty đã và đang có mặt trên thị trường được khách hàng lựa chọn tin dùng và đánh giá cao cả về chất lượng cũng như mẫu mã.

“Triệu gia stone” không ngừng nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã, nhằm mang đến tay khách hàng những sản phẩm ưng ý nhất. Với phương trâm, bền, đẹp sang trọng và thân thiện mơi trường, những dịng sản phẩm được khai thác từ thiên nhiên,chắc chắn sẽ góp phần mang đến cho khác hàng một không gian xanh,sạch và thân thiện môi trường. Đồng thời khẳng định vẻ sang trọng hiện đại nhưng không thiếu bản sắc tự nhiên vốn có mà khách hàng đang hướng tới.

2.2.1.2. Mặt hàng và thị trường kinh doanh của cơng ty

Sản phẩm chính của cơng ty là các sản phẩm đá tự nhiên (đá ốp lát, đá trang trí), và các loại vật liệu xây dựng (gạch hoa, ngói). Sản phẩm công ty cung cấp mang nhiều ưu điểm vượt trội và đang là dòng sản phẩm thay thế cho những vật liệu khơng cịn giữ được tính thẩm mỹ tự nhiên và độ bền theo thời gian.

Công ty cung ứng sản phẩm đá tự nhiên và các loại vật liệu xây dựng trên tồn quốc thơng qua các đại lý ở Hà Nội, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ. Khách hàng mục tiêu của công ty là những khách hàng xây dựng nhà ở, trung cư và phân phối cho các đại lý nhỏ bán lẻ.

Cơ cấu doanh thu các sản phẩm của công ty được biểu hiện cụ thể ở các mặt hàng dưới đây.

Bảng 2.1: Sản phẩm tiêu thụ của công ty qua các năm 2012 - 2014 Đơn vị: VNĐ Năm Mặt hàng 2012 2013 2014 Doanh thu Tỷ trọn g (%) Doanh thu Tỷ trọn g (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Đá ốp lát 42.225.000 29,8 220.567.000 36 426.387.000 35,3 Đá trang trí 30.203.000 21.4 160.846.000 26,3 298.000.000 24,7 Gạch hoa 32.125.000 22,7 115.000.000 18,8 226.475.000 18,8 Ngói 36.902.000 26,1 115.482.000 18,9 256.000.000 21,2 Tổng cộng 141.455.000 100 611.895.000 100 1206.862.000 100 (Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính )

Nhìn chung đá ốp lát chiếm tỷ trọng lớn nhất từ năm 2012 đến 2014 trong cơ cấu sản phẩm qua các năm bởi tính đa dạng, đẹp và bền của sản phẩm phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại hóa như ngày nay.

Trong khi đó tỷ trọng của gạch hoa và ngói lại có nhiều biến động, năm 2012 mặt hàng ngói chiếm tỷ trong lớn thứ hai sau đá ốp lát. Còn gạch hoa chiếm tỷ trọng thứ ba nhưng đến năm 2013 và 2014 thì tỷ trọng ở vị trí thấp nhất tương ứng giảm 3,9% so với năm 2012.

Ngược lại, đá trang trí năm 2012 chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu sản phẩm nhưng đến năm 2014 thì chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 tương ứng tăng 3,3% so với năm 2012.

Về thị trường kinh doanh, công ty xác định thị trường mục tiêu của mình là những người có thu nhập cao và những thị trường lớn nên hàng hóa của cơng ty phân phối chủ yếu là Hà Nội và các tỉnh phía bắc.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty theo khu vực năm 2012 và 2014.

19% 17% 28% 36% 2012 21% 13% 32% 34% 2014 Đông Bắc Bộ Tây Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Hà Nội

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của công ty theo khu vực năm 2012 và 2014

(Nguồn: Phịng bán hàng – Cơng ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Trong đó thị trường Hà Nội và thị trường ở khu vực Bắc Trung Bộ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu tỷ trọng thị trường hơn 30%. Ngoài việc chỉ tập trung vào khách hàng trên địa bàn Hà Nội thị trường của công ty đã mở rộng ra cả nước. Trong đó, tập khách hàng thường xuyên và là khách hàng mục tiêu của công ty chủ yếu ở các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng. Sản phẩm của công ty đưa ra thị trường đã được người tiêu dùng biết đến, và công ty trở thành sự lựa chọn tin dùng của khách hàng.

