-Kiểm định mức độ phù hợp mơ hình
-Đánh giá mức độ tác động các các nhân tố
-Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
-Dị tìm vi phạm các giả định Mục tiêu nghiên cứu
Cơ sở lý luận và nghiên cứu trước đạy
Mơ hình nghiên cứu Phỏng vấn chuyên gia
Khảo sát sơ bộ
Khảo sát chính thức Xử lý số liệu Phân tích thống kê mơ tả
Phân tích hồi quy Bảng khảo sát sơ bộ
Bảng khảo sát chính thức
Kết luận và hàm ý quản trị Phân tích tương quan
Quy trình nghiên cứu có những bước chính sau:
Bước 1: Nghiên cứu định tính
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý luận, các nghiên cứu trước đây kết hợp với phỏng vấn chun gia có kinh nghiệm, đề tài hiệu chỉnh mơ hình, thang đo nghiên cứu cũng như bảng khảo sát sơ bộ.
Bước 2: Khảo sát sơ bộ
Đề tài tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu gồm 30 nông hộ để điều chỉnh nội dung và hình thức nhằm hồn thiện bảng khảo sát.
Bước 3: Khảo sát chính thức
Thực hiện nghiên cứu chính thức thơng qua khảo sát trực tiếp số lượng lớn quan sát.
Bước 4: Xử lý số liệu
Với dữ liệu thu thập được, đề tài tiến hành xử lý dữ liệu với phần mềm SPSS phiên bản 20.0.
Bước 5: Phân tích kết quả
Trong bước này, thống kê mơ tả dữ liệu, phân tích tương quan và kết quả hồi quy được đưa ra và phân tích.
Bước 6: Đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý quản trị. Bên cạnh đó, đề tài nêu lên
hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu định tính
ảnh hưởng và các thang đo biến nghiên cứu đã được sử dụng ở các nghiên cứu định lượng trước đó. Các thang đo này cần hiệu chỉnh từ ngữ, văn phong cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Bảng khảo sát cũng được xây dựng và đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi khảo sát, làm rõ hơn ý nghĩa của từng phát biểu trước khi nghiên cứu chính thức.
3.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện từ mục tiêu nghiên cứu, cơ sở lý luận đề tài từ đó tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo biến nghiên cứu và bảng khảo sát sau đó hiệu chỉnh bằng phương pháp thảo luận với các chuyên gia gồm 10 chuyên gia là các lãnh đạo của doanh nghiệp hay hợp tác xã, có nhiều năm kinh nghiệm, có kiến thức am hiểu về nông nghiệp nên những ý kiến từ họ sẽ là những thơng tin quan trọng đóng góp đáng kể cho nghiên cứu.
Thời gian tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện trong thời gian ước tính 60 phút. Tất cả các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng cung cấp thông tin trung thực về cá nhân và chia sẻ quan điểm về các nội dung phỏng vấn.
Bảng 3.1: Kết quả thảo luận các nhân tố
Nhân tố Đồng ý Không đồng ý Khơng ý kiến Ghi chú Giới tính chủ hộ 10 0 0 Khơng Trình độ học vấn chủ hộ 9 0 1 Không
Số lao động trong hộ 10 0 0 Không
Số hoạt động tạo thu nhập 9 0 1 Không
Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ 10 0 0 Khơng
Diện tích đất sản xuất 9 0 1 Không
Tham gia hoạt động khuyến nông 10 0 0 Không
Tiếp cận vốn vay 10 0 0 Khơng
(Nguồn: Nghiên cứu định tính)
dung về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các chuyên gia hầu hết cho rằng 8 nhân tố mà tác giả đề cập trong quá trình thảo luận là đầy đủ về nghiên cứu về thu nhập nơng hộ trong điều kiện hiện có, có 1 số ít khơng có ý kiến đối với nhân tố trình độ học vấn chủ hộ, số hoạt động tạo thu nhập, diện tích đất sản xuất. Trên cơ sở các ý kiến đóng góp, thang đo và bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ được xây dựng và hiệu chỉnh sau kết quả thảo luận được thể hiện trong phần tiếp theo.
3.2.1.2. Biến nghiên cứu
Cách đo lường các biến trong nghiên cứu được sử dụng hoặc mô phỏng theo cách đo lường các thang đo đã được sử dụng và kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.
Biến nghiên cứu đo lường thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức tỉnh BRVT bao gồm:
- Biến Giới tính chủ hộ, ký hiệu GIOITINH
- Biến Trình độ học vấn chủ hộ, ký hiệu HOCVAN - Biến Số lao động trong hộ, ký hiệu LAODONG
- Biến Số hoạt động tạo thu nhập, ký hiệu HOATDONG
- Biến Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ, ký hiệu KINHNGHIEM - Biến Diện tích đất sản xuất, ký hiệu DIENTICH
- Biến Tham gia hoạt động khuyến nông, ký hiệu KHUYENNONG - Biến Tiếp cận vốn vay, ký hiệu VONVAY
Cụ thể như sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp biến nghiên cứu
Ký hiệu
Tên biến Đơn vị tính Định nghĩa biến Nguồn Kỳ vọng Y THUNHAP Thu nhập nông hộ Triệu
đồng/hộ Thu nhập bình quân của hộ gia đình trong một năm Mincer (1974), Park (1992), Sconess (1998), Mankiw (2003) + X1 GIOITINH Giới tính chủ hộ 1=Có 0=Khơng Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu chủ hộ là Nam, bằng 0 nếu chủ hộ là Nữ Nguyễn Tiến Dũng và Phan Thuận (2014) + X2 HOCVAN Trình độ học vấn chủ hộ
Năm Số năm đi học của chủ hộ Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014) + X3 LAODONG Số lao động trong hộ Người Số lao động trong hộ Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014) + X4 HOATDONG Số hoạt động tạo thu nhập Hoạt
động Số hoạt động tạo thu nhập
Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) + X5 KINHNGHIEM Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ
Năm Kinh nghiệm
làm nông
nghiệp của chủ hộ
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) + X6 DIENTICH Diện tích đất sản xuất Hecta Diện tích đất sản xuất của hộ Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Tiến Dũng và Phan Thuận (2014); +
Ký hiệu
Tên biến Đơn vị tính Định nghĩa biến Nguồn Kỳ vọng Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014) X7 KHUYENNONG
Tham gia hoạt động khuyến nơng 1=Có 0=Khơng Biến giả, nhận giá trị 1 nếu đã từng tham dự hoạt động khuyến nông, 0 nếu chưa từng Trần Xuân Long (2009) + X8 VONVAY
Tiếp cận vốn vay 1=Có 0=Khơng
Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay vốn từ các định chế chính thức, giá trị 0 nếu hộ không vay vốn Nguyễn Văn Phúc và Huỳnh Thanh Phương (2011), Nguyễn Lan Duyên (2014)
+
(Nguồn: Tác giả dựa vào nghiên cứu trước và có điều chỉnh)
3.2.1.3. Nội dung bảng khảo sát
Sau khi thực hiện khảo sát sát ý kiến chuyên gia bảng khảo sát được hình thành. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát bao gồm các phần sau:
Phần 1: Giới thiệu mục đích nghiên cứu
Phần 2: Nội dung chính gồm các câu hỏi liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới
thu nhập của nơng hộ
Phần 3: Đóng góp ý kiến cá nhân
3.2.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát mẫu 30 chủ hộ nông dân trên địa bàn huyện Châu Đức. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát biểu nhằm mục đích xem người được phỏng vấn có hiểu được các câu hỏi hay khơng? (Đánh giá về mặt hình thức là bước kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho các đáp viên). Cụ thể là để điều chỉnh những mục hỏi khơng rõ nghĩa khó trả lời, những câu hỏi còn trừu tượng, những từ ngữ chưa đạt yêu cầu, những câu hỏi có thể bị bỏ qua hay khó trả lời trung thực. Kết quả nghiên cứu khảo sát sơ bộ 30 chủ hộ cho thấy các chủ hộ được khảo sát thử trên địa bàn đều cho ý kiến là bảng khảo sát có hình thức rõ ràng, nội dung cân đối, các mục hỏi đều dễ hiểu, không gây nhầm lẫn, từ ngữ sử dụng phù hợp.
3.2.2.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện bằng phương pháp khảo sát lấy mẫu ngẫu nhiên có định mức. Khi có kết quả, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích kết quả dựa trên những thông tin thu được từ cuộc khảo sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 để thực hiện thống kê mơ tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mơ hình hồi quy.
3.3. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu
3.3.1. Xác định kích thước mẫu
Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp hồi quy sử dụng, các tham số ước lượng. Hair và cộng sự (1998) cho rằng, nếu sử dụng phương pháp hồi quy thì kích thước mẫu nghiên cứu phải ít nhất từ 100 đến 150 quan sát.
Để tiến hành phân tích hồi quy tốt nhất, theo Tabachnick và Fidell (1996), công thức kinh nghiệm thường dùng để tính kích thước mẫu cho hồi quy bội như sau: n ≥
50 + 8m, trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và m số lượng biến độc lập trong mơ hình. Như vậy đối với điều kiện nghiên cứu đề tài này tương ứng với 8 biến độc lập, số mẫu nghiên cứu cần phải có là: n = 50 + 8 x 8 = 114 quan sát.
Như vậy, cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập để thực hiện nghiên cứu này phải là 114 quan sát. Để đảm bảo độ tin cậy của khảo sát, mặc dù yêu cầu về kích cỡ mẫu chỉ là 114, tác giả quyết định sử dụng 200 phiếu khảo sát trực tiếp. Tác giả tiến hành kiểm sốt mẫu xun suốt q trình điều tra để đảm bảo tính đại diện của mẫu.
