Các điểm thờ tự người dân thường đến trên địa bàn làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 80 - 89)

Tiểu kết chương 2

Khơng gian văn hóa làng Đại Mỗ ngày nay là khơng gian văn hóa của một làng ven đơ đang trong q trình đơ thị hóa. Sự biến đổi diễn ra một cách mạnh mẽ. Không gian sống của người dân khơng cịn núp sau lũy tre làng mà đã cởi mở hơn rất nhiều. Cấu trúc đường làng, ngõ xóm mang diện mạo mới; kiến trúc nhà ở của người dân hiện đại, khang trang hơn. Không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng và văn hóa tâm linh được đầu tư nâng cấp theo chủ trương xây dựng nông thôn mới. Nhà Văn hóa các xóm trở thành nơi giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước từ cán bộ xã, thơn, đến với người dân. Các di tích đình, chùa, miếu trên địa bàn đều được nâng cấp, tu bổ.

Tỉ trọng ngành nông nghiệp ở làng giảm mạnh, đồng nghĩa với việc người dân khơng cịn coi nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo như trước. Diện tích đất nơng nghiệp cũng bị thu hẹp hơn, dân làng đã năng động chuyển sang các ngành nghề khác để tăng thu nhập. Tỉ trọng ngành thương nghiệp, dịch vụ tăng, người dân tự đa dạng hóa các ngành nghề. Đây là điểm tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế ở làng.

Đại Mỗ là ngôi làng cịn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa phi vật thể. Từ khơng gian sinh hoạt văn hóa tâm linh đến những nề nếp trong từng gia đình, dịng họ, cách ứng xử giữa những người dân với nhau. Có thể nói, Đại Mỗ dù đã mang bộ mặt “phố” nhưng phần sâu thẳm bên trong mỗi người dân đều vẫn mang nếp nghĩ, cách sống, lề thói của quê hương. Đây cũng là một trong những nhân tố góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa làng Đại Mỗ truyền thống.

CHƯƠNG 3

ĐƠ THỊ HĨA VÀ VẤN ĐỀ GÌN GIỮ, BẢO TỒN KHƠNG GIAN VĂN HĨA LÀNG ĐẠI MỖ

Q trình đơ thị hóa là q trình tất yếu phải diễn ra khơng chỉ ở nước ta mà trên phạm vi tồn cầu. Những vùng nơng thơn là nơi chịu tác động mạnh mẽ nhất của đơ thị hóa. Người nơng dân đi vào thời điểm giao thoa giữa cái cũ và cái mới, đời sống kinh tế được cải thiện đáng kể, nhưng kéo theo đó là những sự tác động và thách thức không lớn để xây dựng cuộc sống mới bền vững. Người dân làng Đại Mỗ cũng khơng nằm ngồi qui luật đó.

3.1. Khái niệm

Khái niệm đơ thị

Con người sau khi thốt khỏi cuộc sống du canh du cư, đã định cư và lao động sinh sống trong một địa bàn nhất định, địa bàn ấy có qui mơ như một làng hoặc bản, ấp…đó là những điểm dân cư nơng thơn. Do sáng chế ra công cụ lao động, con người đã dần làm chủ tự nhiên, biết cách trồng trọt sản xuất, đảm bảo cho cuộc sống của mình. Khi sản xuất phát triển, có những gia đình có sản phẩm dư thừa, họ bắt đầu có nhu cầu mang sản phẩm của mình đi trao đổi lấy sản phẩm khác. Họ chính là những đối tượng đầu tiên tách ra khỏ sản xuất nông nghiệp, di chuyển qua nhiều nơi để trao đổi, buôn bán hàng hóa, điều tiết hàng hóa giữa nơi thừa và thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, một bộ phận dân cư chuyển hẳn sang làm các nghề thủ công nghiệp và dịch vụ. Họ dần tìm đến những địa bàn có vị trí thuận lợi hơn cho việc kinh doanh của mình. Nơi tập trung phần đông những dân cư phi nơng nghiệp. Đó là điểm dân cư đô thị.

nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách, lối sống thành thị hay đô thị, lối sống cơng nghiệp”.