Năm 2013 hệ thống kênh phân phối của công ty mở rộng thêm 6 đại lý và 2 cửa hàng ở Nghệ An. Trong năm 2014 công ty đã mở rộng hệ thống bán buôn tại các khu vực đại lý bán hàng không hiệu quả. Đồng thời mở cửa hàng tại các khu vực thị trường tiềm năng ngoài Hà Nội: 5 Cửa hàng với mức sản lượng mục tiêu 967.000 sản phẩm. Phát triển thêm 2 cửa hàng tại nội thành Hà Nội đóng góp 420.000 sản phẩm. Theo kế hoạch năm 2015 cơng ty sẽ đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của mình và dự kiến sẽ kinh doanh thêm mặt hàng sắt, thép và xi măng tại thị trường miền Nam đồng thời những đại lý ở khu vực miền Bắc đang hoạt động kém hiệu quả công ty se giải thể để giảm chi phí đầu vào nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn.

2.2.1.3. Tình hình kinh doanh của cơng ty

Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại phịng kinh doanh của cơng ty cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động lớn qua các năm, đặc biệt là từ năm 2012 đến 2013 tăng gấp 4 lần, là do năm 2013 công ty ký kết hợp đồng dài hạn với hàng loạt các công ty lớn như Công ty viễn thông quân đội Viettel, Công ty Vincom Long Biên, Công ty đầu tư phát triển hạ tầng Huld, hệ thống đại lý vật liệu xây dựng, Công ty thiết kế và xây dựng Sông hồng.

Theo đó năm 2012, 2013 cơng ty cho xây dựng thêm một số phân xưởng sản xuất tại Nghệ An nhưng do giá cả nguyên vật liệu xây dựng 2 năm tăng mạnh, với chất lượng quản lý kém, kéo theo giá vốn hàng bán tăng cao, do vậy, mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng công ty vẫn bị thua lỗ, năm 2012 là 38.663.020 đồng, năm 2013 là 223.977.577 đồng

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2011 – 2014

Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Tổng doanh thu 202.288.98 6 167.325.658 702.250.983 1757.580.000 Tổng chi phí 87.097.557 205.988.678 926.228.560 502.580.000 LNTT 115.191.42 9 (38.663.020) (223.977.577) 1255.000.000 LNST 86.393.572 (38.663.020) (223.977.577) 978.900.000 (Nguồn: Phịng kế tốn – tài chính)

- Qua bảng số lệu trên ta thấy doanh thu của cơng ty có sự biến đổi mạnh năm 2012 giảm 17,3% so với năm 2011, năm 2013 tăng 419,8% so với năm 2012, sau 3 năm doanh thu tăng 347,3% nhưng lợi nhuận của công ty lại âm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty kém bởi thực tế là đến năm 2012, giá xăng dầu và nhiều chi phí liên quan tăng mạnh nhưng giá vật liệu xây dựng hầu như chững lại. Đến năm 2014, quy mô kinh doanh mở rộng hơn và giá bán ra cũng được cải thiện nên doanh thu tăng 250,3% so với năm 2013 cùng với chi phí đầu vào giảm nên đem lại hiêu quả kinh doanh cao.

- Tổng chi phí của doanh nghiệp tăng mạnh, năm 2012 (136,5%) so với năm 2011, năm 2013 (349,6%) so với năm 2012, cho đến năm 2014 thì có phần cải thiện do cơng ty đã sử dụng biện pháp cắt giảm chi phí và những hoạt động khơng cần thiết làm giảm lợi nhuận vì vậy mà năm 2014 chi phí giảm nên hiệu quả kinh doanh đạt kết quả cao. Như vậy là doanh thu năm 2012 giảm 17,3% nhưng chi phí quản lý tăng nhiều như trên, chứng tỏ hiệu quả quản lý chưa tốt đẫn tới cồng kềnh về chi phí nhưng khơng tăng hiệu quả kinh doanh.

- Lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2012 và 2013 liên tục sụt giảm do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn tốc độ tăng chi phí, năm 2012 so với năm 2011 doanh thu giảm 17,3% nhưng chi phí lại tăng lên làm cho lợi nhuận của công ty âm, năm 2013 so với năm 2012, chi phí tăng 449,6% mà doanh thu chỉ tăng 419,8%, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh trong 2 năm này hoạt động chưa tốt.

2.2.2. Tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.2.1. Tác động của suy thối kinh tế tới đầu vào của cơng ty Tác động tới nguồn vốn của công ty

Trong thời kỳ suy thối, hoạt động huy động vốn trở nên khó khăn, sự biến động của nguồn vốn ảnh hưởng đến sự thành bại của công ty.

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 679 578 345 825 Đơn vị: triệu đồng Tổng nguồn vốn

Biểu đồ 2.2: Biến động của nguồn vốn công ty năm 2011 – 2014

(Nguồn: Phịng kinh doanh – Cơng ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy nguồn vốn của cơng ty giảm trong 3 năm 2011 – 2013 trước ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lượng vốn của công ty năm 2013 giảm 334 triệu đồng so với năm 2011. Ngoài ra các tác động từ chính sách kinh tế năm 2011 của Chính phủ thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mơ, trong đó có các biện pháp cắt giảm, điều chuyển vốn đầu tư của Nhà nước thắt chặt tín dụng. Do đó, việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nhành xây dựng nói chung và cơng ty Vạn Long nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn của cơng ty rất quan trọng trong việc duy trì sản xuất. Do vậy năm 2012 để mở rộng sản xuất công ty phải vay thêm 300 triệu đồng của ngân hàng với thời hạn 6 tháng, chính sách tăng lãi suất của chính phủ năm 2012 buộc cơng ty phải tăng giá bán làm cho sản lượng bán ra giảm so với năm 2011. Trước tình hình suy thối việc huy động vốn từ các nhà đầu tư là rất

khó nên kế hoạch dự kiến phát triển ngành hàng vật liệu xây dựng thêm của công ty vẫn chưa được thực hiện.

Theo số liệu từ phịng kế tốn của cơng ty từ năm 2011 – 2014 thì: Chi phí cho vốn cố định như tiền thuê mặt bằng kinh doanh, mua mới máy móc, sửa chữa trang thiết bị năm 2011 và 2012 là 521 triệu đồng, đến năm 2013 là 529 triệu đồng và năm 2014 là 558 triệu đồng. Trong khi đó doanh thu qua các năm 2013 và 2014 tăng mạnh mà vẫn khơng bù đắp được chi phí. Tuy việc huy động vốn khó khăn làm cho năm 2012 và 2013 lợi nhuận của công ty trong 2 năm âm nhưng đến 2014 từ sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy trong TPHCM thương hiệu của công ty đã được lan rộng và phát triển khá mạnh ở thị trường miền Nam. Theo kế hoạch năm 2015 công ty sẽ vay thêm 500 triệu đồng từ các công ty liên kết để phát triển đa dạng các dịng sản phẩm đá trang trí và các ngun vật liệu trong sản xuất như sắt, thép, xi măng.

Qua đó ta cũng thấy được sự nỗ lực của công ty trong thời kỳ STKT là rất lớn để giúp công ty vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Tác động đến đầu vào là lao động của công ty

Do tác động của suy thối kinh tế nên người lao động trong cơng ty cũng bị ảnh hưởng, thời gian làm việc bị xáo trộn. Trong thời kỳ STKT hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ làm cho công ty phải sa thải nhân viên nên số lượng nhân viên của từng cửa hàng bị giảm xuống . Nhân viên năm 2012 nhân viên trong tồn cơng ty tăng lên 98 nhân viên nhưng đến năm 2012 chỉ cịn lại 70 nhân viên. Ngồi ra, thời gian làm tăng ca cũng ngày càng ít hơn, hiệu quả kinh doanh cũng bị giảm nên chế độ thưởng cho nhân viên cũng khơng có, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nhân viên.

