1.4.1 .Khái niệm
5. Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
5.1. Mục đích
Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trước hết là truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng đồng thời tiếp nhận những ý kiến phản hồi để làm cơ sở cho chiến lược tiếp theo của mình.
Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh khơng chỉ nhằm lơi cuốn sự chú ý, sự thích thú cho người mua mà cịn nâng cao uy tín cũng như danh tiếng cho doanh nghiệp. Trong thực tế, đa số doanh nghiệp sử dụng các cơng cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh như là một vũ khí cạnh trạnh trên thương trường.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là doanh thu và lợi nhuận. Thực hiện tốt các cơng cụ của chính sách xúc tiến sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh việc bán hạng tiêu thụ sản phẩm, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc áp dụng một cách linh hoạt và đa dạng các công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh giúp cho năng lực cạnh tranh của hàng hố được tăng lên.
Tuy nhiên, áp dụng chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng như các chính sách khác của Marketing có thể phát huy được vai trị tích cực của mình vào thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào sách lược, chiến lược cũng như quy mô đầu tư vào các công cụ xúc tiến mà doanh nghiệp sử dụng.
5.2. Các công cụ trong xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Phần lớn các doanh nghiệp đều có chiến lược xúc tiến riêng nhằm tác động lên thói quen và quan niệm của khách hàng nhờ vào phương pháp cung cấp thông tin và thuyết phục. Hoạt động xúc tiến có thể có rất nhiều mục tiêu như tăng cường sự nổi tiếng của nhãn mác, tăng cường sự tin cậy vào sản phẩm, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp,..
Dưới đây là một vài cơng cụ xúc tiến, tuỳ theo lĩnh vực hoạt động và khả năng tài chính mà doanh nghiệp nên áp dụng cơng cụ nào.
Quảng cáo
Quảng cáo là việc người bán sử dụng các phương tiện truyền thơng có trả tiền để truyền đi thông tin thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ hoặc tổ chức của mình và là một cơng cụ xúc tiến quan trọng rất có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện quảng cáo ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, chất lượng. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên các phương tiện truyền thơng nghe nhìn như tivi, đài, internet, cũng có thể trên các phương tiện in ấn như báo, tạp chí, và các phương tiện quảng cáo khác như biển điện tử, hình ảnh,…
Việc thơng qua một quyết định quảng cáo là một quá trình gồm 5 bước: xác định mục tiêu quảng cáo, quyết định ngân sách quảng cáo, quyết định về nội dung truyền đạt, quyết định về phương tiện truyền thông và cuối cùng là đánh giá hiệu quả quảng cáo.
Quan hệ với công chúng
Quan hệ với công chúng là một công cụ Marketing quan trọng. Hoạt động quan hệ với công chúng nhằm trợ giúp cho doanh nghiệp trong việc tung ra sản phẩm mới, hỗ trợ việc định vị lại sản phẩm đang ở giai đoạn chín muồi, gây ảnh hưởng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể, xây dựng hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và sản phẩm.
Các công cụ trong quan hệ với công chúng như các loại ấn phẩm, các bài phát biểu của những người có vai trị và tầm ảnh hưởng trong doanh nghiệp hoặc trong tổ chức, tổ chức các sự kiện, các hội nghị khách hàng,…
Hội chợ triển lãm thương mại
Hội chợ, triển làm thương mại là một công cụ của xúc tiến thương mại, được đánh giá rất cao, vì đây là cơ hội cho doanh nghiệp và khách hàng gặp mặt trực tiếp. Qua đó, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm của mình, cịn người tiêu dùng trực tiếp đưa ra yêu cầu với người sản xuất.
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là công cụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh trực tiếp với khách hàng. Chi phí của phương pháp này khá cao nên chỉ áp dụng với các mặt hàng có giá trị cao.
Ngồi các cơng cụ xúc tiến trên, trong thực tế các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều cơng cụ khác mà mục đích của các cơng cụ này khơng nằm ngồi các mục đích chung của các công cụ đã nêu trên.
Chúng ta đều nhận thấy vai trò, tầm quan trọng, những tác dụng rất lớn của Marketing và các hoạt động của Marketing đối với hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Lý thuyết về Marketing xuất hiện và được áp dụng khá thành công ở các nước phát triển. Vậy trong thực tế các doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành các hoạt động Marketing cho doanh nghiệp của mình như thế nào?
Để tìm hiểu về vấn đề này, phần hai của báo cáo xin được trình bày về hoạt động Marketing tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO).
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI