Chỉ số H7 cơ cấu tiền gửi

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 66 - 67)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

A Tiền gửi CKH 93.315.064 156.244.235 201.115.715 225.849.936

B Tiền gửi KKH 35.584.000 40.578.728 46.598.614 53.518.068

H7 = B/A*100% 38,13% 25,97% 23,17% 23,70%

Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng và tính tốn của học viên

Trong năm 2009, khi các NHTM thực hiện lãi suất theo chế độ trần theo thông tư 01/2009/TT-NHNN, vào thời điểm này hầu hết các kì hạn huy động từ 1 tháng đến 36 tháng đều có lãi suất gần chạm ngưỡng 10,5% do những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào khó khăn, đây là có chính sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ. Lãi suất huy động leo thang trong năm 2010 và đến thời điểm ngày 26.6.2010, hầu hết các kì hạn huy động đều trên 11%/năm, với mức cao nhất là 11,468%. Sau thời điểm này, lãi suất ồ ạt leo thang vượt qua mức 12% và nhiều kì hạn chạm ngưỡng 13,7%/năm. Sang năm 2011, vào ngày 3/3/2011, NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”.

Như vậy, có thể thấy rõ ràng rằng nếu thực hiện tự do lãi suất tất yếu dẫn đến chạy đua lãi suất huy động tiền gửi, chạy đua khuyến mại diễn ra khốc liệt giữa các TCTD để tranh giành các nguồn tiền gửi.

Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi càng thấp càng tốt cho các NHTM bởi lẽ khi đó ngân hàng khơng phải dự trữ quá nhiều tài sản sinh lời thấp để đảm bảo cho các khoản rút tiền khơng định trước.

Ở đây có sự đều qua 3 năm gần đây do có sự ổn định về lãi suất trong chính sách điều hành của NHNN. Khách hàng giảm thiểu việc rút tiền để nộp qua ngân hàng khác hoặc gửi lại chính ngân hàng đó với kì hạn mới, chấp nhận việc hưởng lãi suất KKH cho khoản gửi cũ để bắt đầu một kì hạn mới với mức lãi suất cao hơn. Trong năm 2009 chỉ số này quá cao do đây là năm đầu tiên sau khủng hoảng, mức lãi suất trên thị trường biến động liên tục và với biên độ rộng nên khách hàng rút- gửi liên tục, phù hợp với sự biến động tăng của lãi suất, dẫn đến mức dư khơng kì hạn rất cao và giảm dần qua các năm sau. Từ năm 2010 đến nay chỉ số H7 của Vietinbank có chiều hướng giảm dần, điều đó thể hiện được tính ổn định hơn trong cơ cấu nguồn tiền đầu vào của ngân hàng.

Tỉ lệ nợ xấu

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w