Lợi thế sản xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch (Trang 34 - 36)

1. NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NĂNG LỰC SẢN XUẤT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

1.1. Lợi thế sản xuất

1.1.1.Nguồn lao động và giá nhân công.

Đối với ngành may mặc thế giới, ngành may mặc Châu Á nói chung và ngành dệt may Việt Nam nói riêng có lợi thế tương đối về nguồn nhân công dồi dào và mức lương tương đối thấp so với các khu vực còn lại trên thế giới. Tính đến năm 2005 dân số Việt Nam sẽ là 87,6 triệu người và đến năm 2010 dân số nước ta là 100 triệu người. Do mức lương tương đối thấp nên giá công may của Việt Nam chỉ là 0,18 USD/giờ thấp hơn so với mức bình quân của nhiều nước như Inđônêxia là 0,32 USD/giờ, của Ấn Độ là 0,58USD/giờ và của Trung Quốc là 0,7 USD/giờ.(Tạp chí thương mại số 27/2003)

Khố luận tốt nghiệp Đồn Thanh Tú-Trung 1-K38E Ngoài ra, các sản phẩm dệt may thường là các sản phẩm có giá trị lao động sống cao trong khi lao động của Việt Nam khơng chỉ dồi dào mà cịn khéo tay, thời gian đào tạo ngắn từ đó dẫn đến chi phí đầu tư thấp. Do vậy, yếu tố lao động dồi dào, tiền lương thấp là một trong những lợi thế để Việt Nam thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta nhằm phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành dệt may nói riêng.

1.1.2.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Mục tiêu đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Việt Nam rất đa dạng và phong phú, ngoài lĩnh vực may quần áo xuất khẩu, các chủ đầu tư còn đầu tư vào những lĩnh vực khác: sản xuất túi du lịch, bô lơ, vali, túi thể thao, dây khố kéo, kim máy may, giầy da... với thời hạn đầu tư ngắn nhất là 5 năm và dài nhất là 30 năm. Hiện nay ngành dệt may Việt Nam đã có nhiều bước phát triển để từ đó đã tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới đồng thời giành được sự tin cậy của các nhà đầu tư nước ngồi.

1.1.3.Chính sách của Nhà nước đối với phát triển ngành dệt may.

Nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới đã có những tác động tích cực tới kết quả của ngành dệt may trong những năm vừa qua, cụ thể như :

- Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đặc biệt là việc nới lỏng trong quy chế thương mại, cho phép các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh cũng như các địa phương được quyền xuất khẩu trực tiếp đã tạo ra môi trường sản xuất và kinh doanh thuận lợi đối với ngành dệt may.

- Đại hội VII và Đại hội VIII của Đảng đã xác định việc sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu là một trong những lĩnh vực chú trọng trong chiến lược đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu và đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Trong đó việc thu hút vốn đầu tư sẽ được thực hiện theo phương

Khố luận tốt nghiệp Đồn Thanh Tú-Trung 1-K38E châm “nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng”. Cụ thể hố chiến lược đầu tư này là Luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đưa lại cho nền kinh tế nói chung và ngành dệt may nói riêng nhiều cơ hội thu hút vốn nhằm nâng cao năng lực sản xuất và kinh doanh.

Nghị định số 55-CP của Chính phủ ngày 6/9/1995 đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty dệt may Việt nam. Đây là một bước quan trọng tiến tới việc xố bỏ tình trạng manh mún, phân tán của nghành dệt may làm tăng sức cạnh tranh của ngành trong việc thu hút vốn và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, Đảng và Chính phủ đã có những chính sách thiết thực trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may, đặc biệt đối với thị trường phi hạn ngạch là việc mở rộng mối quan hệ hợp tác với Châu Phi một châu lục có nhiều nét tương đồng về lịch sử với Việt Nam thông qua cuộc hội thảo "Việt Nam-Châu Phi: Những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI" được tổ chức tại Hà Nội tháng 5 năm 2003.

Ngồi ra, cịn rất nhiều chính sách thương mại và đầu tư được ban hành hoặc sửa đổi trong những năm gần đây để phù hợp với tình hình mới cũng đã có những tác động tích cực tới sự phát triển của ngành dệt may nước ta.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)