Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 63 - 87)

Giả thuyết Kết quả Nghiên cứu tương đồng Sig. Kết

luận

H1: Nơng hộ có chủ hộ là nam có thu nhập cao hơn nơng hộ có chủ hộ là nữ. 0,000 (<0,05) Chấp nhận Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017). H2: Trình độ học vấn chủ hộ có tác động dương đến thu nhập của nông hộ. 0,000 (<0,05) Chấp nhận

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017).

H3: Số lao động của hộ gia đình có tác động dương lên thu nhập của nông hộ.

0,000 (<0,05)

Chấp nhận

Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).

H4: Số hoạt động tạo thu nhập của hộ có tác động dương đến thu nhập của nông hộ.

0,003 (<0,05)

Chấp nhận

Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).

H5: Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ có tác động dương đến thu nhập của nông hộ.

0,001 (<0,05)

Chấp nhận

Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).

Giả thuyết Kết quả Nghiên cứu tương đồng Sig. Kết luận hộ có tác động dương đến thu nhập của nông hộ. (<0,05) nhận (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017).

H7: Nơng hộ tham gia khuyến nơng có thu nhập cao hơn nông hộ không tham gia khuyến nông. 0,000 (<0,05) Chấp nhận Trần Xuân Long (2009), Nguyễn Chí Thanh (2017). H8: Nơng hộ có tiếp cận vốn tín dụng chính thức thì có thu nhập cao hơn hộ không tiếp cận vốn tín dụng.

0,006 (<0,05)

Chấp nhận

Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả) Qua kết quả nghiên cứu, cho thấy 8 nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Châu Đức, phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa của nghiên cứu này như sau:

THUNHAP = 1,035 + 0,287 GIOITINH + 0,111 HOCVAN + 0,172 LAODONG + 0,118 HOATDONG + 0,027 KINHNGHIEM + 0,560 DIENTICH + 0,176 KHUYENNONG + 0,224 VONVAY

Phương trình hồi quy chuẩn hóa của nghiên cứu này như sau:

THUNHAP = 0,160 GIOITINH + 0,198 HOCVAN + 0,127 LAODONG + 0,151 HOATDONG + 0,279 KINHNGHIEM + 0,163 DIENTICH + 0,115 KHUYENNONG + 0,144 VONVAY

Cụ thể:

THU NHẬP NƠNG HỘ = 0,160 GIỚI TÍNH CHỦ HỘ (Nam = 1; Nữ = 0) + 0,198 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN + 0,127 SỐ LAO ĐỘNG + 0,151 SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO THU NHẬP + 0,279 KINH NGHIỆM LÀM NÔNG CHỦ HỘ +

0,163 DIỆN TÍCH ĐẤT SẢN XUẤT + 0,115 THAM GIA KHUYẾN NƠNG (Tham gia khuyến nơng = 1; Khơng tham gia = 0) + 0,144 VỐN VAY (Có vay vốn = 1; Khơng vay vốn = 0)

TĨM TẮT CHƯƠNG 4

Chương 4 tiến hành ước lượng mơ hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Kết quả cho thấy tất cả các giả thuyết đặt ra đều được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ sắp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ; Trình độ học vấn chủ hộ; Diện tích đất sản xuất; Giới tính chủ hộ; Số hoạt động tạo thu nhập; Tiếp cận vốn vay; Số lao động trong hộ; Tham gia hoạt động khuyến nông. Các kết quả thu được chính là cơ sở để đưa ra các gợi ý chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân huyện Châu Đức.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Trên cơ sở kết quả đạt được từ chương 4 xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của các nông hộ huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và mức độ tác động, chương 5 sẽ trình bày những kết luận chính của đề tài và đưa ra một số hàm ý quản trị cho chính quyền địa phương giúp nâng cao thu nhập. Đồng thời đề tài cũng nêu lên hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận

Một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế là nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân. Trong đó, thu nhập của người dân đặc biệt là nông dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền trong nhiều năm qua. Bởi vì nó là chỉ tiêu kinh tế - xã hội then chốt dùng để đánh giá đời sống của dân cư, khoảng cách sự phân hóa giàu nghèo làm cơ sở cho q trình hoạch định các chính sách an sinh xã hội để từng bước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề tài thực hiện phân tích hồi quy đa biến với dữ liệu dựa trên khảo sát 200 hộ nông dân hiện đang sinh sống và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên định mức. Qua kết quả phân tích tương quan và hồi quy, tác giả thấy rằng có 8/8 yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ mơ hình nghiên cứu đề xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ sắp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ; Trình độ học vấn chủ hộ; Diện tích đất sản xuất; Giới tính chủ hộ; Số hoạt động tạo thu nhập; Tiếp cận vốn vay; Số lao động trong hộ; Tham gia hoạt động khuyến nơng. Do đó, các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 đều được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Kết quả nghiên cứu sẽ là những cơ sở cần thiết để tác giả đề xuất các hàm ý quản trị cho chính quyền địa phương nhằm nâng cao thu nhập cho các nơng hộ với một số chính sách cần thiết.

5.2.1. Kinh nghiệm làm nông nghiệp

Qua khảo sát cho thấy vẫn còn nhiều chủ hộ nông dân vẫn cịn chưa có nhiều kinh nghiệm làm nông nghiệp dẫn tới năng suất lao động, hiệu quả lao động chưa cao. Nếu người nơng dân có thêm kinh nghiệm trong sản xuất thì họ có thể dự báo tốt hơn về thời tiết, biết cách phòng trừ dịch bệnh, kể cả nắm bắt nhu cầu thị trường cho sản phẩm. Vì vậy cần có một số biện pháp nhằm nâng cao kinh nghiệm như sau:

Các hộ nông dân nên tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức thông qua các tổ chức kinh tế - xã hội mà mình tham gia cũng như các thơng tin trên đài, báo… Việc trau dồi kiến thức sẽ giúp hộ biết cách sử dụng nguồn lực sinh kế hợp lý để tạo sinh kế bền vững cho gia đình mình như tiết kiệm chi phí sản xuất, chăm sóc bảo quản nơng sản, dự đoán và ứng phó với những rủi ro trong quá trình sản xuất… Đặc biệt là những hộ có ngành nghề truyền thống hoặc những hộ sản xuất kinh doanh càng cần phải có những thơng tin về thị trường như giá cả, xu hướng tiêu dùng…

Khuyến khích mở rộng các hình thức chia sẻ kinh nghiệm giúp nhau trong sản xuất ở trong dân như Hội làm vườn, Nhóm làm nơng kết hợp với sự tư vấn của chuyên gia nông nghiệp… hoặc thông qua tổ chức các cuộc thi về nông dân sản xuất giỏi hàng năm ở địa phương để giúp người nông dân tương tác, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thúc đẩy động lực và tinh thần gia tăng hiệu quả sản xuất.

Ngồi ra địa phương cần có những bản tin thời tiết nơng vụ, cảnh báo sâu bệnh, dịch bệnh và hướng dẫn phòng trừ của địa phương đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông tin tới tận nơi nhằm giúp nơng dân chủ động trong bố trí thời vụ tránh được điều kiện thời tiết bất lợi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cây cối, hoa màu, vật nuôi.

5.2.2. Trình độ học vấn chủ hộ

quan trọng đến thu nhập của nơng hộ. Gia đình có nhiều người được đi học và trình độ học vấn cao thì có thu nhập cao hơn đặc biệt là chủ hộ. Điều này khẳng định được tầm quan trọng của giáo dục trong chính sách nâng cao thu nhập cho nơng hộ. Một số vấn đề cần quan tâm trong giáo dục và đào tạo, đó là:

Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, vận động nông dân hiểu được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc đến tận nơi phổ biển để làm thay đổi nhận thức của nơng dân nói riêng và của nhân dân nói chung giúp họ nhận thấy được giáo dục ln có ảnh hưởng quan trọng trong việc phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập.

Chính quyền địa phương Nên có định hướng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập, quan tâm đên giáo dục các cấp nhất là Giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học, tập trung hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thơng. Tập trung thực hiện tốt các chính sách miễn giảm học phí và bổ sung kinh phí hỗ trợ cho những vùng cịn nhiều khó khăn. Thường xuyên làm tốt công tác vận động chống học sinh bỏ học, tăng cường công tác khuyến tài…

5.2.3. Diện tích đất sản xuất

Kết quả phân tích cho thấy diện tích đất sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Đất đai là phương tiện vô cùng quan trọng để mưu sinh, bên cạnh đó nó cịn là đối tượng để đầu tư, làm giàu và thừa kế. Do đó, một số vấn đề cần quan tâm trong việc sử dụng đất nơng nghiệp là:

Chính quyền địa phương cần có chính sách bảo vệ đất nông nghiệp bằng cách thực hiện chính sách quy hoạch và chuyển dịch đất đai hợp lý, khuyến khích các hộ nơng dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách đồn điền, đổi thửa tại địa phương nhằm hướng tới chun mơn hố và hiện đại hố trong nơng nghiệp nông thôn. Tuy

nhiên, trong quá trình thực hiện cần quan tâm đến các nông hộ bị mất đất sản xuất, chẳng hạn chuyển đổi nghề, đưa một số nghề mới về địa phương.

Địa phương cần phải có giải pháp về thời hạn sử dụng đất nơng nghiệp, có thể bỏ quy định về thời hạn thay vào đó thực hiện giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng lâu dài để nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chủ động chăm lo bồi dưỡng đất. Thực hiện tích tụ rộng đất để có thể sản xuất với quy mô lớn, đem lại hiệu quả cao, giúp cải thiện thu nhập cho nông dân.