Khái niệm đơ thị hóa

Trong thời đại hiện nay chúng ta đã quá quen với khái niệm đơ thị hóa. Nghiên cứu về đơ thị hóa và những tác động của nó đến đời sống dân cư cũng được nhiều học giả lựa chọn. Nhiều định nghĩa về đơ thị hóa được đưa ra dưới các góc độ khác nhau.

Trong cơng trình nghiên cứu Thăng Long- Hà Nội, 1000 năm đô thị hóa Lê Hồng Kế đã đưa ra một số tiêu chí về đơ thị hóa như sau:

- Đơ thị hóa là q trình chuyển hóa từ dạng phân bố dân cư nông nghiệp phân tán sang dạng tổ chức các quần cư tập trung do các hoạt động phi nông nghiệp, với tỉ trọng ngày càng cao của số dân sinh sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị.

- Đơ thị hóa làm xuất hiện hàng loạt những thay đổi về mặt kinh tế xã hội, gắn liền với việc phát triển công nghiệp và kinh tế thị trường. - Đơ thị hóa làm xuất hiện ngày càng nhiều các loại đơ thị mà trong

đó, qui mơ đơ thị ngày càng hiện đại, tính chất đơ thị ngày càng đa dạng hơn…theo xu thế phát triển của xã hội.

- Đơ thị hóa gắn liền với những thay đổi trong thái độ ứng xử của con người trong q trình chuyển hóa từ lối sống, nếp sống nơng thơn sang lối sống, nếp sống đô thị.

Như vậy có thể thấy, đơ thị hóa là sự mở rộng của đơ thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay điện tích đơ thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì nó cịn được gọi là mức độ đơ thị hố, cịn theo cách thứ hai, nó có tên là tốc độ đơ thị hố.

Trên quan điểm một vùng: đơ thị hóa là q trình hình thành, phát triển các hình thức và điều kiện sống theo kiểu đô thị.

Trên quan điểm kinh tế quốc dân: đơ thị hóa là một q trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đơ thị hiện có theo chiều sâu.

Đơ thị hóa là thời kì q độ từ hình thức sống nơng thơn sang hình thức sống đơ thị của một nhóm dân cư nhất định.

Đơ thị hóa nơng thơn là xu hướng tất yếu, là q trình phát triển nơng thơn, nâng cao đời sống nông thôn để gần với đô thị.

Đơ thị hóa là q trình biến đổi và phân bố các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư, hình thành, phát triển các điều kiện và hình thức sống theo kiểu đơ thị, đồng thời phát triển đơ thị hiện có theo chiều sâu theo hướng hiện đại hóa khoa học kĩ thuật và tăng qui mô dân số.

3.2. Những tác động của q trình đơ thị hóa đến làng Đại Mỗ

Đơ thị hóa gây ra những biến động về dân số, thành phần dân cư

Qui mơ dân số của tồn xã Đại Mỗ đã tăng trung bình mỗi năm trên 1000 người. Theo số liệu thống kê mới nhất từ năm 2010 đến 2012, dân số toàn xã tăng thêm hơn 2000 người.

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

19.696 20.629 21.040

Bảng 3.1. Dân số xã Đại Mỗ ( theo số liệu thống kê từ Uỷ ban Nhân dân xã Đại Mỗ). Đơn vị: người Đại Mỗ). Đơn vị: người

Trong số đó, dân ở làng Đại Mỗ chiếm đa số (4 xóm gốc của làng ). Các xóm này nằm ở vị trí thuận lợi, gắn với quốc lộ, là nơi kinh doanh, các hoạt động dịch vụ, là trung tâm của cả xã. Đây cũng là nơi nhiều người từ nơi khác đến định cư. Điều này cũng gây bất lợi cho cơng tác quản lý an ninh. Vì hiện

nay, xóm Chợ là nơi có nhiều người nhập cư, tạm trú nhất, cũng là xóm mà vấn đề an ninh bất ổn hơn trước rất nhiều. Các vụ trộm cắp của cải, nghiện hút gia tăng, các tệ nạn như mại dâm manh nha xuất hiện. Đó cũng là dịch vụ của những người nơi khác tới làng kinh doanh, lôi kéo một bộ phận dân chúng tham gia. Điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới cuộc sống của người dân và gây một cái nhìn thiếu thiện cảm với người nhập cư. Tất nhiên đó chỉ là một bộ phận khơng lớn người nhập cư, cịn lại đa phần những người tới làng sinh sống cũng đều cố gắng lao động, hòa nhập với nếp sống chung ở làng.

