Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng

Một phần của tài liệu thực trạng giải pháp đâu tư phát triển cảng hải phòng (Trang 50 - 56)

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Cảng Hả

5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng

Tồn cảng hiện có 16 cầu tầu, dài 2.215 m, với độ sâu trước bến từ -8,5m đến -8,7 m, trong đó có 7 cầu tàu dài 748 m chuyên tiếp nhận tàu container và 9 cầu tàu dài 1.467m chuyên tiếp nhận các tàu chở hàng sắt thép, hàng rời, hàng bao, hàng thiết bị, hàng nặng…

- Tại vùng nước Hịn Gai, Hạ Long có 9 điểm neo đậu làm hàng cho tàu đến 50.000 DWT

- Tại bến nổi Bạch Đằng với độ sâu 7,5 m có 3 phao neo cho tàu làm hàng.

- Tại khu chuyển Lan Hạ có 3 điểm neo với độ sâu -14m cho tàu 40.000 DWT làm hàng.

5.2. Kho bãi

Hệ thống kho bãi Cảng Hải Phòng xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng phù hợp với điều kiện bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển từng loại hàng hố:

-Hệ thống bãi chứa hàng có tổng diện tích bãi rộng 485.020 m² trong đó có 343.565 m² chứa hàng container, 141.455 m² chứa hàng rời, hàng sắt thép, thiết bị, hàng bách hóa các loại.

-Hệ thống kho chứa hàng có tổng diện tích rộng 36.550 m² xây dựng theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được chia theo từng khu vực chuyên dùng cho các loại hàng và 6.498 m² kho chia lẻ (CFS) phục vụ cho việc gom hàng và chia lẻ hàng trong container.

BẢNG 3: HỆ THỐNG KHO BÃI

Loại kho/bãi Số lƣợng Diện tích (m2) Ghi chú

Kho CFS 2 6.498 Phục vụ khai thác hàng lẻ Container

Kho hàng bách hoá 10 30.052 Các loại hàng hoá

Bãi Container 3 343.565

Bãi hàng bách hoá 20 141.455

Nguồn: Phịng kế hoạch thống kê

5.3. Tình hình trang thiết bị của Cảng

Để giữ vững được vai trò là cảng biển chủ lực của khu vực miền Bắc, Cảng Hải Phòng đã chú trọng đầu tư xây dựng một hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, gồm nhiều loại cần cẩu như cần cẩu giàn bánh lốp RTG, cần cẩu giàn QC, cần trục

chân đế… có sức nâng lớn từ 5- 80 tấn, đảm bảo bốc xếp được các loại hàng hóa có trọng tải khác nhau cũng như một hệ thống các xe container nâng hàng hiện đại cùng các loại thiết bị tiên tiến đáp ứng được nhu cầu bốc xếp hàng hóa ngày càng cao tại cảng. Ta có thể nhận thấy điều này thơng qua việc nghiên cứu về thống kê trang thiết bị hiện có của Cảng Hải Phòng trong bảng sau:

BẢNG 4: THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ HIỆN CÓ CỦA CẢNG HẢI PHÕNG

STT Tên phương tiện Sức nâng/ Công

suât Tổng số 1 Cần cẩu nổi 10-80 tấn 2 2 Cần trục chân đế 5-40 tấn 31 3 Cần cẩu giàn QC 35.6 tấn 6 4 Cần cẩu giàn bánh lốp RTG 35.6 tấn 12 5 Cần trục bánh lốp 25-50 tấn 9 6 Xe nâng hàng 3-45 tấn 60 7 Cân điện tử 80 tấn 4 8 Tàu lai dắt, hỗ trợ 515-3200 cv 9 9 Sà lan 750-1100 tấn 6 10 Container 20’ 20 feet 400 11 Container 40’ 40 feet 4

12 Xe oto vận tải thông

thường 8.5-13.5 tấn 23

13 Xe đầu kéo 40 feet 45

5.4. Năng lực tiếp nhận tàu vào Cảng

Hiện nay Cảng Hải Phịng có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải tới 40.000 DWT cập cảng. Có thể thấy rõ năng lực tiếp nhận cụ thể của từng xí nghiệp cũng như đơn vị trong Cảng Hải Phịng như sau:

+Xí nghiệp xếp dỡ Hồng Diệu:

 Có tổng số 11 cầu với tổng chiều dài 1.717m

 Khu vực xếp dỡ hàng container là các cầu 1,2,3

 Khu vực hàng bách hóa tổng hợp từ cầu 4 đến cầu 11

 Năng lực bốc xếp: bốc xếp đồng thời được 11 tàu với năng lực thơng qua 6.000.000 tấn/năm.

+Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ:

 Có tổng số 5 cầu với tổng chiều dài 848 m

 Năng lực tiếp nhận: bốc xếp đồng thời được 5 tàu với năng lực thơng qua 550.000 TEU/năm.

+Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng:

 Có tổng số 5 cầu với tổng chiều dài 1.002 m

 Năng lực tiếp nhận: bốc xếp đồng thời được 5 tàu 1 lúc.

+ Bến phao Bạch Đằng:

Số lượng bến phao: 3 phao.

 Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 7.000 DWT

+ Khu chuyển tải Lan Hạ

 Số lượng điểm neo: 3 điểm.

 Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 40.000 DWT + Khu chuyển tải Hạ Long - Hòn Gai:

Số lượng điểm neo: 7 điểm.

+ Khu chuyển tải Bến Gót

 Số lượng điểm neo: 2 điểm.

• Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 15.000 DWT 5.5. Luồng o cảng

Một trong những vấn đề khó khăn của hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và cảng Hải Phịng nói riêng là luồng vào cảng có độ sâu khơng lớn. Ta có thể nhận thấy điều này thơng qua việc xem xét luồng vào cảng Hải Phịng thơng qua bảng sau:

Bảng 5: Luồng vào cảng Hải Phòng

Tên luồng Chiều dài (km) Chiều rộng (m) Độ sâu (m)

Lạch Huyện 17.5 100 -7.8 Hà Nam 6.3 70 -5.7 Bạch Đằng 9.2 70 -6.1 Sông Cấm 9.8 70 -6.1 Tổng chiều luồng dài tuyến 42.8

Nguồn: Phòng kế hoạch thống kê

Như vậy, thông qua việc nghiên cứu về luồng tàu tại cảng như trên, có thể nhận thấy một trong những khó khăn hiện nay của Cảng đó là hiện nay độ sâu luồng cao nhất mới chỉ đạt đến -7,8m, chưa có đoạn luồng nào đạt được -10m, do đó Cảng Hải Phịng khơng thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên cập cảng làm hàng. Điều này cũng một phần do yếu tố khách quan khi mà Cảng Hải Phòng được

xây dựng trên sơng Cấm, do đó hàng năm đều bị sa bồi luồng tàu mặc dù Cảng vẫn phải thường xuyên phải bỏ ra những khoản tiền lớn để tiến hàng nạo vét thơng luồng. Chính vì lẽ đó, xu hướng phát triển tất yếu của Cảng trong thời gian tới là phải chuyển dịch ra biển theo hướng bán đảo Đình Vũ, để có thể giải quyết được tình trạng sa bồi luồng tàu do hoạt động trên lưu vực sơng, từ đó mới có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn cập cảng.

Một phần của tài liệu thực trạng giải pháp đâu tư phát triển cảng hải phòng (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w