III. Hoạt động Marketing củaTổng Công ty Thương mại Hà Nội
3. Phân tích khó khăn và nguyên nhân
3.1 Các nhân tố khách quan
Tình hình chính trị và an ninh thế giới cịn rất phức tạp, giá cả các mặt hàng không ngừng leo thang, đã ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát khó kiểm sốt khiến cho giá đầu vào của sản xuất tăng đồng thời mức tiêu thụ lại giảm.
Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO-Tổ chức Thương mại Thế giới là một thời cơ lớn nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng Cơng ty nói riêng. Nguy cơ cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, điều đó khiến cho hoạt động xúc tiến, quảng bá của Tổng Công ty cần được tăng cường hơn nữa.
Nền kinh tế thế giới ngày càng nâng cao tính chất tồn cầu hố, phân công lao động giữa các nước ngày càng rõ rệt là nhân tố thúc đẩy công tác Marketing của Tổng Công ty nhằm phát huy những thế mạnh, tiềm năng sẵn có.
Tình hình cạnh tranh giữa các ngành nghề, các khu vực thị trường không chỉ trong nước mà cả thị trường nước ngoài cũng đang trở nên rất phức tạp. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, xuất khẩu.
Với dân số khoảng 85 triệu người, nền kinh tế Việt Nam đang được đánh giá là nền kinh tế hoạt động rất năng động, thu nhập bình qn chưa cao nhưng đang tăng có xu hướng làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng hoá chất lượng cao là một tất yếu.
Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường Việt Nam, cũng là một khó khăn khơng nhỏ.