Trước đây thành phần dân cư ở làng chủ yếu làm nghề nông và nghề phụ, tỉ lệ nhỏ người làm công nhân, làm cán bộ Nhà nước. Nhưng giờ đây thành phần dân cư làm nông nghiệp đã giảm xuống đáng kể, thay vào đó người dân chuyển sang làm nghề tự do, kinh doanh buôn bán, tầng lớp thanh niên trẻ lập nghiệp bằng việc học nghề hoặc Cao đẳng, Đại học. Phần lớn họ không muốn và khơng có ý định quay lại làm nghề nơng, dù là trồng trọt hay chăn nuôi. Bộ phận dân nhập cư cũng khiến dân số chung của làng tăng lên, thành phần những người nhập cư chủ yếu là các gia đình trẻ, có trình độ văn hóa nhất định, thường là bác sỹ, kỹ sư…Số người làm cơng nhân khơng nhiều, vì họ khơng có đủ điều kiện mua đất, xây nhà mà chủ yếu chỉ đến ở trọ theo thời vụ. Số lượng dân nhập cư kiểu này không ổn định mà biến động theo từng năm, phụ thuộc vào tình hình kinh tế của doanh nghiệp tuyển dụng.

Sự xuất hiện của thành phần dân nhập cư đã có những sư tác động nhất định đến đời sống của dân gốc trong làng. Phần lớn dân làng vẫn không dành cho dân nhập cư sự gắn bó sâu sắc được như người cùng làng. Tâm lý dò xét và đề phòng vẫn là yếu tố chủ đạo chi phối đến cách nhìn nhận, đánh giá của người dân.

Đơ thị hóa tác động tới sự phát triển kinh tế, làm thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp

Đại Mỗ hiện nay diễn ra một mâu thuẫn, khi mà diện tích đất nơng nghiệp theo thống kê vẫn chiếm đa phần, số hội viên Hội Nông dân luôn đông nhất, nhưng cơ cấu các thành phần kinh tế và tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế thì diễn ra ngược lại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2011 thì tỉ trọng ngành nơng nghiệp chỉ chiếm 3,6%; trong khi đó thương mại – dịch vụ chiếm 58,2%; Công nghiệp- thủ công nghiệp chiếm 38,2%. Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp cịn 10,3%; cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,2%; thương mại dịch vụ chiếm 54,5%. Như vậy, ngành thương mại – dịch vụ đứng đầu trong cơ cấu các ngành nghề kinh tế và tỉ lệ lao động. Đây là sự chuyển biến tích cực, phù hợp với qui luật và xu thế phát triển chung của quá trình đơ thị hóa.

Chính sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến sự thay đổi việc làm của người dân. Những gia đình cịn diện tích đất ruộng hiện nay trong làng cũng rất ít cấy lúa. Nếu cấy họ sẽ thuê người từ lúc gieo mạ đến khi thu hoạch, cấy xong 1 vụ, chủ yếu để lấy gạo ăn, chứ khơng mang tính kinh tế nhiều. Vì vậy, khi diện tích đất nơng nghiệp dần bị thu hẹp trong q trình đơ thị hóa, người dân lập tức nghĩ tới việc làm những nghề phụ khác để kiếm tiền chứ không trông mong vào công việc đồng áng nữa. Một nguyên nhân nữa khiến người dân không tập trung vào sản xuất là do họ lo ruộng của mình sớm muộn gì cũng bi Nhà nước thu hồi, và một số khu vực còn rơi vào diện qui hoạch để xây dựng bệnh viện, khu trung tâm thương mại. Tâm lý trông chờ đền bù xuất hiện, người nông dân quanh năm kinh tế chỉ đủ ăn, nay có cơ hội sở hữu một số tiền lớn, họ mong được đền bù để lấy tiền đó làm vốn, chia cho con cháu và giữ lại để đầu tư làm việc khác sinh lời. Những người ở độ tuổi trung niên thường để dành tiền đó làm tiền tiết kiệm, dưỡng già, một số gia đình cịn đất rộng thì đầu tư xây dựng nhà cấp bốn để cho thuê. Trong thâm tâm, người dân

