Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

2.3.2.1. Giới tính chủ hộ

Trong một mơi trường xã hội như nông thôn Việt Nam, nam giới thường được coi trọng hơn nữ giới, trong gia đình nam giới là trụ cột gia đình, và thường quyết định hoạt động sản xuất của nông hộ. Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Tiến Dũng và Phan Thuận (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa tại Cần Thơ đã cho thấy nơng hộ có chủ hộ là nam giới có thu nhập cao hơn so với chủ hộ là nữ giới. Ngồi ra cịn có các nghiên cứu của Nguyễn Phan

Vốn tài chính Vốn xã hội Vốn tự nhiên H6: Diện tích đất sản xuất H8: Tiếp cận vốn vay

H7: Tham gia hoạt động khuyến nông Thu nhập nông hộ H3: Số lao động trong hộ H4: Số hoạt động tạo thu nhập H5: Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ

H1: Giới tính chủ hộ H2: Trình độ học vấn chủ hộ

thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1: Nơng hộ có chủ hộ là nam có thu nhập cao hơn nơng hộ có chủ hộ là nữ.

2.3.2.2. Trình độ học vấn của chủ hộ

Học vấn đóng vai trị là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức hay thâm chí là cả một quốc gia (Foster và Rosenzweig, 1996). Trình độ học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác từ đó sẽ có thu nhập cao. Ngồi ra, học vấn cũng giúp gia tăng khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường nhằm tạo ra cơ hội tham gia các hoạt động phi nông nghiệp để tạo thu nhập. Nghiên cứu thực nghiệm của Theo Trần Xuân Long (2009), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), và Nguyễn Lan Duyên (2014), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ đều cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động đương lên thu nhập của nơng hộ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H2: Trình độ học vấn chủ hộ tác động dương đến thu nhập của nơng hộ.

2.3.2.3. Số lao động trong hộ

Lao động cũng là nhân tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp. Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa như nơng nghiệp, số lượng lao động sẽ là nhân tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nông hộ (Abdulai và CroleRees, 2001; Yang, 2004). Các nghiên cứu thực nghiệm của Trần Xuân Long (2009), Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014), Nguyễn Lan Duyên (2014), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ đều cho thấy số lao động trong hộ có tác động đương lên thu nhập của nông hộ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý

thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H3: Số lao động của hộ gia đình tác động dương lên thu nhập của nông hộ

2.3.2.4. Số hoạt động tạo thu nhập

Ở khu vực sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ như ở Việt Nam thì thời gian nơng nhàn là rất nhiều, vì vậy nếu hộ gia đình khơng có hoạt động kinh tế khác ngồi trồng trọt thì thu nhập sẽ thấp. Do đó, tăng thêm các nguồn thu nhập khác nhau rất quan trọng đối với nông hộ. Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) cho thấy số hoạt động tạo thu nhập có tác động dương lên thu nhập của nông hộ. Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017) cũng có nghiên cứu tương đồng. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H4: Số hoạt động tạo thu nhập của hộ tác động dương đến thu nhập của nông hộ

2.3.2.5. Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ

Trong sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm ảnh hưởng mạnh đến năng suất cây trồng, nhất là trong điều kiện nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam nơi mà nông dân vẫn thường sản xuất dựa vào kinh nghiệm canh tác. Thông thường, các chủ hộ có nhiều kinh nghiệm sẽ biết đưa ra các quyết định liên quan tới tiết kiệm chi phí sản xuất, chăm sóc bảo quản nơng sản, dự đốn và ứng phó với những rủi ro trong quá trình sản xuất... tốt hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017) đã cho thấy số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ trong nơng nghiệp có ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của hộ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết

nghiên cứu:

Giả thuyết H5: Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ tác động dương đến thu nhập của nơng hộ.

2.3.2.6. Diện tích đất sản xuất

Đối với nông hộ, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và gần như không thể thay thế. Trong nền sản xuất nông nghiệp Việt nam, đất đai vẫn là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến sản lượng và thu nhập của nơng dân. Khơng có đất hoặc có ít đất sản xuất có thể làm giảm khả năng cải thiện thu nhập, vì sẽ khó áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại nếu diện tích hạn chế, dẫn tới sản phẩm có chất lượng khơng cao và không đồng đều nên giá trị thấp nhưng giá vốn lại cao. Nghiên cứu thực nghiệm của Trần Xuân Long (2009); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Nguyễn Lan Duyên (2014); Nguyễn Tiến Dũng và Phan Thuận (2014); Nguyễn Khánh Doanh và cộng sự (2014), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017) đều cho thấy điện tích đất có tác động dương lên thu nhập của nơng hộ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H6: Diện tích đất sản xuất có tác động dương đến thu nhập của nông hộ.

2.3.2.7. Tham gia hoạt động khuyến nông

Thông thường, các hoạt động khuyến nông giúp người dân ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật canh tác mới, con giống và cây trồng mới vào sản xuất, tạo ra thu nhập cao hơn. Nông hộ được tham gia vào các hoạt động khuyến nông thường biết kỹ thuật sản xuất, tiếp áp dụng các tiến bộ trong canh tác, biết giống mới nên có nhiều cơ hội gia tăng thu nhập. Nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009) và Nguyễn Chí Thanh (2017) cho thấy, hộ gia đình có tham dự các hoạt động khuyến nơng có thu nhập cao hơn các hộ không tham dự các hoạt động khuyến

nông. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H7: Nơng hộ tham gia khuyến nơng thu nhập cao hơn nông hộ không tham gia khuyến nông.

2.3.2.8. Tiếp cận vốn vay

Tín dụng là nhân tố quan trọng giúp nơng hộ có điều kiện để mua vật tư, máy móc, con giống, cây trồng (Mink và cộng sự, 2004). Hiện nay, nguồn thu nhập của nơng hộ tại Việt Nam cịn thấp, các nguồn vốn tài trợ từ ngân sách Nhà nước còn khá hạn chế bởi Nhà nước phải phân bổ nguồn ngân sách cho các khu vực ưu tiên trọng điểm, trong khi đó nguồn vốn bán chính thức và phi chính thức lại nhỏ lẻ nên ít được sử dụng cho hoạt động sản xuất. Với các nguồn vốn cịn hạn chế và khó tiếp cận như vậy thì nguồn vốn tín dụng chính thức đối với các nông hộ trở nên cực kì quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nông hộ lại thiếu tài sản lớn để thế chấp và thường gặp rủi ro, bất trắc khó lường ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ (như dịch bệnh, mất mùa, giá nông sản bấp bênh) dẫn tới họ gặp khơng ít khó khăn khi vay tín dụng từ các nguồn chính thức của các tổ chức tín dụng (Lê Khương Ninh, 2011). Các nghiên cứu thực nghiệm Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017) đều cho thấy tiếp cận tín dụng làm tăng thu nhập của nơng hộ. Vì vậy, giả thuyết sau đây được xây dựng để kiểm định một phần lý thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H8: Nơng hộ có tiếp cận vốn vay chính thức thì có thu nhập cao hơn hộ khơng tiếp cận vốn tín dụng.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu cơ sở lý thuyết về nông hộ, thu nhập của nơng hộ, tóm lược và đánh giá các nghiên cứu trước ở trong và ngoài nước liên quan tới chủ đề nghiên cứu này. Từ cơ sở lý luận và tổng quan những nghiên cứu có liên quan

tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương này cũng đã biện luận mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu để tiến hành xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)