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phi xác suất với kỹ thuật chọn mẫu định mức. Huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 15 xã và 1 thị trấn. Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các chủ hộ có nghề nghiệp chính là làm nơng hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khi điều tra, tác giả ln kiểm sốt cân đối cơ cấu giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn cũng như các đặc điểm nhân khẩu đa dạng. Tác giả đã đến tận nơi và kiểm tra bảng khảo sát, chỉ giữ lại những bảng có điền đầy đủ thơng tin cho đến khi đủ số lượng 200 như trong phần phương pháp xác định kích thước mẫu đáp ứng u cầu thì dừng khảo sát. Các bảng câu hỏi thu thập về đầu tiên được kiểm tra thông tin về chủ hộ với nghề nghiệp làm nông trên địa bàn. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của bảng khảo sát tác giả loại những bảng bị khuyết câu trả lời hoặc phi thực tế. Kết quả có 14 bảng hỏi bị loại do không đáp ứng yêu cầu và số còn lại đáp ứng là 200.
Bảng 3.3: Phân bổ mẫu khảo sát hộ nông dân
STT Xã, thị trấn Số hộ Tỷ lệ Sỗ mẫu khảo sát 1 Xã Quảng Thành 2.025 4,61% 9 2 Xã Suối Nghệ 2.753 6,26% 12 3 Xã Đá Bạc 1.745 3,97% 8 4 Xã Xà Bang 2.719 6,18% 12 5 Xã Kim Long 2.682 6,10% 12 6 Thị trấn Ngãi Giao 3.216 7,31% 15
STT Xã, thị trấn Số hộ Tỷ lệ Sỗ mẫu khảo sát 7 Xã Bình Trung 7.430 16,90% 34 8 Xã Sơn Bình 1.916 4,36% 9 9 Xã Suối Rao 816 1,86% 4 10 Xã Cù Bị 2.304 5,24% 10 11 Xã Nghĩa Thành 2.933 6,67% 13 12 Xã Láng Lớn 1.417 3,22% 6 13 Xã Bàu Chinh 7.827 17,80% 36 14 Xã Bình Giã 2.106 4,79% 10 15 Xã Bình Ba 1.958 4,45% 9 16 Xã Xuân Sơn 118 0,27% 1 Tổng 43.965 200
(Nguồn: Báo cáo nội bộ của huyện và tác giả tự tính tốn)
3.4. Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, các bảng khảo sát được tập hợp lại, sau đó tiến hành việc kiểm tra để loại bỏ các bảng khảo sát không hợp lệ (bảng khảo sát khơng hợp lệ là bảng có q nhiều ơ trống).
Tiếp đến bảng phỏng vấn hợp lệ sẽ được sử dụng để mã hoá, nhập liệu và làm công tác làm sạch dữ liệu thơng qua phần mềm SPSS 20.0. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa, nhập liệu và phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS theo 4 bước sau:
Bước 1: Thống kê mô tả
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), phương pháp thống kê nhằm mục đích thống kê những thơng tin chung của các chủ hộ, họ có những đặc điểm gì để nhìn nhận tổng quát về đối tượng nghiên cứu và từ đó hỗ trợ ra kết quả nghiên cứu. Một số đại lượng cần tính tốn trong phương pháp này là:
+ Số trung bình: được xác định bẳng tổng tất cả các giá trị biến quan sát chia cho số quan sát.
+ Số trung vị: là giá trị của biến đứng giữa của một dãy số đã được sắp xếp theo thứ tự tăng hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số quan sát bang nhau.
+ Số Mốt: là giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong tổng số hay trong một dãy số phân phối.
+ Phương sai: là trung bình giữa giá trị bình phương các độ lệch giữa các biến và giá trị trung bình của các biên dó.
+ Độ lệch chuẩn: là căn bậc hai của phương sai.
Bước 2: Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện giữa biến phụ thuộc và biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa chúng với nhau hay không. Khi đó việc sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính sẽ là phù hợp. Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần tiến gần đến 1 thì hai biến này có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ ngược lại giá trị tiến về 0 thì chúng khơng có tương quan với nhau. Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến làm sai lệch kết quả nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Bước 3: Phân tích hồi quy tuyến tính
Tiếp theo, tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường OLS nhằm kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Phương pháp lựa chọn biến đưa vào một lượt Enter được tiến hành. Do mơ hình có nhiều biến độc lập nên hệ số xác định R2 điều chỉnh dùng để xác định mức độ phù hợp của mơ hình.
Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng là phù hợp, cách dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và P-P plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin- Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF) và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi (dùng kiểm định Spearman).
Đánh giá mức độ giải thích và ý nghĩa giữa các biến độc lập lên biến phụ thuộc (Hệ số β – standardized coefficient và giá trị Sig. < 0,05), biến độc lập nào có trọng số β càng lớn có nghĩa là biến đó có tác động mạnh vào biến phụ thuộc (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
TĨM TẮT CHƯƠNG 3
Trong chương này tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu để thực hiện luận văn. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định