vẫn phần nào cịn hồi nghi và cảm thấy tiếc nuối khi thấy diện tích đất nơng nghiệp đang bị giảm dần. Hơn 1 nửa số người dân được hỏi cảm thấy việc diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp là dấu hiệu không tốt.

Biểu đồ 3.1. Suy nghĩ của dân làng Đại Mỗ về vần đề diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp

Nguồn: Số liệu điều tra

Tuy nhiên, người dân làng Đại Mỗ cũng dần chấp nhận thực tế, chấp nhận qui luật của sự phát triển kinh tế, họ biết không thể sống mãi với ruộng đồng nên đã tìm đến những cơng việc mới. Khi đặt câu hỏi cảm nhận của người dân về các dự án đã và đang được tiến hành xây dựng ở địa phương, đa phần dân làng đánh giá có sự tác động tốt tới sự phát triển kinh tế của làng (chiếm 76%), số người cho rằng các cơng trình gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan chiếm 14%, và chỉ có 10% người dân có ý kiến khác.

Vốn cần cù và linh hoạt trong sản xuất nên việc người dân lựa chọn cơng việc mới khơng khó. Các gia đình có điều kiện cho con ăn học thì mong muốn con cái lập nghiệp bằng con đường học hành; những gia đình mà con cái

khơng thể theo con đường học vấn thì được bố mẹ cho đi học nghề. Một số nghề phổ biến được thanh niên trong làng lựa chọn là các nghề liên quan đến dịch vụ vận tải, chăm sóc sắc đẹp, hoặc đi làm thuê cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương. Một số thì chuyển sang bn bán các mặt hàng phục vụ cuộc sống, chủ yếu là hàng thời trang, may mặc. Trục đường quốc lộ 70 chạy qua các xóm của làng khiến bộ mặt làng ngày một đổi khác. Tất cả các dịch vụ kinh doanh của dân làng đều diễn ra trên trục đường này. Quan sát dọc quốc lộ 70, quanh khu vực xóm Tháp và xóm Chợ thì có thể thấy các cửa hàng quần áo thời trang chiếm áp đảo các mặt hàng khác. Vì vẫn mang tính chất làng, nên người dân cũng phần nào bị hạn chế trong việc chọn lựa các mặt hàng để kinh doanh. Về mức giá người dân vẫn còn e dè, thị hiếu của người dân nơi đây vẫn mang tính chất của làng.

Đất ruộng mất đi, người dân cũng phải đứng trước nhiều thách thức để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, đời sống của người dân Đại Mỗ hơm nay đã có sự cải thiện rất đáng kể. Những hộ nghèo gần nhất xã cũng đã được đền bù, hoặc tự nguyện bán bớt đất nơng nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng như xây nhà trọ cho thuê để tăng thu nhập. Đại Mỗ ngày nay khơng cịn nghề dệt thủ công truyền thống nên thanh niên trong làng cũng tự lựa chọn cho mình nghề nghiệp tự do. Mặc dù vậy, không phải tất cả thanh niên trong làng đều có sự định hướng tốt. Một bộ phận khơng nhỏ thanh niên của xóm Chợ hiện nay mắc vào nhiều tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến trật tự an ninh của làng.

Chất lượng an ninh trật tự trên địa bàn hiện nay phần lớn được người dân đánh giá ở mức khá chứ chưa thực sự tốt.

Tốt Khá Trung bình Kém

6% 60% 28% 6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)