Yếu tố pháp luật

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 35)

Yếu tố pháp luật là yếu tố quan trọng đầu tiên tác động đến tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng cơng chức. Vì các quy định của pháp luật công chức là cơ sở pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức để các cơ quan nhà nước và cơng chức tn thủ trong q trình thực thi cơng vụ.

Pháp luật công chức là phương tiện quan trọng trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước. Để bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả địi hỏi phải xác định

27

đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị mình; phải xác lập được một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa chúng; phải xác lập được một cách đúng đắn và hợp lý mối quan hệ giữa chúng, phải có những phương pháp và hình thức tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo thành một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực hiện quyền lực nhà nước. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Thực tế Việt Nam những năm qua cho thấy khi chưa có một hệ thống pháp luật về công chức đầy đủ, đồng bộ, thống nhất và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hồn thiện bộ máy nhà nước, thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện khơng đúng chức năng, thẩm quyền của các cấp chính quyền, bộ máy dễ phát sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả, không quản lý hiệu quả công chức, chưa tạo được cơ chế hữu hiệu tạo động lực cho cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ.

Quản lý nhà nước là lĩnh vực có quy mơ và phạm vi hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh, trong đó có quan hệ quản lý nhân sự - một trong những vấn đề trọng yếu của nền hành chính Nhà nước. Pháp luật cán bộ, cơng chức với hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật có thứ bậc khác nhau để điều chỉnh các quy định về: tiêu chuẩn; quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, tuyển dụng; điều động, tiếp nhận, trình tự và thủ tục đánh giá; thôi việc và thủ tục nghỉ hưu; khen thưởng, xử lý kỷ luật; các chế độ chính sách đối với cán bộ, cơng chức ví dụ như chế độ thai sản.

1.3.2. Nhận thức của đội ngũ công chức đối với tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức về bồi dưỡng công chức

Nhận thức của đội ngũ công chức đối với tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng cơng chức là yếu tố cơ bản, có tính chất quyết định tới các kết quả của hoạt động bồi dưỡng. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu mỗi công chức đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân; nếu họ hiểu học tập là để phục vụ chính họ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cơng vụ, họ sẽ có ý thức

28

trong việc tự rèn luyện, trau dồi kiến thức, học hỏi, tham gia các khóa bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả.

Nhận thức đúng đắn cơng chức sẽ có thái độ tích cực khi tham gia các khóa bồi dưỡng, cơng tác bồi dưỡng qua đó đạt được kết quả tốt, hoạt động bồi dưỡng của tổ chức đạt được mục tiêu và kế hoạch đề ra. Ngược lại, nhận thức sai lệch sẽ khiến cơng chức có thái độ thờ ơ khi tham gia các khóa bồi dưỡng, gây nên tình trạng lãng phí trong bồi dưỡng. Phải tốn nhiều thời gian, kinh phí để cử cơng chức tham gia bồi dưỡng, nhưng kết quả là sau khóa học năng lực và thái độ làm việc của họ không được cải thiện. Mục tiêu và kết quả của hoạt động bồi dưỡng sẽ không đạt được.

Một phần của tài liệu Tổ chức thực hiện pháp luật về bồi dưỡng công chức trên địa bàn thành phố buôn ma thuật, tỉnh đắk lắk (Trang 33 - 35)