Địa phương cần tăng cường các biện pháp xử lý chế tài, ngăn chặn hành vi gom đất nhằm mục đích đầu cơ, trục lợi đi ngược lại mục tiêu tập trung đất nông nghiệp để phát triển nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

Trong điều kiện khơng thể tăng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp được nữa thì việc giải quyết chuyển dịch lao động nơng nghiệp sẽ làm cho diện tích đất sản xuất bình quân đâu người tăng lên. Ngoài ra cần quan tâm thự chiện biên pháp thâm canh tăng năng suất và từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

5.2.4. Hỗ trợ người phụ nữ

Chủ hộ khác nhau về giới tính cũng ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình. Thơng thường thu nhập người phụ nữ thấp hơn so với nam giới. Do đó, địa phương cùng với hội phụ nữ và các đoàn thể khác cần phải chú trọng đến công tác đào tạo việc làm cho các lao động để giảm lao động nhàn rỗi, thất nghiệp qua đó làm tăng thu nhập cho nông hộ. Để làm được điều này, thời gian tới chính quyền cần có hướng giải quyết việc làm tại địa phương cho các lao động nhàn rỗi, đặc biệt là phụ nữ, tạo cơ hội cho người phụ nữ tiếp cận với cuộc sống bên ngoài, tạo việc làm cho họ thay vì chỉ ở nhà làm việc hay chăm sóc con cái, giúp họ vừa đi làm để tăng thêm thu nhập cho gia đình, vừa nâng cao hiểu biết về kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho họ.

5.2.5. Số hoạt động tạo thu nhập

Càng tạo ra nhiều hoạt động có thu nhập giúp gia tăng thu nhập cũng như đa dạng hóa rủi ro nếu có trường hợp khơng may làm mất khoản thu nhập nào đó bởi các yếu tố không mong muốn nên cần có các chính sách giúm tạo ra thêm nhiều hoạt động có kinh tế hỗ trợ cho người nơng dân. Một số lưu ý như sau: Chính quyền địa phương cần có chính sách giải quyết sinh kế cho người dân và thực hiện đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách tạo thêm nhiều việc làm từ hoạt động phi nông nghiệp. Đối với huyện Châu Đức, chính quyền có thể xem xét khuyến khích người dân kết hợp hoạt động trồng lúa, các loại cây ăn trái và hoạt động nuôi trồng thủy sản xen canh, chẳng hạn nuôi thủy sản xen canh cây lúa, hoặc chăn ni gà vịt. Có thể kết hợp với phát triển du lịch nơng thơn như hình thức du lịch trải nghiệm, homestay, tham quan vườn cây... Đây là các đối tượng nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương. Ngoài ra, địa phương đẩy mạnh phát triển hệ thống các làng nghề trên địa bàn huyện để giúp nông hộ đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng cách hỗ trợ vốn và tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.

5.2.6. Tiếp cận vốn vay

Để tăng cường hoạt động nâng cao tín dụng cho các nơng hộ trên địa bàn, địa phương cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Chính quyền tiếp tục thực hiện các chương trình cấp tín dụng cho nơng dân để tiến hành sản xuất kinh doanh. Cần nâng mức cho vay cao hơn, thời hạn dài hơn với lãi suất ưu đãi hơn. Những chính sách ưu đãi cần thực hiện thường xuyên, liên tục, tao điều kiện cho các hộ nông dân vay vốn dưới nhiều hình thức khơng lãi hoặc lãi suất thấp, dài hạn theo hướng tín chấp. Đặc biệt là các hộ nghèo cần được hỗ trợ, cấp vốn để dầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận các dịch vụ tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn cịn gặp nhiều khó khăn, do đó cần phải tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ

tục xin vay vốn và giảm thời gian thẩm định, xét duyệt. Cần nâng mức hỗ trợ cho vay hơn, thời hạn dài hơn và lãi suất thấp.

Ngoài ra để sử dụng đồng vốn đúng mục đích có hiệu quả cao thì cần phải hướng dẫn cho người nông dân quản lý và sử dụng vốn trong phát triển kinh tế một cách tối ưu.

5.2.7. Số lao động trong hộ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng lao động trong hộ ảnh hưởng tích cực và tác động đến 9,5% thu nhập của nơng hộ. Do đó, cần phải chú trọng đến cơng tác đào tạo việc làm cho các lao động để giảm lao động nhàn rỗi, thất nghiệp qua đó làm tăng thu nhập cho nông hộ. Để làm được điều này, thời gian tới chính quyền cần có hướng giải quyết việc làm tại địa phương cho các lao động nhàn rỗi, đặc biệt là các thanh niên trưởng thành và phụ nữ. Có thể xem xét các mơ hình sản xuất thủ cơng mỹ nghệ, hoặc khuyến khích chăn ni, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cho các nông hộ.

5.2.8. Tham gia hoạt động khuyến nông

Việc tham gia các hoạt động khuyến nơng cũng ảnh hưởng tích cực và tác động đến 8,6% thu nhập của nông hộ. Để đẩy mạnh cơng tác khuyến nơng, trong đó cần tập trung một số giải pháp chủ yếu như sau:

Các dự án khuyến nông của huyện được cần triển khai đảm bảo tiến độ và mùa vụ sản xuất, tiến độ được theo dõi thường xun để tính tốn hiệu quả sản xuất. Các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện châu đức tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 63 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)