Biến động quy mô vốn điều lệ của một số các NHTM

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 41)

ĐVT: tỉ đồng Ngân hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tháng 6/2013 NHTM Nhà nước 1 Agribank 11.283 21.570 21.687 26.277 .... 2 BIDV 10.499 14.600 12.948 23.011 28.112 3 MHB 823 3.006 3.187 3.440 ... 4 Vietcombank 12.101 13.224 19.698 23.174 23.174 5 Vietinbank 11.253 15.172 20.230 26.218 32.661 NHTMCP 1 ACB 7.814 26.218 9.377 9.377 9.377 2 Eximbank 8.800 32.661 12.355 12.355 12.355 3 MBBank 5.300 5.300 7.300 10.000 10.625 4 VIB 2.400 4.000 4.250 4.250 4.250 5 VPBank 2.117 4.000 5.050 5.770 5.770 6 Techcombank 5.400 6.932 8.788 8.848 8.848 7 DongABank 3.400 4.500 4.500 5.000 5.000 8 Sacombank 6.700 10.962 10.852 10.740 10.740 9 KienLongBank ... 3.000 3.000 3.000 3.000 10 Maritimebank 3.000 5.000 8.000 8.000 ...

Nguồn: báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ, các NHTM cũng đẩy mạnh hoạt động, làm quy mơ tín dụng tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên, do tác động của thời kì khủng hoảng nên tình hình tăng trưởng cũng viến động liên tục. Theo dõi hình vẽ ngay bên dưới cho ta thấy điều đó

Hình 2.1 Tình hình tăng trưởng tín dụng và tình hình lạm phát

Trong mấy năm trở lại đây tín dụng tuy có tăng trưởng nhưng tốc độ không bằng sự tăng của nợ xấu. Hiện nay nợ xấu vẫn còn là vấn đề nhức nhối của các nhà điều hành chính sách kinh tế. Phải gần ba năm sau khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nổ ra, khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam mới thực sự bộc lộ khi tỷ lệ nợ xấu bắt đầu tăng nhanh từ cuối 2010 đến đầu 2011.

Các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt theo hướng mở rộng tín dụng đi đơi với an tồn hoạt động của TCTD, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực phù hợp với chủ trương chống đơ la hóa và tập trung vốn vào hoạt động sản xuất-kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ. Đến cuối năm 2012, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,91%. Trong đó, tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011, phù hợp với chủ trương hạn chế đơ la hóa của Chính phủ. Tín dụng nơng nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15%. Dư nợ cho vay các lĩnh vực khơng khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

Hệ thống ngân hàng quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tín dụng mặc dù tăng trưởng thấp nhưng đã tăng dần trở lại qua các tháng. Các TCTD đã chủ động phối hợp với khách hàng vay rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất-kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng. Nguyên nhân của việc tăng nợ xấu ít nhiều được lí giải bởi việc gia tăng quá cao lãi suất cho vay, điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận nguồn vốn để phục hồi sau dấu chấm đen 2008. Hệ thống ngân hàng thừa thanh khoản, nhưng một bộ phận rất lớn doanh nghiệp vẫn thiếu vốn đầu tư nghiêm trọng do khơng thể (do nợ xấu), hoặc do khó tiếp cận vốn vay (do lãi suất quá cao), thậm chí, hoặc do không muốn vay (do không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho lớn). Sự ách tắc này đang đe dọa sự tồn vong của các doanh nghiệp lẫn hệ thống ngân hàng – hai lực lượng chủ thể - chủ lực của kinh tế thị trường. Nền kinh tế phục hồi chậm, sức mua giảm sút mạnh, thị trường xuát khẩu cũng đóng băng dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện kinh doanh, khơng có điều kiện để hồn trả nợ vay cho ngân hàng, nhiều doanh nghiệp đi đến phá sản dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu của các ngân hàng tăng liên tục qua các năm gần đây.

Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu tồn ngành

Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước

Và theo số liệu mới tính đến tháng 5 năm 2013, nợ xấu trở nên nhức nhối khi vượt xa ngưỡng 3% dù đã được xử lý rất nhiều nhờ VAMC và nổ lực của các ngân hàng nhưng hiện vẫn chưa cho thấy một sự dịu bớt rõ ràng và bền vững.

