Khái niệm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 34 - 35)

8. Bố cục của luận án

1.2. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổ

1.2.2. Khái niệm và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm

Theo các tác giả Lê Thu Hoa, Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi, vùng KTTĐ là vùng hội tụ tốt nhất các điều kiện để phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh, làm đầu tàu tăng trưởng để đẩy mạnh q trình phát triển cho vùng đó và tiến tới đảm nhận vai trò chi phối tăng trưởng đối với nền kinh tế cả nước [11, 23]. Hiện nay, theo quan điểm địa kinh tế mới, một quốc gia muốn trở nên phồn thịnh thì phải có một số vùng phát triển hơn những vùng khác, tạo động lực cho tăng trưởng nhanh, tích tụ các yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện PTKT chung của cả nước [33].

Từ những năm 1960, một số quốc gia trên Thế giới đã chủ động lựa chọn những lãnh thổ có lợi thế so sánh để lập các trọng điểm phát triển CN và thương mại nhằm tạo địa bàn động lực, tạo mũi đột phá trong phát triển lãnh thổ. Mục tiêu chính trong phát triển các vùng KTTĐ của các quốc gia bao gồm: (1) Thu hút đầu tư; (2) Thúc đẩy TTKT; (3) Tạo việc làm; (4) Chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển có trọng điểm theo lãnh thổ và đã đạt được những kết quả đáng kể. Có thể nói, sự phát triển các vùng KTTĐ gắn liền với quá trình CNH của các quốc gia. Đến nay, với những kết quả đã đạt được trong thực tế, sự phát triển các lãnh thổ trọng điểm được đánh giá là phương thức phù hợp với điều kiện hạn chế về nguồn lực của các nước nghèo, đang phát triển. Trong thời kỳ đầu mới hình thành, tại các vùng KTTĐ thường phát triển các hoạt động tạo nhiều việc làm cho người lao động và hàng hóa xuất khẩu nhưng giá trị gia tăng khơng cao. Khi trình độ phát triển dần được nâng lên, các nguồn lực trở nên dồi dào hơn, chức năng và CCKT của các vùng KTTĐ có xu hướng dịch chuyển sang các ngành kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, cần nhiều vốn và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, xây dựng các loại hình vùng hiện đại hóa, đa chức năng; phát triển và mở rộng các khu thương mại tự do, khu kinh tế mở ven biển; phát triển nhanh chóng các ngành DV, đặc biệt là các ngành như DV tài chính, DV thương mại và cung ứng hậu cần vận tải (Logistics).

Ở Việt Nam, chủ trương phát triển các lãnh thổ KTTĐ đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (năm 1991) và tiếp tục được khẳng định trong

các kỳ Đại hội sau. Theo đó, các vùng KTTĐ của Việt Nam được bắt đầu triển khai thành lập từ năm 1997 gồm: vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ Miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam. Đến năm 2009, TTgCP tiếp tục phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ ĐBSCL [29]. Khái niệm và vai trò của vùng KTTĐ cũng được tiếp tục khẳng định trong Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của TTgCP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KTXH: “Vùng KTTĐ là một bộ phận của

lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước” [7].

Như vậy, NCS cho rằng vùng KTTĐ là các các vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển – đặc biệt là PTKT, được lựa chọn để phát triển nhanh chóng thành những lãnh thổ có kết cấu hiện đại, chức năng đa dạng, đáp ứng cho sự phát triển của một số ngành CN mũi nhọn cùng với các ngành NN sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao; trên cơ sở đó tạo ra các tác động lan toả, kích thích tăng trưởng và phát triển của các lãnh thổ xung quanh nó và tồn bộ nền kinh tế. Là vùng lãnh thổ nằm trong hệ thống các vùng của một quốc gia, vùng KTTĐ có tính chất và đặc điểm đặc biệt khác với các vùng địa lý khác, có đặc thù riêng về kinh tế và mang tính trọng điểm, dẫn dắt trong hệ thống các vùng. Các vùng KTTĐ cần được tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để phát triển nhanh, có tiềm lực kinh tế vững mạnh, và trở thành những lãnh thổ động lực quan trọng, những “đầu tàu” tạo gia tốc phát triển chung cho toàn bộ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)