Cơ cấu các thành phần kinh tế xã Đại Mỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 51 - 55)

Nguồn: UBND xã Đại Mỗ

Nghề thủ công

Nghề thủ công thường được làm vào những tháng nông nhàn, lao động ở nhiều độ tuổi có thể tham gia. Các sản phẩm thủ công được làm ra, một phần để tự cấp tự túc, một phần được dùng để trao đổi, buôn bán, tăng thu nhập cho các hộ dân trong làng.

Nghề dệt

Trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi ghi nhận, ở Đơng Đơ có những

phường dệt nổi tiếng về tài dệt những tấm lụa mịn mặt như Nghi Tàm, Thụy Chương. Thời Lê Thánh Tơng, cuối thế kỷ XV, vùng Tam Giang có nhiều thợ giỏi dệt được những hàng tơ lụa cao cấp. Thợ dệt Mật Cầu làm được nhiều thứ lụa mỏng, màu sắc đẹp có thể sánh ngang lụa Trung Quốc. Thợ dệt ở Mỗ thì nổi tiếng tài dệt lụa hoa. Ông Nguyễn Quý Đức Tiến sỹ khoa Bính Thìn

(1676) làm quan đến chức Tham tụng kiêm Thượng thư bộ Lễ, là người vùng Mỗ. Có chuyện về Nguyễn Quý Đức hồi còn bé đã đối đáp với viên Tri phủ người làng Đơ. Ông Phủ Đơ ra vế đối: Khoai Đơ xanh tốt nhờ có phủ, và bắt Quý Đức phải đối. Ý câu đó là nhờ có ơng Phủ mà khoai Đơ nổi tiếng mới xanh tốt. Quý Đức đối lại ngay: Lĩnh Mỗ vàng trơn bởi vì nghè, ý là lĩnh Mỗ danh tiếng nhờ có kỹ thuật nghè và cũng hàm ý đất Mỗ là đất có nhiều người đỗ tiến sỹ. Qua câu chuyện đối đáp của Nguyễn Quý Đức, ta biết, đầu thế kỷ XVII thợ dệt Đại Mỗ đã dệt được lĩnh rất đẹp.

Theo lời kể của các cụ cao tuổi trong làng thì nghề dệt ở Đại Mỗ có từ rất lâu đời, từ thời Hồ Quý Ly đã có ơng tổ nghề mang nghề dệt về làng. Từ đó, người dân làng Mỗ gắn bó và phát triển nghề dệt truyền thống. Người làng Vạn Phúc thời đó cịn đến làng Mỗ để học nghề dệt và mang về làng mình. Trên địa bàn của làng Mỗ xưa kia cịn có nhà thờ tổ nghề. Tuy nhiên, đến thời kì cải cách ruộng đất, nhà thờ tổ nghề đã bị phá hủy.

Trong sách Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đơn (1726 – 1784) có ghi chép nhiều về nghề dệt trên địa bàn Hà Nội xưa. Ông khẳng định, nước ta thuộc xứ nóng ni tằm nhiều hơn các xứ khác, một năm được đến 8 lứa. Tổ tiên ta chọn lựa được 8 giống tằm mà mỗi giống thích nghi với khí hậu từng tháng nhất định trong năm. Lê Quý Đôn cho biết, vùng Tam Giang đất hẹp người đơng, Từ Liêm có nhiều bãi sơng trồng dâu, nhân dân chăm lo việc chăn tằm, dệt vải. Các làng như Mỗ, La, Phùng có tài dệt lụa, là, sồi, lĩnh và các thứ lụa dày là láng, lĩnh vân. Ở mỗi làng dệt, thợ giỏi có thể dệt được nhiều mặt hàng, trong đó tinh xảo nhất là lụa hoa, cịn gọi là lụa vân. Thợ Vạn Phúc, Đại Mỗ tài hoa tạo nên nhiều loại lụa hoa, trong đó có lụa ngũ sắc, lụa cài hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, quả lựu, rồi bướm, hạc, phượng, chữ thọ... Những vẻ đẹp hoa lụa Đại Mỗ, Vạn Phúc đã trở thành giá trị thẩm mỹ riêng biệt của hàng tơ tằm của Việt Nam.