2.1.2Tình hình thanh khoản hiện nay của toàn hệ thống

2.1.2.1Nợ xấu ngân hàng đang đứng ở mức cao:

Theo báo cáo của một số số ngân hàng thương mại, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng trong 9 tháng đầu năm 2012; nợ xấu đặc biệt tăng mạnh tại các ngân hàng như ACB từ 0,9% lên 2,1%; của Sacombank từ 0,57% lên 1,4%; của BaoVietBank từ 4,56% lên 6,13%; của NaviBank từ 2,92% lên 3,97%. Một số ngân hàng giữ được tốc độ nợ xấu tăng không quá mạnh, như ở Techcombank từ 2,82% lên 2,94%; KienLongBank từ 2,77% lên 2,78%. Riêng ngân hàng PGBank giảm được nợ xấu từ 3,06% cuối năm 2011 xuống còn 2,96%. Nợ xấu ở một số ngân hàng lớn cũng không mấy sáng sủa, theo cơng bố của Argribank, tính đến ngày 31/12/2012, nợ xấu tồn hệ thống Agribank hơn 27.800 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 5,8% trên tổng dư nợ. Trong khi đó, BIDV cơng bố, tính đến ngày 31/12/2012, nợ xấu ở mức 2,77% so với tổng dư nợ, tương đương 8.980 tỷ đồng. Và Vietcombank tính đến ngày 31/12/2012, tổng nợ của ngân hàng này là 5.398 tỷ đồng, chiếm 2,25% tổng dư nợ. Còn nợ xấu của Vietinbank ở mức 1,35%/tổng dư nợ, số tiền khoảng 4.464 tỷ đồng.

2.1.2.2Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu có thể giảm sụt nếu các NHTM trích lập quĩ dự phịng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN: thời gian qua, theo báo cáo của các NHTM VN đa số các NHTM đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu trên 8% theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel II, tuy nhiên, tỷ lệ CAR cịn có khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xuống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như các NHTM tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch tốn đúng, đủ dự phịng cho các khoản nợ.

2.1.2.3Tỉ lệ sử dụng vốn

Trong năm 2010 hiện tỷ lệ tổng tín dụng/tổng vốn huy động tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Ngồi ra, tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi VN có thời điểm lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thơng tư 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 10/2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác.

Tuy nhiên sau đó, NHNN lại ban hành thông tư 22/2011 để bỏ đi tỉ lệ giới hạn sử dụng vốn huy động, nghĩa là tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản. Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào cơng cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng ở Việt Nam hồn tồn đầu tư vào tín dụng dẫn đến tình hình thanh khoản của các NHTM đơi lúc cịn bấp bênh 2.2Những quy định của NHNN liên quan đến thanh khoản

2.2.1Quy định về dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD buộc phải gửi tại NHTW theo luật định. Số tiền này có thể được gửi tồn bộ vào tài khoản tiền gửi của TCTD tại NHTW hoặc được để một phần tại quỹ tiền mặt của TCTD tuỳ theo quy định của NHTW từng nước.

Quyết định 379/QĐ-NHNN ngày 24/02/2009của Thống đốc NHNN v/v điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các TCTD.

Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng VND: Đối với các NHTMNN (không gồm NHNo&PTNT), NHTMCP ngoại thương, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với loại TGKKH và có kì hạn dưới 12 tháng, 1% đối với loại tiền gửi kì hạn từ 12 tháng trở lên; đối với NHNo&PTNT, NHTMCP nông thôn, QTDNDTW, ngân hàng hợp tác tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% với loại TGKKH, có kì hạn dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên.

Quyết định số 74/QĐ-NHNN ngày 18/01/2010 của Thống đốc NHNN v/v điều chỉnh dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các TCTD.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 2/2010 và thay thế điều 2 Quyết định số 379/QĐ-NHNN ngày 24/2/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ:

* Tỷ lệ DTBB đối với TGKKH và có kì hạn dưới 12 tháng: Đối với các NHTMNN (không gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; đối với NHNo&PTNT, QTDNDTW, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

* Tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên: Đối với các NHTMNN (không gồm NHNo&PTNT), NHTM cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính là 2% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc; đối với NHNo&PTNT, QTDNDTW, ngân hàng hợp tác, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

2.2.2Quy định về tỉ lệ đảm bảo an tồn

2.2.2.1Các văn bản cũ nhưng đóng vai trị quan trọng

* Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2008 ban hành v/v Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.

* Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN

* Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 ban hành v/v việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN và 03/2007/QĐ-NHNN

Hiện tại các quyết định trên đã hết hiệu lực 2.2.2.2Các văn bản hiện hành

* Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 24/02/2009: thay thế các quy định về tỷ lệ

tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung – dài hạn của TCTD theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN, hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Cụ thể theo đó, tỉ lệ tối đa của vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn tối đa là 30% đối với các NHTM và cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính; đối với QTDNDTW là 20%. Tỉ lệ này giảm 10% so với quy định cũ.

* Thông tư số 13/TT-NHNN ban hành ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD và một số văn bản liên quan của NHNN. So với Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thơng tư này có sự chỉnh sửa, bổ sung các quy định về tỷ lệ an toàn như sau:

-Về tỷ lệ an toàn vốn : Nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều NHTM

hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con và nhằm tiến thêm một bước trong việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, Thông tư yêu cầu các TCTD duy trì tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% như quy định tại Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

+ Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ được xác định = Vốn tự có/Tổng tài sản “Có” rủi ro. Trong đó: Vốn tự có là tổng vốn cấp 1 (quy định tại khoản 2 Điều 5) và vốn cấp 2 (quy định tại khoản 3 Điều 5), trừ đi các khoản phải trừ quy định tại khoản 5 Điều 5; Tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” phân thành tài sản “Có” có hệ số rủi ro bằng 0%, 20%, 50%, 100%, 150%, 250%.

+ Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất = Vốn tự có hợp nhất/Tổng tài sản “Có” rủi ro hợp nhất.

- Về giới hạn tín dụng: Sửa đổi, bổ sung khái niệm khách hàng có liên quan và các giới hạn cho phù hợp với Luật doanh nghiệp, yêu cầu quản lý trong thời gian tới. - tỷVề lệ khả năng chi trả : Sửa đổi các tỷ lệ khả năng chi trả cũ cụ thể hơn và phù

hợp với thông lệ quốc tế. Bổ sung thêm tỷ lệ về dự trữ thanh khoản nhằm đánh giá được mức độ dự trữ thanh khoản của các TCTD để xử lý kịp thời khi gặp khó khăn về thanh khoản. Cuối mỗi ngày, TCTD phải xác định và có các biện pháp để đảm bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau: tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả. - Về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động : TCTD chỉ được sử dụng

nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả không được vượt quá tỷ lệ: đối với ngân hàng: 80%, đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng: 85%. Thơng tư bổ sung quy định về tỷ lệ này nhằm tăng cường quản trị thanh khoản, khả năng huy động vốn của TCTD.

Thơng tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010.

* Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN với nội dung chính như sau:

- Khoản 2 Điều 1: Các tỷ lệ bảo đảm an tồn quy định tại Thơng tư này gồm: Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động.

- Điều 18 được sửa đổi thành: “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động”;

- Sửa đổi Khoản 2 Điều 18: Tổng cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng, bỏ cấu phần “bảo lãnh” trong tổng cấp tín dụng;

- Sửa đổi Khoản 3 Điều 18: Cho phép tổ chức tín dụng (TCTD) được tính 25% TGKKH của tổ chức kinh tế và khoản vay của TCTD khác có thời hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của TCTD trong nước để bù đắp thiếu tạm thời đối với tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1, Điều 14) vào nguồn vốn huy động.

Thơng tư có hiệu lực từ 01/10/2010 đến nay

2.3Thực trạng quản trị thanh khoản tại NHTMCP Công Thương Việt Nam2.3.1 Thông tin sơ lược về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2.3.1 Thông tin sơ lược về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.3.1.1Tổng quan về ngân hàng

- Tên đầy đủ Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Ngân hàng được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị thanh khoản tại ngân hàng TMCP công thương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w