ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch (Trang 74 - 79)

- Vải từ sợi stape

1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH

1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU VÀO CÁC THỊ TRƯỜNG PHI HẠN NGẠCH NGẠCH

1.1. Dự báo thị trường dệt may thế giới phi hạn ngạch

Sau khi chiến tranh tại Irăc kết thúc, mặc dù trong năm nay kinh tế thế giới khó có thể tăng trưởng như mức dự đốn cuả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là 3,7% mà chỉ có thể đạt khoảng 3,2% đồng thời những nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản... cũng bị một phen lao đao, nhưng trong những tháng cuối năm 2003 hoạt động kinh tế thương mại thế giới đã dần đi vào ổn định, các nền kinh tế trên đã có dấu hiệu phục hồi và phát triển rõ hơn, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường như Mỹ, Nhật Bản, EU, ASEAN cũng đã tăng dần trở lại để chuẩn bị cho mùa giáng sinh đang đến gần và cũng là chuẩn bị cho năm 2004.

Như vậy triển vọng phục hồi của ngành dệt may thế giới nói chung và thị trường dệt may thế giới phi hạn ngạch nói riêng sau những tác động tiêu cực của cuộc chiến tại Irăc là rất khả quan. Trong năm tới nhu cầu nhập khẩu dệt may của thị trường Nhật Bản và một số thị trường như ASEAN, Ơxtraylia, Châu Phi có khả năng sẽ tăng, riêng thị trường Trung Đông việc tập trung tái thiết cơ sở hạ tầng vẫn sẽ được đặt lên hàng đầu nên có thể nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may sẽ khơng tăng.

Về cơ bản, trong năm tới nhu cầu nhập khẩu của phần lớn các thị trường nhập khẩu hàng dệt may phi hạn ngạch của Việt Nam sẽ khơng có biến động lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam vẫn cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thị trường và sản phẩm nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất

Khố luận tốt nghiệp Đồn Thanh Tú-Trung 1-K38E nếu nhu cầu nhập khẩu của các thị trường trên biến động theo hướng bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ta.

1.2. Mục tiêu xuất khẩu vào thị trường phi hạn ngạch

Căn cứ vào thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may nước ta vào các thị trường phi hạn ngạch hiện nay trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu và đầy đủ vào AFTA, tiến tới gia nhập WTO trong một tương lai gần cùng với dự báo về nhu cầu nhập khẩu của các thị trường phi hạn ngạch, ngành dệt may và Tổng công ty Dệt may đã đề ra mục tiêu cụ thể khi xuất khẩu vào các thị trường phi hạn ngạch.

Việc thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu cho hàng dệt may, đặc biệt là thị trường phi hạn ngạch nằm trong quan điểm chung mà Bộ Công nghiệp đưa ra: "Củng cố, giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống, thâm nhập và tạo đà phát triển vào các thị trường có tiềm năng và thị trường khu vực, từng bước hội nhập thị trường kinh tế khu vực AFTA và thị trường kinh tế thế giới WTO". Đồng thời đó cũng là những chủ trương mà Bộ Thương mại nước ta đã nhấn mạnh:" Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá thị trường, tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Châu Á nhất là thị trường Nhật Bản và Trung Quốc-những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chưa tận dụng hết lợi thế, mở rộng diện mặt hàng, nâng cao sức cạnh tranh để tăng kim ngạch xuất khẩu vào EU, kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong nước và cộng đồng người Việt ở các nước Nga, Ukraina, Bêlarut, các nước Đông Âu để khai thác tốt hơn thị trường này, tăng xuất khẩu giảm nhập siêu từ các nước ASEAN, mở rộng thị trường Trung Đơng và Châu Phi".

Khố luận tốt nghiệp Đồn Thanh Tú-Trung 1-K38E Quán triệt những quan điểm và chủ trương nêu trên, trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã đề ra những mục tiêu cụ thể như sau:

Chỉ tiêu sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may đến năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị Mục tiêu toàn ngành 2005 2010 1. KNXK Triệu USD 5.000 8.000 2. Sử dụng LĐ 1.000 người 3.000 4.000 3. Sản phẩm chính - Bơng xơ - Sợi - Vải lụa - Sản phẩm dệt kim - Sản phẩm may 1.000 tấn 1,000 tấn Triệu m2 Triệu sản phẩm Triệu sản phẩm 30 150 800 150 780 95 300 1.200 230 1.200 4. Tỷ lệ nơi địa hố trên

sản phẩm may

% 50 75

Nguồn: Tổng công ty Dệt may Việt Nam

Trong đó, tồn ngành quyết tâm đến năm 2005 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1-1,2 tỷ USD vào thị trường Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường còn lại trừ Mỹ và EU vào khoảng 1-1,1 tỷ USD.

Để đạt được những mục tiêu cụ thể nêu trên ngành dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng "Chiến lược phát triển tăng tốc" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 55/2001/QĐ- Ttg ngày 23/4/2001. Song song với các chương trình đầu tư như: đầu tư phát triển ngành dệt (bao gồm: sản xuất nguyên liệu dệt, sợi, dệt, in nhuộm, hoàn tất), đầu tư phát triển ngành may do ngành triển khai thực hiện thì một loạt những giải pháp vĩ mơ của Chính phủ và UBND các tỉnh cần được cụ thể hoá bằng những cơ chế chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý mang tính đặc cách cho ngành dệt may nhằm kích thích và thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tập trung mọi nguồn lực đầu tư vào Việt Nam.

Khoá luận tốt nghiệp Đoàn Thanh Tú-Trung 1-K38E Hy vọng với quyết tâm của toàn ngành dệt may cộng với sự hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều chính sách khuyến khích phát triển, ngành dệt may sẽ hoàn thành thắng lợi những mục tiêu đã đề ra.

1.3. Những định hướng lớn

1.3.1. Định hướng về sản phẩm

Định hướng về sản phẩm là vấn đề thiết yếu đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Xác định đúng sản phẩm mũi nhọn có thế mạnh, để đầu tư cơng nghệ mới gắn với thị trường theo lộ trình hội nhập sản phẩm dệt may đến năm 2006-2010 và 2020 trên cơ sở các cam kết của chính phủ Việt Nam với AFTA, APEC cũng như chuẩn bị cho việc gia nhập WTO chính là những vấn đề mà các doanh nghiệp cần phải giải quyết. Nhưng việc quyết định sản xuất cái gì lại cần phải dựa trên kết quả của cả quá trình tìm hiểu thị trường và khách hàng.

Dựa trên cơ cấu những mặt hàng mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu và có chỗ đứng tại từng thị trường nhập khẩu phi hạn ngạch, các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã hạ giá thành sản xuất và những yếu tố khác như hệ thống phân phối những sản phẩm hiện hữu để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài. Ngoài ra, một nhiệm vụ quan trọng không kém là ngành dệt may cần đề xuất các giải pháp kinh doanh thận trọng và đồng bộ hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chiến lược sản phẩm mũi nhọn, đồng thời các doanh nghiệp phải tập trung nghiên cứu, đầu tư chiều sâu về trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ, cải tạo xây dựng mới nhà xưởng nhằm phục vụ cho việc sản xuất nhóm sản phẩm cấp cao hơn mà trước đây do hạn chế về nhiều điều kiện nên ta còn bỏ ngỏ. Chẳng hạn như các loại áo măng tơ, comple tại thị trường Nhật Bản...

Khố luận tốt nghiệp Đoàn Thanh Tú-Trung 1-K38E Chỉ khi mỗi doanh nghiệp đều tự xác định được cho mình sản phẩm mũi nhọn từ đó tập trung các nguồn lực hướng về sản phẩm mũi nhọn thì lúc đó doanh nghiệp mới có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần mục tiêu tại thị trường đó.

1.3.2.Định hướng về thị trường

Nhân tố thị trường có vai trị vơ cùng quan trọng, đó là nơi bắt đầu cũng là nơi kết thúc quá trình sản xuất. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhân tố này càng đóng góp vào sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.

Trong vấn đề định hướng thị trường xuất khẩu cho hàng Việt Nam nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng Đảng và Nhà nước ta nhất quán chủ trương: tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển, tích cực chuẩn bị các điều kiện về kinh tế, thể chế, cán bộ... để thực hiện thành cơng q trình hội nhập trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng cùng có lợi.

Tạo thị trường ổn định cho mặt hàng dệt may có khả năng cạnh tranh, cụ thể ở đây là các thị trường phi hạn ngạch. Nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu để tăng thêm thị phần tại các thị trường truyền thống như Nhật Bản, SNG, đồng thời tích cực tìm chỗ đứng tại các thị trường mới như Trung Đông hay Châu Phi và cải thiện vị trí tại thị trường cịn nhiều tiềm năng như thị trường Ơxtraylia,..Ngồi ra có thể tiếp cận với thị trường mới như thị trường Trung và Nam Mỹ.

Như vậy quan điểm "đa phương hoá đa dạng hố thị trường xuất khẩu " là quan điểm mang tính chỉ đạo xuyên suốt cho nhiều mặt hàng trong đó có hàng dệt may.

Để có thể giữ vững và mở rộng thị phần tại các thị trường hiện hữu đồng thời thâm nhập thêm được những thị trường phi hạn ngạch mới, các doanh

Khố luận tốt nghiệp Đồn Thanh Tú-Trung 1-K38E nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm có chiến lược thị trường cụ thể từ đó có thể chủ động ứng phó với những rào cản thương mại tại các thị trường nhập khẩu hàng dệt may trong đó có thị trường dệt may phi hạn ngạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)