Quan điểm chỉ đạo nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 67 - 71)

dưỡng công chức trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thành phố và phuường, xã giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 của thành phố buôn Ma Thuột nêu mục tiêu chung “Nâng cao chất đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở; Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chun mơn đáp ứng u cầu chức danh và vị trí việc làm” [32].

Mục tiêu giai đoạn 2021-2025: 100% cán bộ, công chức trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp thành phố có trình độ đại học, 15% trên đại học và được chuẩn hố về lý luận chính trị, chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng công tác ,phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm. Hàng năm, cán bộ, cơng chức, viên chức được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác theo quy định. 100% cán bộ, cơng chức cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số trên 15%.

Định hướng đến năm 2030: Chuẩn hố 100% đội ngũ cán bộ, cơng chức viên chức Thành phố và phường, xã với số lượng, cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và có trình độ kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Trên cơ sở các mục tiêu, quan điểm chỉ đạo nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuôt, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới là:

61

3.1.1. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính ứng yêu cầu cải cách hành chính

Dựa trên những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, căn cứ vào những tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật cán bộ, cơng chức, thực tiễn tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức cần bảo đảm những yêu cầu sau trong quá trình cải cách hành chính:

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Theo Hiến pháp Việt Nam quy định: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng là thông qua công tác tổ chức cán bộ. Quan điểm, nguyên tắc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm hai bộ phận cấu thành: “xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức” và “đổi mới công tác cán bộ”. Hai bộ phận này liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó hai bộ phận này phải được tiến hành đồng bộ dựa trên những nguyên tắc chung về xây dựng Đảng và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Pháp luật cán bộ, công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng cơng chức phải thể chế hố quan điểm này nhằm bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng đối với công tác cán bộ.

Pháp luật cán bộ, cơng chức góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và tiếp tục được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII của Đảng. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta đòi hỏi tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức phải được điều chỉnh bằng pháp luật và các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của mình.

Pháp luật cán bộ, công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Thực hiện việc cải cách nền hành chính quốc gia trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp

62

đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nền hành chính quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố thể chế hành chính, bộ máy hành chính, cán bộ, cơng chức và cải cách tài chính cơng. Vì vậy, một trong những nội dung của cải cách hành chính nhà nước là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng được những yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách cơng vụ, cơng chức địi hỏi hồn thiện pháp luật cán bộ, công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải quán triệt những yêu cầu về xác định vị trí việc làm và cơ cấu cơng chức theo ngạch trong các cơ quan chính quyền; về nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức cũng như đổi mới cơ chế quản lý, chế độ và chính sách đối với cán bộ, cơng chức.

Pháp luật cán bộ, công chức và tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của các vùng, miền. Điều kiện, hoàn cảnh và đặc điểm của các đơn vị hành chính ở nước ta rất khác nhau về qui mô dân số, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, việc quy định số lượng và bố trí cơng chức cũng như tiêu chuẩn chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức phải căn cứ vào việc phân loại đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại đơn vị hành chính.

3.1.2. Bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời

Công khai, minh bạch thể hiện: (i) Cơng chức có quyền được thơng tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật. (ii) Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật cán bộ, công chức; (iii) Pháp luật và quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức cần được công khai, minh bạch hơn qua nhiều kênh thơng tin. Đây cũng là địi hỏi mang tính tối thượng của pháp luật được tôn trọng và bảo đảm trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.

Ngồi sự cơng khai, minh bạch trong hoạt động, tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức cần phải chú trọng về hiệu quả. Hiệu quả tổ chức thực hiện

63

pháp luật về bồi dưỡng công chức được đo bằng tương quan giữa kết quả với mục đích và chi phí bỏ ra. Làm sao cho chi phí bỏ ra thấp nhất và đạt được kết quả cao là một yêu cầu đặt ra trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức.

3.1.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương

Mỗi giai đoạn lịch sử có đặc điểm tình hình, nhiệm vụ và u cầu cụ thể. Đó là những căn cứ quan trọng để xác định mục tiêu, tiêu chuẩn, biện pháp xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Do vậy, để xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng u cầu hội nhập, ngồi nguyên tắc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì việc căn cứ vào nguồn nhân lực thực tế hiện có của địa phương, vào yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là điều tất yếu khách quan.

3.1.4. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức bồi dưỡng công chức

Để tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức phải bảo đảm hiệu quả, trước hết chúng ta cần xác định các nguyên tắc pháp chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức, như sau:

- Thực hiện thượng tơn pháp luật, bảo vệ tính nghiêm minh trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức. Luật không thiên vị bất cứ ai trong tất cả các khâu của quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức. Đảm bảo thực hiện nghiêm minh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức. Trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cần thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh tuỳ tiện nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước nhưng cũng khuyến khích được hoạt

64

động tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức linh hoạt phù hợp tình hình thực tiễn của Thành phố.

- Bảo đảm nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công chức trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức. Trên cơ sở nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công chức trong tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức, chúng ta xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nhằm triển khai thực hiện hiệu quả pháp luật về bồi dưỡng công chức.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)