Thực trạng quản trị thanh khoản tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 49)

6. Kết cấu của luận văn

2.3 Thực trạng quản trị thanh khoản tại NHTMCP Công Thương Việt Nam

2.3.1 Thông tin sơ lược về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.3.1.1Tổng quan về ngân hàng

- Tên đầy đủ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam và là ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hiện nay ngân hàng đã được cổ phần hóa.

- Tên tiếng Anh: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

- Tên viết tắt: Vietinbank

- Trụ sở chính: 108 Trần Hưng Đạo – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Điện thoại: 1900.558.868 / 844-3.9421158 / 844-3.9421030 - Fax: 084-4-3.9421032

- Website: www.vietinbank.vn

- Slogan: “Nâng cao giá trị cuộc sống”.

- Logo:

- Nhân sự: 19.840 người (tại thời điểm 31/12/2012) - Cổ đơng nước ngồi: Cơng ty Tài chính Quốc tế (IFC) - Cơng ty kiểm tốn: Cơng ty TNHH Deloitte Việt Nam

- Mạng lưới hoạt động: Chi nhánh trong nước: 147 chi nhánh cấp một tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước

- Chi nhánh nước ngoài : Chi nhánh ở Frankfurt– CHLB Đức Chi nhánh ở Berlin – CHLB Đức

Chi nhánh ở Viêng Chăn – CHDCND Lào

Trong năm 2012, VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đã phát hành thành công 250 triệu trái phiếu quốc tế, được tổ chức xuất bản tin tức tài chính ngân hàng uy tín hàng đầu Châu Á - FinanceAsia bình chọn là Ngân hàng huy động vốn hiệu quả nhất Việt Nam. Cũng trong năm này, VietinBank đã khai trương hoạt động Chi nhánh VietinBank tại Viêng Chăn – CHDCND Lào và Chi nhánh VietinBank tại Berlin – CHLB Đức, những sự kiện này không chỉ là niềm tự hào của VietinBank nói riêng mà cịn là của ngành ngân hàng tài chính Việt Nam nói chung, là cột mốc đánh dấu nỗ lực vươn cao, vươn xa của VietinBank trên thị trường quốc tế.

Ngành nghề kinh doanh: VietinBank cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán bn và bán lẻ trong và ngồi nước, cho vay và đầu tư, tài trợ thương mại, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, séc du lịch, kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm, cho thuê tài chính và nhiều dịch vụ tài chính – ngân hàng khác

Trang 40

2.3.1.2Những sự kiện nổi bật qua các năm

15/04/2008 Ngân hàng Công thương đổi tên thương hiệu từ IncomBank sang thương hiệu mới VietinBank

31/07/2008 Ngân hàng Công thương được cấp “Chứng chỉ ISO 9001 – 2000” cho hoạt động tín dụng, bảo lãnh và thanh tốn

04/06/2009 Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

08/07/2009 Công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 142/GP-NHNN cấp ngày 03/07/2009

10/10/2010 Kí kết Văn kiện hợp tác và đầu tư giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty tài chính quốc tế (IFC) VietinBank được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lại 06/07/2012 Giấy chứng nhận Doanh nghiệp (mã số Doanh nghiệp 0100111948)

với vốn điều lệ 26.218 tỷ đồng, thay thế cho Giấy chứng nhận Doanh nghiệp cấp lần đầu vào ngày 03/07/2009.

27/12/2012 VietinBank chính thức kí kết bán 20% cổ phần cho Bank of Tokyo Mitsubishi, Tập đồn Tài chính - Ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản

2.3.1.3Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

Huy động vốn

 Nhận TGKKH và TGCKH bằng VNĐ và ngoại tệ của tổ chức kinh tế và dân cư.

 Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm khơng kì hạn và có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

Cho vay, đầu tư

 Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ  Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

 Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

 Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

 Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

 Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

 Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

 Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo

lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và Tài trợ thương mại

 Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu; thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu.

 Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

 Chuyển tiền trong nước và quốc tế  Chuyển tiền nhanh Western Union

 Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

 Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM  Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ

 Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

 Mua, bán các GTCG (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

 Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử

 Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

 Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).  Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Hoạt động khác

 Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ  Tư vấn đầu tư và tài chính

 Cho th tài chính

 Mơi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

 Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản siết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

2.3.1.4Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Vietinbank bao gồm: Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng

Quản Trị Ban điều hành 8 khối. Ban kiểm soát hoạt động độc lập chịu sự chi

phối của Đại Hội Đồng Cố Đông; các ban, ủy ban, hội đồng hoạt động độc lập chịu sự chi phối trực tiếp từ HĐQT. Trong mỗi khối có nhiều phịng trách nhiệm khác nhau. 8 khối bao gồm:

- Khối khách hàng

- Khối kinh doanh vốn và thị trường - Khối tài chính

- Khối quản lý rủi ro

- Khối kiểm sốt và phê duyệt tín dụng - Khối dịch vụ

- Khối hỗ trợ và tác nghiệp - Khối cơng nghệ thơng tin

2.3.2Chính sách thanh khoản tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một bộ máy quản trị rủi ro vững chắc, cân bằng lợi nhuận mục tiêu và rủi ro, thực hiện khống chế, kiểm soát, quản trị nội bộ, quản trị rủi ro mọi hoạt động tốt và hiệu quả, đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất là cấu phần quan trọng cho một mơ hình hoạt động kinh doanh thành công, theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Nhận thức sâu sắc được điều đó, HĐQT VietinBank đã quyết định chuyển đổi tồn diện mơ hình cấp tín dụng, nhằm tạo sự chun mơn hóa sâu giữa các bộ phận, tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng, hướng tới các u cầu, thơng lệ quốc tế về quản trị rủi ro theo Basel II, từng bước tạo tiền đề cho việc chuyển đổi tồn bộ mơ hình hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro toàn diện mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là mơ hình quản lý rủi ro đầu tiên tại Việt Nam áp dụng theo Basel II.

Định kỳ hàng tháng, tại cuộc họp Ủy ban ALCO, tình hình cân đối vốn và thanh khoản của Ngân hàng là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, Ủy ban ALCO đưa ra khuyến nghị với Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành Vietinbank để có chỉ đạo trong thời gian tới đảm bảo duy trì khả năng cân đối thanh khoản của Ngân hàng.

Ngồi ra, Vietinbank cịn duy trì danh mục Tài sản dự trữ thứ cấp là trái phiếu Chính phủ, có thể bán hoặc repo với Ngân hàng Nhà nước, phòng trường hợp căng thẳng thanh khoản (nếu phát sinh). Thời gian đáo hạn của các tài sản và cơng nợ thể hiện thời gian cịn lại của tài sản và cơng nợ tính từ ngày lập báo cáo thường niên hợp nhất đến khi thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời gian đáo hạn của các tài sản và cơng nợ của Ngân hàng:

• Tiền gửi tại NHNN được xếp loại là tiền gửi thanh tốn, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kì hạn của các khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng.

• Thời gian đáo hạn của chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại chứng khốn.

• Thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi và cho vay các TCTD khác và các khoản cho vay khách hàng được xác định dựa vào ngày đến hạn của hợp đồng quy định. Thời gian đến hạn thực tế có thể thay đổi do các khế ước cho vay được gia hạn. Ngoài ra,

các khoản cho vay khách hàng được thể hiện bằng giá trị còn lại sau khi trừ đi dự phịng rủi ro.

• Thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn 5 năm do các khoản đầu tư này khơng có thời gian đáo hạn xác định.

• Các khoản tiền gửi, tiền vay của các tổ chức tín dụng và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. Đối với TGKKH của tổ chức kinh tế và nguồn vốn tài trợ ủy thác đầu tư cho vay mà TCTD chịu rủi ro, có giả định một khối lượng nhất định được duy trì trong những kì hạn tiếp theo.

• Tài khoản Vostro và tiền gửi thanh toán được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và do đó được xếp loại là TGKKH. Thời gian đáo hạn đối với các khoản vay và tiền gửi kì hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. Trong thực tế, các khoản này thường được quay vòng và do đó duy trì trong thời gian dài hơn thời gian đáo hạn ban đầu.

• Thời gian đến hạn của tài sản cố định được xác định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích cịn lại của tài sản.

Trên cơ sở được Ban Lãnh đạo phê duyệt kế hoạch kinh doanh hàng năm, phòng Quản lý cân đối vốn & Kế hoạch tài chính phân tích và dự báo các dòng tiền vào/ra trong hệ thống theo kế hoạch đã được phê duyệt; đồng thời căn cứ vào biến động nguồn vốn và sử dụng vốn thực tế hàng ngày để đưa ra các quyết định về quản lý và điều hành vốn khả dụng cho phù hợp.

Căn cứ vào dự báo biến động nguồn vốn khả dụng, Phòng Đầu tư quản lýdự trữ thứ cấp thơng qua việc mua giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao. Các giấy tờ có giá này có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp để chuyển hóa thành tiền. Phịng Đầu tư có thể quyết định bán lại các giấy tờ có giá cho NHNN qua thị trường mở, hoặc cho vay tái cấp vốn khi nguồn vốn khả dụng thiếu hụt để đảm bảo thanh khoản cho toàn hệ thống.

Căn cứ vào các quy định của Ngân hàng Nhà nước, Phòng Quản lý cân đối vốn & Kế hoạch tài chính cùng phối hợp với Phịng Đầu tư đề xuất phương án quản lý vốn khả dụng của Ngân hàng, đảm bảo số dư bình quân thực tế trên tài khoản tiền gửi VND và ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước hàng tháng không thấp hơn số dư tài khoản dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngồi ra, Phịng Đầu tư cịn thiết lập quan hệ hạn mức giao dịch với các ngân hàng khác để hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết.

Quy trình quản lý vốn khả dụng tại Vietinbank đang thực hiện trong hệ thống INCAS, chương trình thanh toán liên ngân hàng CITAD. Trên cơ sở thanh toán tập trung tại Trụ sở chính, Vietinbank ln chủ động quản lý thanh khoản hàng ngày. Hiện nay, Ngân hàng đang khẩn trương triển khai và phát triển các phần mềm nâng cấp và hồn thiện quy trình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế.

2.3.3Thực trạng rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Công Thương Việt Nam

2.3.3.1Đánh giá khả năng an tồn vốn tự có

Để đánh giá khả năng an tồn của vốn tự có, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:  Chỉ số giới hạn huy động vốn H1 với tiêu chuẩn là 5%

Bảng 2.3: Chỉ số H1

ĐVT triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tổng NVHĐ 156.353.410 212.458.562 261.079.789 312.458.456

B Vốn tự có 12.579.292 18.356.849 28.685.780 33.828.575

H1 = B/A*100% 8,05% 8,64% 10,99% 10,83%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy được chỉ số H1 ở các năm đều cao hơn so với mức tiêu chuẩn 5%, nghĩa là Vietinbank rất chú trọng đến việc nâng cao năng lực tài chính thơng qua việc tăng vốn tự có qua các năm.

Chỉ số giới hạn huy động vốn H2 với tiêu chuẩn là 5%

Bảng 2.4: Chỉ số H2 ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tổng tài sản Có 243.785.208 367.712.191 460.420.078 503.530.259

B Vốn tự có 12.579.292 20.356.849 28.685.780 33.828.575

H2= B/A*100% 5,16% 5,54% 6,23% 6,72%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính toán của học viên

Mức độ rủi ro mà các ngân hàng được phép mạo hiểm trong sử dụng vốn cao hay thấp tùy thuộc vào độ lớn vốn tự có của ngân hàng. Cụ thể: đối với những ngân hàng có vốn tự có lớn như Vietinbank thì nó được phép sử dụng vốn với mức độ liều lĩnh lớn với hi vọng đạt được lợi nhuận cao nhất, nhưng rủi ro cũng sẽ cao hơn và ngược lại

Chỉ số này được đặt ra nhằm mục đích khống chế tình trạng huy đơng vốn vượt quá khả năng chi trả của các NHTM, một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ phá sản và ảnh hưởng danh tiếng. Ở đây qua bảng số liệu thất Vietinbank luôn đảm bảo tỉ lệ này theo hướng tăng dần và đạt trên mức tiêu chuẩn là 5%. Vốn tự có của năm 2011 chiếm 6,23% so với tổng tài sản có của Vietinbank, năm 2012 tăng lên chiếm 6,72% . Tuy mức độ chỉ số H2 tăng chậm nhưng ta có thể tính chi tiết thấy được sự cố gắng của Vietinbank trong vấn đề tăng vốn tự cố với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của Tổng tài sản có: năm 2010 tăng xấp xỉ 46% cịn năm 2011 thì tăng gần 57% cho thấy sự quan tâm của Ban lãnh đạo về vấn đề này.

Chỉ số an toàn vốn tối thiểu

Bảng 2.5: Chỉ số an toàn vốn – chỉ số CAR

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Hệ số an toàn vốn tối thiểu 8,06% 8,02% 10,57% 10,33%

Ở Việt Nam, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9%, theo quy định tại Thông tư 13/2010 của Ngân hàng Nhà nước. Thơng tư có hiệu lực từ ngày 1/10/2010.

Năm 2009 VietinBank tập trung vốn cho việc thúc đẩy tăng trưởng ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, phầnvốn huy động của cổ đơng chiến lược nước ngồi khó khăn, VietinBank chưa tăng vốn điều lệ. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản năm 2009 là

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w