Biến độc lập Hệ số hồi quy chuẩn hóa Giá trị tuyệt đối Tỷ lệ (%) Thứ tự ảnh hưởng GIOITINH 0,160 0,160 11,97% 4 HOCVAN 0,198 0,198 14,81% 2 LAODONG 0,127 0,127 9,50% 7 HOATDONG 0,151 0,151 11,29% 5 KINHNGHIEM 0,279 0,279 20,87% 1 DIENTICH 0,163 0,163 12,19% 3 KHUYENNONG 0,115 0,115 8,60% 8 VONVAY 0,144 0,144 10,77% 6 Tổng 1,337 100,00%
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát của tác giả) Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ sắp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng giảm dần bao gồm Kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ; Trình độ học vấn chủ hộ; Diện tích đất sản xuất; Giới tính chủ hộ; Số hoạt động tạo thu nhập; Tiếp cận vốn vay; Số lao động trong hộ; Tham gia hoạt động khuyến nông.
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến KINHNGHIEM đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,000 < 0,05 cho thấy Kinh nghiệm làm nơng nghiệp của chủ hộ có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H5 được chấp nhận. Số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ càng cao và ngược lại. Rõ ràng, đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, kết quả phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp, nếu người nơng dân có thêm kinh nghiệm trong sản xuất thì họ có thể dự báo tốt hơn về thời tiết, biết cách phòng trừ dịch bệnh, kể cả nắm bắt nhu cầu thị trường cho sản phẩm. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến HOCVAN đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,000 < 0,05 cho thấy Trình độ học vấn có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận. Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ càng cao và ngược lại. Đây là nhân tố quan trọng thứ hai ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, nhưng thống kê mô tả cho thấy trình độ học vấn trung bình ở huyện nhìn chung ở trình độ khá khiêm tốn từ phổ thơng trở xuống. Chủ hộ có trình độ học vấn cao thường có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức và tiến bộ khoa học kỹ thuật, do đó thu nhập cũng cao hơn những nơng hộ khác. Vì vậy, trong thời gian tới cần có nhiều chính sách tập trung vào việc khuyến khích giáo dục tại địa phương, nhất là giáo dục phổ thông và đào tạo nghề. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến DIENTICH đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,000 < 0,05 cho thấy Diện tích đất sản xuất có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H6 được chấp nhận. Diện tích đất sản xuất càng cao thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ càng cao và ngược lại. Đây là nhân tố quan trọng thứ ba ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Điều này hịan tồn dễ hiểu với các hộ dân trên địa bàn huyện Châu Đức đa số hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp và cũng là nguồn thu chính của cả huyện, mà đất sản xuất là tư liệu sản xuất quan trọng đặc biệt là đối với ngành trồng trọt. Các hộ gia đình thiếu đất sản xuất nếu muốn tạo thu nhập nuôi sống bản thân và người thân thì phải thuê đất, đi làm thuê hoặc chuyển sang lĩnh vực phi nơng nghiệp khác. Bên cạnh đó diện tích đất hẹp nên sản xuất của nơng hộ khá manh mún, khơng tập trung nên khó áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong khi đó mật độ dân cư sống đơng đúc nên khó đảm bảo đời sống cho các
nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011), Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến GIOITINH đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,000 < 0,05 cho thấy Giới tính của chủ hộ có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận. Nếu chủ hộ là nam giới thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ cao hơn so với chủ hộ là nữ giới. Đây là nhân tố quan trọng thứ tư ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ. Rõ ràng, do đặc tính hộ gia đình và văn hóa của người Việt Nam, trong hộ gia đình thường người chồng là trụ cột gia đình, và trong nhiều trường hợp người chồng có tiếng nói quyết định, kể cả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy nam giới đóng vai trị quan trọng trong việc tạo thu nhập của hộ gia đình. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến HOATDONG đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,001 < 0,05 cho thấy Số hoạt dộng tao thu nhập có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H4 được chấp nhận. Số hoạt động tạo thu nhập càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ càng cao và ngược lại. Đây là nhân tố quan trọng thứ năm ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Ở nông thôn các hoạt động nông nghiệp là chú yếu, tuy nhiêu các hoạt động thường theo mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Việc đa dạng hóa nguồn thu từ nhiều hoạt động giúp hộ giia đình có thể giảm thiểu nghèo đói và cải thiện thu nhập. Như vậy, việc tạo dựng công ăn việc làm khác ngồi sản xuất nơng nghiệp có thể là chìa khóa nâng cao thu nhập nơng hộ. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến VONVAY đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,001 < 0,05 cho thấy Tiếp cận vốn vay có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H8 được chấp nhận. Hộ gia đình có tiếp cận vốn vay càng lớn thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ cao hơn so với hộ khơng có vay vốn. Đây là nhân tố quan trọng thứ sáu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Thực tế tại địa bàn nghiên cứu cho thấy đa phần nông hộ đều thiếu vốn để đầu tư vào sản xuất dẫn tới họ phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau như bạn bè, người thân, ngân hàng... Vẫn còn một số hộ chỉ sử dụng vốn tự có mặc dù là hạn chế vì khơng muốn phải “mắc nợ” cũng như áp lực lãi vay dẫn tới đầu tư khơng hiệu quả. Ngồi ra một phần hộ gia đình hạn chế vay cũng tới từ những bất cập như giới hạn mức cho vay, tài sản đảm bảo, thủ tục thẩm định gắt gao… của tổ chức chính thống dù lãi suất khá ưu đãi. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Cao Trọng Danh (2015), Nguyễn Phan Hồng Hạnh (2015), Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến LAODONG đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,003 < 0,05 cho thấy số lao động trong hộ có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H3 được chấp nhận. Số lao động trong hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ càng cao và ngược lại. Đây là nhân tố quan trọng thứ bảy ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Bùi Văn Hào (2017), Nguyễn Chí Thanh (2017).
Hệ số hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa của biến KHUYENNONG đều mang dấu dương và có hệ số Sig. là 0,006 < 0,05 cho thấy số lao động trong hộ có tác động cùng chiều đến thu nhập của nông hộ tại huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích cho thấy giả thuyết H7 được chấp nhận. Nơng hộ có tham gia hoạt động khuyến nơng thì có thu
nhập bình quân của hộ gia đình sẽ cao hơn so với hộ không tham gia và ngược lại. Đây là nhân tố quan trọng cuối cùng ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ. Vì vậy, trong thời gian tới các chính sách tăng thu nhập cần chú trọng đến hoạt động khuyến khích nơng hộ tham gia các hoạt động khuyến nông nhiều hơn. Kết quả phù hợp với nghiên cứu của Trần Xuân Long (2009), Nguyễn Chí Thanh (2017).
4.3.5. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Sau khi tiến hành các phân tích kiểm định các giả thuyết đã đề xuất, nghiên cứu có được kết quả tổng quát như sau: