Tổ chức văn hóa mưu sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 46 - 55)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG ĐẠI MỖ

2.1. Văn hóa vật chất

2.1.1.4. Tổ chức văn hóa mưu sinh

Sản xuất nông nghiệp

Ở Đại Mỗ, nghề làm nông xuất hiện khá sớm, dựa vào việc khảo cứu lễ hội truyền thống và các di chỉ khảo cổ học của làng chúng ta có thể thấy rõ điều này. Những di chỉ được tìm thấy có niên đại từ đầu cơng ngun ( những mảnh gốm in hoa văn, bát đĩa có nước men dại, những viên gạch cổ cỡ lớn…) cho ta biết sự xuất hiện và phát triển nghề thủ công: đan lát, dệt. Lễ hội truyền thống của làng có phần thổi xôi thi và lệ giao ni lợn (có qui định trong Hương ước làng) chứng tỏ sự xuất hiện sớm của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Ngày nay, trồng trọt và chăn nuôi vẫn là hai ngành chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của làng, ngành dệt lụa thủ cơng đã khơng cịn, thay vào đó là sự phát triển của các ngành dịch vụ, thương nghiệp vừa và nhỏ.

Trồng trọt: Trong trồng trọt, lúa là cây trồng chủ đạo, có 2 loại lúa chính: lúa nếp và lúa tẻ, trong đó lúa tẻ là chủ yếu. Lúa tẻ được người dân lựa chọn từ nhiều loại khác nhau: Lúa Gié Nam, lúa Sọc, Tám Thơm, Tám Ỏn. Trong đó thơm ngon nhất là lúa Tám Thơm và Tám Ỏn. Lúa nếp có 2 loại: nếp Cái hoa vàng và nếp Mây. Nếp Cái hoa vàng năng suất thấp nhưng thom, dẻo và ngon, dùng để thổi xôi, nấu chè trong các dịp lễ, hội hè…Nếp Mây năng suất cao hơn nhưng không ngon bằng, thường dùng để nấu rượu hay làm

bánh trái. Trong 1 năm lúa được trồng 2 vụ chính: vụ mùa được trồng tháng 6, thu hoạch tháng 10; vụ chiêm được trồng vào cuối đông, thu hoạch tháng 4. Ngồi ra cịn một vụ lúa ngắn ngày gọi là lúa Ba Giăng, cấy tháng 6 thu hoạch tháng 8, xưa kia là vụ lúa cứu đói vào tháng giáp hạt. Các giống lúa mới cây thấp, gạo cứng nhưng năng suất cao. Trước kia, thủy lợi chưa phát triển nên ngành nơng nghiệp ở xã Đại Mỗ cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, bởi thế năng suất còn thấp, mùa màng còn bấp bênh. Nghề trồng lúa hiện nay đã khơng cịn là nghề chính của dân làng. Một phần do diện tích ruộng bị thu hẹp (để chuyển đổi mục đích sử dụng), mặt khác đời sống và nhu cầu của người dân được nâng cao, họ tìm cách làm những nghề phụ để tăng thu nhập. Điều này thể hiện qua việc điều tra các nguồn thu chính trong các gia đình ở làng hiện nay.

Hầu hết người dân được hỏi đều khai nguồn thu nhập chính của gia đình họ hiện nay hồn tồn khơng dựa vào nơng nghiệp.

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu nguồn thu nhập chính của người dân làng Đại Mỗ Nguồn: Số liệu điều tra Nguồn: Số liệu điều tra

Qua số liệu điều tra có thể thấy, hiện nay hoạt động kinh doanh được người dân làng Đại Mỗ lựa chọn nhiều (chiếm 46%), đặc biệt là với những hộ dân có nhà ven quốc lộ 70. Khi nơng nghiệp dần mất đi vị trí, người dân phải tự tìm cách xoay sở sang những nghề khác để đảm bảo cuộc sống. Dân gốc của làng chủ yếu làm nông, và nghề dệt (trước kia), sau khi hợp tác xã thủ công giải tán, và nay diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, người dân cày cấy cũng chỉ đủ đảm bảo gạo ăn chứ khơng có lãi. Gia đình nào cịn cấy lúa cũng không làm trực tiếp mà thường thuê nhân công ở vùng khác làm, trả công và thu gạo về. Sản lượng gạo thu được cũng chỉ đủ cung cấp lương thực cho gia đình trong năm chứ khơng mang về được những khoản thu khác. Muốn nuôi con cái ăn học và đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, dân làng đã năng động, chuyển hướng sang kinh doanh các ngành nghề. Họ mở các cửa hàng dịch vụ thời trang, thực phẩm, ăn uống…, kinh doanh vận tải hoặc đơn giản là cho thuê nhà, miễn sao có thêm thu nhập.

Bên cạnh cây lúa, người dân làng Đại Mỗ cũng sớm trồng hoa màu các loại. Theo kết quả nghiên cứu lịch sử địa chí hành chính vùng tổng Đại Mỗ xưa thì làng Đại Mỗ xưa nổi tiếng với nghề dệt. Như vậy có thể thấy từ lâu, ở Đại Mỗ đã có nghề trồng dâu ni tằm, phục vụ công việc dệt lụa. Các loại hoa màu khác như khoai lang, ngô…được trồng xen canh, gối vụ. Tuy nhiên, hoa màu hiện nay người dân trồng không nhiều, trồng để đem đi bán cũng chỉ là bán nhỏ lẻ ở chợ, khơng có lãi, khơng mang tính kinh doanh lâu dài và đem lại thu nhập ổn định được. Những gia đình trồng nhiều, ni nhiều lại chủ yếu để phục vụ cho chính nhu cầu của gia đình mình, để đảm bảo thực phẩm sạch, an tồn.

Như vậy vai trị của sản xuất nơng nghiệp tính đến thời điểm này đã mờ nhạt đi rất nhiều trong cuộc sống của dân làng Đại Mỗ. Tương lai gần, làng Đại Mỗ cùng với xã Đại Mỗ có thể được sát nhập và chuyển lên thành quận,

phường. Lúc đó, có lẽ diện tích đất nơng nghiệp sẽ bị thu hẹp hơn nữa và nghề nông xưa kia sẽ thực sự khó tồn tại.

50% số người dân được hỏi có thu nhập từ các ngành nghề khác, họ có thể là công chức nhà nước (số này không nhiều), hoặc công nhân, thợ thủ công, hay làm việc theo mùa vụ…

Thế hệ trẻ ở làng hiện nay thường tìm cách lập nghiệp bằng con đường học hành hay kinh doanh và hầu hết các bậc phụ huynh cũng đều mong muốn con mình khơng phải làm nơng nghiệp. Theo số liệu điều tra thực tế thì hiện nay người dân làng mong muốn con cái lập nghiệp bằng con đường học hành chiếm 92%, làm nghề chiếm 8%, ngồi ra khơng ai muốn con mình khơng được qua đào tạo hoặc làm nghề nông.

Chăn nuôi: cũng như nhiều vùng quê khác, trong cơ cấu ngành nông

nghiệp của Đại Mỗ không thể thiếu chăn nuôi. Trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn ni, và chăn ni cung cấp phân bón, sức kéo cho trồng trọt. Vật nuôi truyền thống trong làng bao gồm: trâu, bò, lợn, gà, vit, cá…Xưa kia, trong làng hầu như nhà nào cũng nuôi lợn, phân lợn được dùng để làm phân bón cho trồng trọt. Các giống lợn truyền thống có lợn ỉ chân thấp, bụng to, chậm lớn nhưng thịt ngon. Bên cạnh đó, có giống lợn chân cao, mõm dài phàm ăn nhưng thịt không ngon bằng. Chăn ni lợn ở Đại Mỗ có kĩ thuật cao, nhất là kĩ thuật nuôi lợn nái. Theo kinh nghiệm, việc chọn lợn cái phải là giống lợn ỉ, chân có móng trịn, hai hàng vú dài, mình dài, mõm bẹ. Mỗi lứa chỉ nên nuôi tám con. Nhiều gia đình mỗi năm ni 2 lứa. Khách hàng nhiều nơi đến mua lợn giống ở Đại Mỗ, vì giống tốt. Các bà, các chị trong làng thường mang lợn giống ra chợ Mỗ (ở trung tâm của xóm Chợ) để bán vào sáng sớm. Các loại gia cầm vịt, ngan, gà được nuôi nhiều và phổ biến. Mỗi gia đình thường ni vài chục con, thành đàn. Đặc biệt, gia cầm thường hay