Cơng việc dệt cửi địi hỏi phải có khung cửi và ngun vật liệu. Khung cửi xưa được làm bằng gỗ mành bề, dài khoảng 4 thước. Lĩnh lụa của Đại Mỗ xưa được dệt khéo léo, trên mặt lụa nổi lên các hoa văn hình quần ngư, hồ điệp, phượng, và rồng. Lĩnh và lụa của Đại Mỗ thường được bán ở các phố hàng Ngang, hàng Đào trong kinh thành Thăng Long. Dân làng Đại Mỗ cũng thường dệt lĩnh trơn, lĩnh trơn đem nghè đi cho bóng rồi gửi vào Huế, Sài Gịn để nhồi tía, thường dùng may quần phụ nữ. Lĩnh hoa may áo bông, áo kép, mặc đẹp và ấm. Những gia đình khá giả, có điều kiện mới mua loại này. Đầu thế kỉ XIX khi chợ Hà Đơng được thành lập thì lĩnh lụa ở Đại Mỗ được đem bán ở đây, ngoài ra nhiều khách ở các tỉnh cũng về tận làng để mua.

Nghề dệt ở Đại Mỗ mất dần từ sau khi hợp tác xã nơng nghiệp giải tán, Nhà nước xóa bỏ dần chế độ bao cấp. Dân làng tự nhận thấy nghề dệt không đảm bảo được nhu cầu cho cuộc sống thời kì mới. Những người dân tham gia làm nghề dệt rời bỏ khung cửi và phải tìm kiếm nghề khác để mưu sinh. Đại đa phần trong số đó khơng quay về sản xuất nơng nghiệp mà tham gia kinh doanh dịch vụ hoặc thoát ly đi nơi khác sinh sống. Tuy nhiên, nghề dệt truyền thống là một trong những điểm nhấn quan trọng, mang về cho làng Đại Mỗ nét văn hóa riêng. Mặc dù nó đã mai một và nay mất hẳn, nhưng đó cũng là nét đẹp trong quá khứ mà khi nhắc tới, dân làng vẫn rất đỗi tự hào.

Thương nghiệp và dịch vụ

Việc lưu thơng hàng hóa ở làng Đại Mỗ diễn ra khá sớm. Chợ Mỗ (nằm ở giữa thôn Chợ) là trung tâm kinh tế, góp phần điều tiết các sản phẩm dư thừa của người dân giữa các làng với nhau. Nguyễn Quý Đức chính là người đã hiến tặng 4 mẫu ruộng để lập chợ Mỗ. Đầu thế kỉ XX, chợ Mỗ có qui mơ lớn và nổi tiếng trong vùng. Chợ Mỗ mở phiên chính vào ngày mồng 2, mồng 7; phiên phụ họp ngày mồng 4 và mồng 9 âm lịch. Hiện nay, chợ Mỗ đã

chuyển địa điểm xuống trung tâm của xóm Ngang, và họp đều đặn mỗi buổi sáng hàng ngày với nhiều loại mặt hàng đa dạng.

Ban đầu, người dân trong xã đem các nông sản thừa, các sản phẩm thủ công đi bán tại các chợ trong làng như chợ Mỗ, chợ Chiều (cũng thuộc địa phận xóm Chợ). Sau này, xuất hiện một số người buôn chuyến đi các nơi xa. Nghề buôn chuyến phát triển ở các làng gần chợ Mỗ, chợ Chiều, nằm dọc quốc lộ 70, thuận lợi cho giao lưu buôn bán với các vùng lân cận (trung tâm Hà Nội, Hà Đông, Thanh Oai, Thạch Thất, La Cả, La Phù, La Khê…). Từ chợ Mỗ, các nhà buôn chuyến mua lại các mặt hàng như vải, lụa…rồi đem đi bán ở các nơi trong kinh thành Thăng Long xưa, Hà Đông và một số tỉnh.

Ngày nay các ngành thương nghiệp và dịch vụ ở Đại Mỗ có nhiều thay đổi, dọc đường quốc lộ 70 hầu hết các gia đình đều kinh doanh nhiều loại mặt hàng phong phú, đa dạng, trong đó phần lớn là phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của người dân trong làng. Phần lớn các gia đình khơng cịn làm nơng nghiệp thuần túy, thay vào đó, họ chỉ duy trì nghề trồng lúa để cung cấp gạo và đỡ để phí diện tích đất nơng nghiệp. Thanh niên trong làng hầu như không gắn bó với nghề nơng, họ chọn cho mình nhiều con đường lập nghiệp, có thể học đại học, học nghề hay đơn giản là kinh doanh buôn bán, làm nghề tự do. Tỉ lệ lao động trong ngành nông nghiệp hiện nay ở cả xã Đại Mỗ chỉ chiếm 10,3%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,2%; Thương mại dịch vụ chiếm 54,5%. Điều đó cho thấy cơ cấu các ngành kinh tế và cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế ở Đại Mỗ đang có sự chuyển biến khá mạnh mẽ. Người dân tham gia kinh doanh các loại hình dịch vụ nhiều nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian văn hóa làng đại mỗ (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)