Các nguồn kinh phí của nhà trường từ năm 2011 đến năm 2013

Một phần của tài liệu Vận dụng bảng cân bằng điểm (balance scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng (Trang 44 - 47)

Đơn vị tính: Đồng

Năm

Kinh phí thường xuyên nguồn

Nguồn thu từ kinh phí đào tạo

Nguồn thu khác Tổng cộng 2011 9,234,000,000 21,655,000,000 7,290,000,000 38,179,000,000 2012 11,256,000,000 29,780,000,000 8,750,000,000 49,786,000,000 2013 16,126,000,000 32,577,719,000 10,858,018,000 59,561,737,000 Cộng 36,616,000,000 84,012,719,000 26,898,018,000 147,526,737,000

(Nguồn: Số liệu thống kê từ phịng Tài chính – Kế toán trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng)

Về các khoản chi: Nhà trường ln có kế hoạch khai thác, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính nhằm đảm bảo đủ kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trường và tái đầu tư phát triển. Các khoản chi theo từng nguồn của trường đều tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ. Nhà trường hạch toán các khoản chi theo hệ thống mục lục ngân sách nhà nước. Các khoản chi tại trường như:

- Chi trả lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên, nhân viên. Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn tại trường.

- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản phục vụ công tác giảng dạy, như: máy tính, hệ thống âm thanh, máy chiếu, quạt, bàn, micro cho các phòng học.

- Chi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo trình, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, giảng viên.

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: Trường đang tiến hành xây dựng dãy nhà B để mở rộng thêm phòng học cho học sinh sinh viên.

- Chi mua văn phịng phẩm cấp phát cho các tồn thể cán bộ, giảng viên, viên chức.

- Các khoản chi khác cho các hoạt động của trường.

Các khoản thu chi phải được hiệu trưởng duyệt và được thực hiện tập trung tại phòng TC-KT, các khoản chi được thực hiện qua sự ủy quyền, khoán chi của Hiệu trưởng sẽ được thể hiện bằng văn bản, trước và sau khi thực hiện phải thơng qua phịng TC – KT để được hướng dẫn kiểm tra giám sát. Cơng tác kế tốn, thống kê và báo cáo tài chính của trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật và chế độ của kế toán, thống kê áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

2.2.1.2. Đánh giá về phương diện tài chính của nhà trường

Ưu điểm:

Nhà trường là đơn vị sự nghiệp có thu, được tự chủ về nguồn kinh phí được giao. Cơ chế quản lý thu chi của trường dựa trên nguyên tắc cơng khai.

Nhà trường ln có kế hoạch phân bổ hợp lý, và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính nhằm đảm bảo đủ kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động của trường và tái đầu tư phát triển.

Nhà trường có đặt ra mục tiêu cho phương diện tài chính: Tăng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp và từ các hoạt động dịch vụ khác, từ đó tăng thu nhập cho CB – GV, và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.

Nhược điểm:

Nhà trường chưa xây dựng được mục tiêu tài chính cụ thể hóa từ chiến lược phát triển nhà trường, và chưa thiết lập được các thước đo để đo lường thành quả hoạt động trong khía cạnh tài chính, nên khó có cơ sở phấn đấu thực hiện cũng như chưa có căn cứ để sau này đánh giá là có đạt được mục tiêu đề ra hay khơng. Cụ thể:

Đối với mục tiêu tăng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ khác, nhà trường cần có thước đo cụ thể là tăng bao nhiêu %, hay tốc độ tăng so với năm trước là bao nhiêu.

Nhu cầu tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của CB – GV là rất thiết thực, vì khi thu nhập tăng, đời sống được cải thiện, họ sẽ có thêm động lực và tâm huyết để đầu tư cho công việc. Tuy nhiên, mục tiêu gia tăng thu nhập cho CB - GV nhà trường cũng chưa có thước đo tương ứng. Việc tăng thu nhập bao nhiêu cần phải xác định cụ thể 10% hay 15% mỗi năm, bởi nếu chỉ tăng theo mức lương cơ bản theo quy định của Nhà nước thì thiếu sự khuyến khích, khơng thu hút lực lượng nhân viên tham gia cơng tác tốt tại trường.

Nhà trường chưa tận dụng hết ưu thế để khai thác thêm các nguồn thu từ hoạt động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, các địa phương nên nguồn thu cịn ít so với nhu cầu chi tiêu của nhà trường vì thế một số hoạt động phong trào cịn bị hạn chế do thiếu kinh phí.

Việc lập dự tốn ngân sách và kế hoạch tài chính hàng năm là nhiệm vụ của phịng Tài chính Kế tốn có sự thơng qua của Hiệu trưởng. Các bộ phận liên quan trong nhà trường chưa được phối hợp thực hiện kịp thời trong việc xây dựng kế hoạch tài chính. Vì vậy, kế hoạch tài chính đưa ra chưa tạo được sự gắn kết với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, và chưa có sự phổ biến cho toàn thể CB - GV cùng thực hiện.

Hoạt động kế toán của nhà trường chỉ chú trọng đến kế tốn tài chính mà khơng có bộ phận kế tốn quản trị. Định kỳ bộ phận phịng Tài chính - Kế tốn cung cấp các báo cáo tài chính gửi cho cơ quan quản lý cấp Bộ và các chứng từ, bảng đối chiếu với Kho bạc Nhà nước để tiến hành giải ngân các nguồn kinh phí. Các thơng tin kế tốn quản trị phục vụ cho việc ra quyết định không được cung cấp kịp thời và đầy đủ.

2.2.2. Về phương diện sinh viên

2.2.2.1. Tình hình sinh viên của trường

Học sinh - sinh viên là đối tượng được quan tâm hàng đầu tại trường Cao đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng. Các hoạt động giảng dạy, và các hoạt động khác liên quan đến người học luôn được nhà trường đầu tư, tổ chức triển khai một cách đồng bộ, có hệ thống và đạt được những kết quả tốt. Công tác học sinh – sinh viên trong nhà trường được thực hiện theo các quy định, quy chế do Bộ giáo dục đào tạo ban hành.

Nhà trường được phép tổ chức tuyển sinh trong phạm vi cả nước. Với uy tín chất lượng đào tạo, lượng sinh viên đăng ký thi tuyển vào trường tăng dần qua các

Một phần của tài liệu Vận dụng bảng cân bằng điểm (balance scorecard) trong đánh giá thành quả hoạt động tại trường cao đẳng kỹ thuật cao thắng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w