được ni vào mùa gặt, vì có nhiều thóc rơi vãi, ngồi ra cịn có cá, tép làm thức ăn. Sản phẩm của chăn ni cịn phục vụ các việc cúng lễ trong năm.

Ngày nay, thật hiếm tìm được nhà người dân nào cịn ni lợn. Thịt lợn chủ yếu được chở từ các vùng khác, các loại gia cầm cũng được nhập từ nơi khác về là chủ yếu. Người dân ngày càng hình thành nhiều thói quen sinh hoạt và lối sống giống người dân ở các đơ thị.

Tình hình ruộng đất

Đất đai ở Đại Mỗ khơng phải loại đất phì nhiêu màu mỡ. Việc canh tác của người nông dân chủ yếu phụ thuộc thiên nhiên. Thời phong kiến, tình hình ruộng đất ở Đại Mỗ khá khó khăn, người dân khơng có ruộng để cày. Theo tư liệu Địa bạ Hà Đơng thì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, diện tích đất canh tác của cả xã Đại Mỗ (xưa gọi là làng Thiên Mỗ, thuộc tổng Thiên Mỗ, phủ Quốc Oai) có 861 mẫu 6 sào 4 thước trong đó cơng điền là 75 mẫu 4 sào, tư điền có 788 mẫu. Việc xâm canh ở Đại Mỗ diễn ra khá phổ biến.

Đồng ruộng của cả làng bị chia nhỏ ra nhiều loại: ruộng của phe giáp, ruộng của họ…trong đó, ruộng tư chiếm đại đa số, nhiều người phải đi làm thuê, cấy mướn cho chủ có ruộng. Có hai hình thức làm thuê chính: lĩnh ruộng cày cấy, đến vụ phải nộp sản phẩm theo sự thỏa thuận của chủ ruộng với người cấy thuê, hoặc là cấy cày cơng nhật. Nói chung, dù làm dưới hình thức nào thì cuộc sống của người dân nghèo cũng khó khăn.

Sau khi hịa bình lập lại, nhân dân mới được chia ruộng, đầu tư nhiều hơn cho công tác thủy lợi nên đã cấy được 2 vụ/năm, từ đó nâng cao dần năng suất.

Tình hình diện tích đất nơng nghiệp hiện nay ở xã Đại Mỗ (bao gồm cả làng Ngọc Trục, Giao Quang, An Thái, Liên Cơ, Hữu Hưng) là 256.576 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 236,6054 ha. Cơ cấu kinh tế của làng Đại Mỗ

nói riêng và của cả xã Đại Mỗ nói chung đang chuyển biến dần theo hướng giảm tỉ trọng các ngành sản xuất nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ, trong đó ngành dịch vụ chiếm phần lớn.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế xã Đại Mỗ Nguồn: UBND xã Đại Mỗ Nguồn: UBND xã Đại Mỗ

Nghề thủ công

Nghề thủ công thường được làm vào những tháng nông nhàn, lao động ở nhiều độ tuổi có thể tham gia. Các sản phẩm thủ công được làm ra, một phần để tự cấp tự túc, một phần được dùng để trao đổi, buôn bán, tăng thu nhập cho các hộ dân trong làng.