Theo kết quả tác giả tìm hiểu được qua thời gian thực tập tại phịng kinh doanh của cơng ty thì mức lương cơ bản và lương bình quân của người lao động năm 2012 tăng 27,7% ; lương bình quân tăng 13,52% so với năm 2011 nhưng chính sách thưởng và phúc lợi của cơng ty lại có sự thay đổi lớn. Thay vì các đợt thưởng “ nóng ” và thưởng đều hàng tháng như trước đây, trong thời kỳ suy thối cơng ty chỉ thực hiện thưởng vào những dịp lễ tết mức lương cao nhất cho nhân viên trong công ty chỉ từ (3-4 triệu đồng) đối với khu vực thành thị như Hà Nội, còn các tỉnh lân cận khác chỉ từ( 2- 2,5 triệu đồng), các chuyến du lịch để tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội nghỉ ngơi cũng bị cắt giảm tới gần 50%.

Qua đó ta có thể thấy được suy thối kinh tế khơng những ảnh hưởng đến việc làm mà còn tác động đến thu nhập của người lao động trong công ty. Do vậy, số lượng lao động của công ty ngày càng giảm bởi mức lương thấp không đủ chi trả cho cuộc sống của nhân viên nên hiệu quả kinh doanh của công ty ngày càng thấp.

Tác động đến đầu vào là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu vào ln đóng vai trị quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra không bị gián đoạn. Nguyên liệu sản xuất của công ty phải chịu tác động của suy thoái. Theo số liệu từ phịng kế tốn của cơng ty từ năm 2011 – 2014 thì: Chi phí mua ngun vật liệu tăng từ 80 triệu đồng năm 2011, 120 triệu đồng năm 2012, năm 2013 là 250 triệu đồng và đến năm 2014 tăng 290 triệu đồng điều này là do giá của nguyên vật liệu tăng.

Bảng 2.3: Giá nguyên vật liệu sản xuất của công ty CP Vạn Long Hà Nội

Năm Giá đất sét (đồng/kg) Giá than đá(đồng/kg) Giá phiến sét mềm(đồng/kg) Giá canxi silicat(đồng/kg) Vốn sản xuất(trđ) 2012 22.000 25.000 20.000 20.000 120.000 2013 25.000 35.000 22.000 22.000 150.000 2014 18.000 30.000 19.000 20.000 99.000

(Nguồn: Phòng kế tốn – Cơng ty CP Vạn Long Hà Nội)

Dưới đây là biểu đồ hình cột cho ta thấy sự tăng giá liên tục của các nguyên vật liệu sản xuất để giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Đất sét Than đá Phiến set Canxi silicat 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Biểu đồ 2.3: Thể hiện sự biến động giá nguyên vật liệu sản xuất năm 2012 - 2014

(Nguồn: Phịng kinh doanh – Cơng ty cổ phần Vạn Long Hà Nội)

Qua biểu đồ ta thấy : Giá của đất sét biến động qua các năm từ 2012 – 2014 cụ thể 2013 tăng hơn 13% so với năm 2012, đến năm 2014 giảm khoảng 20% so với năm 2013.

Giá than đá năm 2013 tăng khoảng 40% so với năm 2012, đến năm 2014 giá than đá giảm so chỉ còn khoảng 14% so với năm 2013.

Giá phiến sét và giá canxi silicat có mức tăng như nhau, năm 2013 tăng 10% so với năm 2012, đến năm 2014 giảm 15% so với năm 2013.

Sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào trong 2 năm 2012 – 2013 làm cho tổng vốn sản xuất năm 2013 tăng hơn 20% so với năm 2012, đến năm 2014 do giá nguyên vật liệu giảm nên tổng vốn sản xuất giảm 25% so với năm 2013. Điều này khiến công ty phải thay đổi cơ cấu sản phẩm để đảm bảo doanh thu và chi phí. Chi phí cho vận chuyển hàng hóa cũng tăng do giá xăng dầu tăng liên tục. Thông thường mỗi lần giá xăng dầu tăng thì giá vận chuyển hàng hóa cũng tăng khoảng 300 – 400VNĐ/km.

2.2.2.2. Tác động của suy thối kinh tế tới đầu ra của cơng ty

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của cơng ty trong đó đầu ra là rất quan trọng nó ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty dưới đây là 2 yếu tố quan trọng bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế.

Tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường tiêu thụ của công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vạn long hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)