Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững vùng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế bền vững vùng

kinh tế trọng điểm

Luận án thực hiện quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Xác định khung cấu trúc của bộ tiêu chí

Như đã trình bày ở phần tổng quan (chương 1), hiện có ba (03) khung cấu trúc phổ biến đang được áp dụng để xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá PTBV.

Trên cơ sở tìm hiểu việc sử dụng các bộ tiêu chí trong thực tế, so sánh ưu điểm – hạn chế cũng như mức độ phổ biến trong thực tế, NCS đề xuất lựa chọn khung cấu trúc của bộ tiêu chí sẽ sử dụng trong luận án. Cụ thể:

Khung cấu trúc nhân quả được nhiều chuyên gia cho rằng chỉ thích hợp để xây dựng các bộ tiêu chí thuộc lĩnh vực môi trường và không phù hợp với lĩnh vực kinh tế,

xã hội. Thực tế hiện nay từ năm 2001, UNCSD cũng đã thay thế khung nhân quả thành khung theo trụ cột/ chủ đề để hướng dẫn đánh giá PTBV.

Khung cấu trúc theo mục tiêu, mục đích thường được sử dụng để theo dõi tiến trình thực hiện các mục tiêu PTBV đã cụ thể theo mốc thời gian xác định, các bộ chỉ tiêu nổi tiếng và phổ biến nhất là Bộ chỉ tiêu MDGs (2001, 2006) và SDGs (2015, 2017) của LHQ hiện cũng được Việt Nam áp dụng như VSDGs (2019). Khung cấu trúc theo theo trụ cột có ưu điểm là đánh giá được toàn diện ba trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường của PTBV nhưng còn hạn chế khi xác định các chỉ tiêu liên ngành.

Khung cấu trúc theo chủ đề được xem là một cách tiếp cận toàn diện hơn trong việc đánh giá mức độ PTBV. Việc phân chia thành các chủ đề giúp đánh giá toàn diện hơn bản chất của PTBV và có khả năng lồng ghép BĐKH - một vấn đề tác động đa ngành, đa lĩnh vực. Do đó Luận án sử dụng khung cấu trúc theo chủ đề để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL. Bộ tiêu chí được Luận án xây dựng gồm 03 chủ đề chính: (1) PTKT bền vững nội tại ứng phó với BĐKH, (2) Tác động lan tỏa và (3) LKKT.

Bước 2: Rà soát các bộ chỉ tiêu và chọn lọc sơ bộ các chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững vùng và địa phương

Trong bước này, NCS rà soát các bộ chỉ tiêu và chọn lọc sơ bộ các chỉ tiêu có tính phổ biến trong đánh giá PTKT bền vững, đồng thời đảm bảo được các khía cạnh:

(1) Đánh giá được mức độ tăng trưởng và chuyển dịch CCKT của vùng KTTĐ theo hướng hạn chế được các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra;

(2) Đánh giá được mức độ tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại trong TTKT và chuyển dịch CCKT, ví dụ như chuyển dịch cơ cấu từ các ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi BĐKH và giá trị gia tăng bị suy giảm (như trồng lúa) sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, dễ thích ứng với BĐKH hơn (như ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản) nhằm duy trì giá trị sản xuất và GRDP của toàn vùng;

(3) Đánh giá được mức độ giảm nhẹ BĐKH trong PTKT, TTKT và chuyển dịch CCKT gắn với sử dụng hiệu quả TNTN và năng lượng, giảm phát thải KNK;

các hoạt động kinh tế ứng phó với BĐKH nói riêng;

(5) Đánh giá được mức độ LKKT của vùng KTTĐ nhằm ứng phó hiệu quả hơn với BĐKH và PTKT bền vững

Bước 3: Đánh giá, bổ sung các chỉ tiêu cần thiết

Bổ sung các chỉ tiêu cần thiết phù hợp với đặc thù vùng KTTĐ ĐBSCL và phản ánh được các yếu tố BĐKH mà các bộ tiêu chí trước đó nếu chưa có (do năng lực thống kê tại thời điểm xây dựng bộ tiêu chí chưa có khả năng thu thập, theo yêu cầu của các chiến lược, quy hoạch, chính sách mới được ban hành của Chính phủ, theo các nghiên cứu, lý thuyết mới về PTBV và PTKT…).

Bước 4: Xác định phương pháp tính các chỉ tiêu của bộ tiêu chí

Một số chỉ tiêu để đánh giá PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ trong bộ tiêu chí, hiện khơng có số liệu thống kê sẵn có cần phải được tính tốn. Cụ thể phương pháp tính tốn một số chỉ tiêu của Luận án trình bày tại Phụ lục.

Bước 5: Áp dụng phương pháp chuyên gia để lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp

Phương pháp Delphi được luận án sử dụng để tham vấn ý kiến các chuyên gia trong việc xây dựng bộ các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH nhằm loại trừ những chỉ tiêu không phù hợp, hoặc không đại diện cho vùng KTTĐ ĐBSCL.

Delphi là phương pháp bao gồm một nhóm q trình thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí cao trong việc lấy ý kiến của các chuyên gia. Cụ thể Luận án đã tiến hành phương pháp tham vấn chuyên gia theo nguyên tắc KAMET và kiểm định Kendall’s W để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL.

Luận án đã tham vấn 20 chuyên gia, thu được kết quả từ 16 chuyên gia về bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ. Các chuyên gia được lựa chọn có chun mơn khác nhau, nhưng đều là những người có kiến thức chun mơn và kinh nghiệm thực tiễn liên quan tới PTKT, PTBV và am hiểu các vấn đề kinh tế và BĐKH nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng. (Danh sách xem tại phụ lục 6).

Cụ thể quá trình áp dụng phương pháp Delphi của Luận án trong q trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL trong bối cảnh BĐKH

gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Áp dụng phương pháp Delphi vòng 1

Trên cơ sở tổng hợp nghiên cứu rà sốt các Bộ tiêu chí, chọn lọc các chỉ tiêu đánh giá PTKT bền vững phổ biến thường được sử dụng. Sau khi rà soát, bổ sung các chỉ tiêu theo quan điểm nghiên cứu của NCS. Các bảng câu hỏi mở được gửi tới các chuyên gia lựa chọn để tham vấn ý kiến. Các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ số và chỉ tiêu đưa ra. Mức độ đồng thuận được sắp xếp theo điểm số từ 01 đến 05, gồm: (1) rất không phù hợp; (2) khơng phù hợp; (3) có ít phù hợp; (4) phù hợp và (5) rất phù hợp. (Chi tiết bảng câu hỏi ở Phụ lục 5).

Bước 2: Phân tích dữ liệu vòng 1

Sau khi thu thập dữ liệu bằng Phương pháp Delphi, tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả dữ liệu vịng 1.

Bước 3: Áp dụng phương pháp Delphi vòng 2

Bảng câu hỏi và dữ liệu sau khi phân tích ở vịng 1 được gửi lại cho các chuyên gia đề nghị chấm điểm vòng 2. Những thông tin này được ẩn danh đảm bảo các chuyên gia không xác định được chuyên gia nào đã trả lời gì. Các chuyên gia được quyền chỉnh sửa câu trả lời và nhận xét của mình trong vịng 2. Mục đích là để tham vấn ý kiến đồng thuận hoặc mức độ ổn định trong câu trả lời của các chuyên gia.

Bước 4: Phân tích dữ liệu vịng 2

Sau khi dữ liệu được thu thập tại vịng 2, tiến hành phân tích kết quả.Việc phân tích dựa trên quy tắc KAMET (Knowledge Acquisition for Multiple Experts with Time

scales). Nguyên tắc KAMET đưa ra mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số (qi)

ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh giá tổ hợp các giá trị thống kê bao gồm: Trung vị (Mdqi); Độ lệch tứ phân vị (Qqi); Giá trị trung bình (Mqi) và Phương sai (Vqi). Trong đó, phương sai là tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến.

Quy tắc KAMET được miêu tả chi tiết trong Bảng 2.7

Bảng 2.7. Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi

Vòng t Vòng t + 1 Vòng t + 2

Vòng t Vòng t + 1 Vòng t + 2

Vqi < 15%, thì qi được chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa.

Vqi (%) < 15% thì qi được chấp thuận và không cần phải tham vấn về qi nữa. Giá trị trung bình (qi) < 3,5 Nếu (qi) ≥ 3,5 hoặc phương sai

Vqi > 15%,

Giá trị trung bình (qi) < 3,5 Nếu (qi) <3,5 và Q < 0,5 và (%) Vqi< 15% thì qi bị loại, và khơng cần phải tham vấn về qi nữa

Ghi chú: Giá trị trung bình (qi): giá trị trung bình của các câu hỏi cho qi; Phương sai Vqi (%): tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến đánh giá đối với qi Q là độ lệch tứ phân vị.

Nguồn: [13, 58]

Sau khi phân tích theo ý kiến các chuyên gia theo nguyên tắc KAMET ở trên, trường hợp cịn có các chỉ tiêu chưa được đồng thuận từ các chuyên gia thì sẽ tiếp tục tiến hành q trình Delphi vịng tiếp theo. Sau khi tổng hợp Dữ liệu vòng cuối cùng, Luận án sẽ kiểm định lại sự tin cậy của bộ tiêu chí bằng hệ số Kendall (W) [24, 73].

𝐾𝑒𝑛𝑑𝑎𝑙𝑙 (𝑊) = 12𝑆

𝑚2×(𝑛3−𝑛) (2.1) Trong đó:

S: tổng độ lệch chuẩn bình phương;

m, n: là số phần tử tương ứng của đối tượng x và y.

Hệ số Kendall nằm trong khoảng từ 0 đến 1, là thước đo phản ánh mức độ đồng thuận và tin tửởng. Mức độ đồng thuận và mức độ tin tưởng liên quan tới hệ số Kendall (W) như trong Bảng 2.8.

Bảng 2.8. Mức độ đồng thuận và mức độ tin tưởng liên quan tới hệ số Kendall (W)

Hệ số Kendall (W) Mức độ đồng thuận Mức độ tin tưởng

1,0 - 0,7 Rất mạnh Rất cao 0,7 - 0,5 Mạnh Cao 0,5 - 0,3 Trung bình Trung bình 0,3 - 0,1 Yếu Thấp 0,1 - 0,0 Rất yếu Không Nguồn: [73]

Nếu kết quả đạt được sự đồng thuận và tin tưởng cao từ các chuyên gia thì phân tích Delphi khơng cần tiến hành vịng tiếp theo. Cụ thể kết quả quá trình áp dụng phương pháp Delphi của Luận án được trình bày ở Chương 3 và Phụ lục 8.

Bước 5: Hồn thiện bộ tiêu chí

Hồn thiện bộ tiêu chí, xác định phương pháp chuẩn hoá số liệu, xây dựng chỉ số tổng hợp đánh giá mức độ PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ ĐBSCL. Chi tiết phương pháp chuẩn hoá số liệu và xây dựng chỉ số tổng hợp được trình bày chi tiết tại phần sau.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)