Nghề dệt

Trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi ghi nhận, ở Đơng Đơ có những

phường dệt nổi tiếng về tài dệt những tấm lụa mịn mặt như Nghi Tàm, Thụy Chương. Thời Lê Thánh Tông, cuối thế kỷ XV, vùng Tam Giang có nhiều thợ giỏi dệt được những hàng tơ lụa cao cấp. Thợ dệt Mật Cầu làm được nhiều thứ lụa mỏng, màu sắc đẹp có thể sánh ngang lụa Trung Quốc. Thợ dệt ở Mỗ thì nổi tiếng tài dệt lụa hoa. Ơng Nguyễn Quý Đức Tiến sỹ khoa Bính Thìn

(1676) làm quan đến chức Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Lễ, là người vùng Mỗ. Có chuyện về Nguyễn Quý Đức hồi còn bé đã đối đáp với viên Tri phủ người làng Đơ. Ông Phủ Đơ ra vế đối: Khoai Đơ xanh tốt nhờ có phủ, và bắt Quý Đức phải đối. Ý câu đó là nhờ có ơng Phủ mà khoai Đơ nổi tiếng mới xanh tốt. Quý Đức đối lại ngay: Lĩnh Mỗ vàng trơn bởi vì nghè, ý là lĩnh Mỗ danh tiếng nhờ có kỹ thuật nghè và cũng hàm ý đất Mỗ là đất có nhiều người đỗ tiến sỹ. Qua câu chuyện đối đáp của Nguyễn Quý Đức, ta biết, đầu thế kỷ XVII thợ dệt Đại Mỗ đã dệt được lĩnh rất đẹp.

Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng thì nghề dệt ở Đại Mỗ có từ rất lâu đời, từ thời Hồ Quý Ly đã có ơng tổ nghề mang nghề dệt về làng. Từ đó, người dân làng Mỗ gắn bó và phát triển nghề dệt truyền thống. Người làng Vạn Phúc thời đó cịn đến làng Mỗ để học nghề dệt và mang về làng mình. Trên địa bàn của làng Mỗ xưa kia cịn có nhà thờ tổ nghề. Tuy nhiên, đến thời kì cải cách ruộng đất, nhà thờ tổ nghề đã bị phá hủy.

Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Q Đơn (1726 – 1784) có ghi chép nhiều về nghề dệt trên địa bàn Hà Nội xưa. Ông khẳng định, nước ta thuộc xứ nóng ni tằm nhiều hơn các xứ khác, một năm được đến 8 lứa. Tổ tiên ta chọn lựa được 8 giống tằm mà mỗi giống thích nghi với khí hậu từng tháng nhất định trong năm. Lê Quý Đôn cho biết, vùng Tam Giang đất hẹp người đơng, Từ Liêm có nhiều bãi sơng trồng dâu, nhân dân chăm lo việc chăn tằm, dệt vải. Các làng như Mỗ, La, Phùng có tài dệt lụa, là, sồi, lĩnh và các thứ lụa dày là láng, lĩnh vân. Ở mỗi làng dệt, thợ giỏi có thể dệt được nhiều mặt hàng, trong đó tinh xảo nhất là lụa hoa, cịn gọi là lụa vân. Thợ Vạn Phúc, Đại Mỗ tài hoa tạo nên nhiều loại lụa hoa, trong đó có lụa ngũ sắc, lụa cài hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, quả lựu, rồi bướm, hạc, phượng, chữ thọ... Những vẻ đẹp hoa lụa Đại Mỗ, Vạn Phúc đã trở thành giá trị thẩm mỹ riêng biệt của hàng tơ tằm của Việt Nam.

Công việc dệt cửi địi hỏi phải có khung cửi và ngun vật liệu. Khung cửi xưa được làm bằng gỗ mành bề, dài khoảng 4 thước. Lĩnh lụa của Đại Mỗ xưa được dệt khéo léo, trên mặt lụa nổi lên các hoa văn hình quần ngư, hồ điệp, phượng, và rồng. Lĩnh và lụa của Đại Mỗ thường được bán ở các phố hàng Ngang, hàng Đào trong kinh thành Thăng Long. Dân làng Đại Mỗ cũng thường dệt lĩnh trơn, lĩnh trơn đem nghè đi cho bóng rồi gửi vào Huế, Sài Gịn để nhồi tía, thường dùng may quần phụ nữ. Lĩnh hoa may áo bông, áo kép, mặc đẹp và ấm. Những gia đình khá giả, có điều kiện mới mua loại này. Đầu thế kỉ XIX khi chợ Hà Đơng được thành lập thì lĩnh lụa ở Đại Mỗ được đem bán ở đây, ngoài ra nhiều khách ở các tỉnh cũng về tận làng để mua.

Nghề dệt ở Đại Mỗ mất dần từ sau khi hợp tác xã nông nghiệp giải tán, Nhà nước xóa bỏ dần chế độ bao cấp. Dân làng tự nhận thấy nghề dệt không đảm bảo được nhu cầu cho cuộc sống thời kì mới. Những người dân tham gia làm nghề dệt rời bỏ khung cửi và phải tìm kiếm nghề khác để mưu sinh. Đại đa phần trong số đó khơng quay về sản xuất nơng nghiệp mà tham gia kinh doanh dịch vụ hoặc thoát ly đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, nghề dệt truyền thống là một trong những điểm nhấn quan trọng, mang về cho làng Đại Mỗ nét văn hóa riêng. Mặc dù nó đã mai một và nay mất hẳn, nhưng đó cũng là nét đẹp trong quá khứ mà khi nhắc tới, dân làng vẫn rất đỗi tự hào.

Thương nghiệp và dịch vụ

Việc lưu thơng hàng hóa ở làng Đại Mỗ diễn ra khá sớm. Chợ Mỗ (nằm ở giữa thôn Chợ) là trung tâm kinh tế, góp phần điều tiết các sản phẩm dư thừa của người dân giữa các làng với nhau. Nguyễn Quý Đức chính là người đã hiến tặng 4 mẫu ruộng để lập chợ Mỗ. Đầu thế kỉ XX, chợ Mỗ có qui mơ lớn và nổi tiếng trong vùng. Chợ Mỗ mở phiên chính vào ngày mồng 2, mồng 7; phiên phụ họp ngày mồng 4 và mồng 9 âm lịch. Hiện nay, chợ Mỗ đã

chuyển địa điểm xuống trung tâm của xóm Ngang, và họp đều đặn mỗi buổi sáng hàng ngày với nhiều loại mặt hàng đa dạng.

Ban đầu, người dân trong xã đem các nông sản thừa, các sản phẩm thủ công đi bán tại các chợ trong làng như chợ Mỗ, chợ Chiều (cũng thuộc địa phận xóm Chợ). Sau này, xuất hiện một số người buôn chuyến đi các nơi xa. Nghề buôn chuyến phát triển ở các làng gần chợ Mỗ, chợ Chiều, nằm dọc quốc lộ 70, thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các vùng lân cận (trung tâm Hà Nội, Hà Đông, Thanh Oai, Thạch Thất, La Cả, La Phù, La Khê…). Từ chợ Mỗ, các nhà buôn chuyến mua lại các mặt hàng như vải, lụa…rồi đem đi bán ở các nơi trong kinh thành Thăng Long xưa, Hà Đông và một số tỉnh.

Ngày nay các ngành thương nghiệp và dịch vụ ở Đại Mỗ có nhiều thay đổi, dọc đường quốc lộ 70 hầu hết các gia đình đều kinh doanh nhiều loại mặt hàng phong phú, đa dạng, trong đó phần lớn là phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của người dân trong làng. Phần lớn các gia đình khơng cịn làm nơng nghiệp thuần túy, thay vào đó, họ chỉ duy trì nghề trồng lúa để cung cấp gạo và đỡ để phí diện tích đất nơng nghiệp. Thanh niên trong làng hầu như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)