CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.4. Tóm lược điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế
tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
4.1.4.1. Điểm mạnh
Vùng KTTĐ ĐBSCL là có ví trí địa lý thuận lợi cho giao thương với các khu vực khác trên thế giới và vùng KTTĐ phía Nam và TP. HCM trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước. Vùng có khí hậu tốt, đất đai màu mỡ và kênh đào xen kẽ thuận lợi cho phát triển nơng sản và hải sản. Tài ngun khống sản đa dạng (dầu khí trong các lưu vực trầm tích: Cửu Long, Nam Cơn Sơn và Thổ Chu - Ma Lai, đá vôi ở Kiên
Giang, đá Andezit và đá Granit ở An Giang); công viên sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia (các rừng quốc gia: Mũi Mau, U Minh Hà, U Minh Thượng, ...; Có các khu bảo tồn thiên nhiên: Đầm Đồi, Hòn Chong, bãi biển Phú Quốc,...) rừng ngập mặn, bãi biển đẹp phục vụ phát triển CN, du lịch. Hệ thống đô thị của vùng phát triển gồm bốn TP và hai thị trấn, trong đó có TP Cần Thơ là trung tâm thương mại, xuất nhập khẩu, y tế, đào tạo, KHCN, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu về lúa, cây ăn quả, hải sản, ... của ĐBSCL và cả nước, các TP khác như Long Xuyên, Rạch Giá và Cà Mau là những trung tâm kinh tế ở phía Tây Nam của đất nước đang phát triển mạnh về các ngành CN và DV. Ngồi ra vùng KTTĐ ĐBSCL có nguồn tài nguyên biển dồi dào có thể chuyển sang các hoạt động nuôi trồng thủy sản trong bối cảnh XMN gia tăng. Có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.
4.1.4.2. Điểm yếu
Điểm yếu của vùng bao gồm việc chất lượng sản phẩm NN đầu ra chính cịn thấp và biến động, LKKT giữa các địa phương còn yếu. Mặc dù các địa phương trong vùng đã đạt được một số thành tựu về gia tăng sản lượng hàng hóa (đặc biệt là gạo và tơm), sản phẩm đầu ra vẫn có chất lượng tương đối kém và gây tác động môi trường lớn (sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ quá mức, gây ô nhiễm đất và nguồn nước và các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người) cũng như khai thác tài nguyên biển quá mức. Ngoài ra được mệnh danh là vựa lúa của cả nước tuy nhiên vùng KTTĐ ĐBSCL nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung chưa có quy hoạch hệ thống trung tâm logistics trọng điểm cho xuất khẩu
Ngành CN ở vùng có giá trị gia tăng tương đối thấp và sử dụng nguồn lao động có kỹ năng thấp. Ngành CN và năng lượng của vùng như Nhiệt điện Cà Mau, Nhiệt điện Ơ mơn là những ngành CN gây cũng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước đáng kể, thông qua việc phát sinh chất thải rắn và khí thải, phát thải nhiều KNK.
4.1.4.3. Cơ hội
Trong ngành NN, cơ hội định hướng lại ngành NN và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở phân vùng sinh thái NN và các động lực tự nhiên truyền thống (đồng bằng ngập lũ, rừng ngập mặn) nhằm sản xuất các sản phẩm nông sản, thủy sản và vật ni được
chứng nhận, an tồn, có giá trị cao hơn, đa dạng và tránh sản xuất gạo, tôm và cá tra theo hướng hàng hóa có giá trị và chất lượng thấp, giúp củng cố các dịch vụ, CN hỗ trợ NN cũng như liên kết giữa các nhóm sản xuất và nhà máy chế biến.
Trong lĩnh vực quản lý TNTN, có một số cơ hội như bảo tồn sinh khối biển, tăng cường khả năng giữ nước ở vùng thượng đồng bằng, giảm tốc độ xói lở bờ sơng và khai thác nước ngầm, áp dụng hệ thống phân bổ và quy hoạch tài nguyên nước dựa trên tính kinh tế (tối đa giá trị trên mỗi đơn vị sử dụng). Cần phục hồi các vùng rừng ngập mặn và chỉ định trạng thái bảo tồn cho các hồ chứa nước ngọt. Đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng cần được xem xét sử dụng làm điểm đến du lịch và giải trí. Có thể tích hợp rừng ngập mặn với hạ tầng cứng.
Có thể mở rộng năng lượng tái tạo trên quy mơ lớn (đặc biệt là năng lượng gió và mặt trời và cả năng lượng sinh khối) và có thể mở rộng LNG (phụ thuộc vào việc đặt và xây dựng các trạm đầu mối).
Sức hấp dẫn ngày càng tăng của Cần Thơ và các địa phương ở KTTĐ ĐBSCL do chi phí gia tăng ở TP. HCM và các địa phương vùng KTTĐ phía Nam. Đa dạng hóa sản xuất NN để thích ứng với BĐKH đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội hơn cho ngành thức ăn chăn nuôi và sản xuất nguyên liệu đầu vào cho ngành NN.
Có nhiều cơ hội trong việc tận dụng thành tựu của cách mạng CN 4.0 để phát huy nền tảng DV, công nghệ sản xuất hiện có.
Nghị quyết 120 đưa ra một nhiệm vụ chính trị mạnh mẽ để định hướng lại sự phát triển NN ở vùng thông qua việc công nhận các khu sinh thái NN, phát triển NN đa dạng, chuỗi giá trị cao và xuất khẩu.
4.1.4.4. Thách thức
Thách thức đối với vùng KTTĐ ĐBSCL chủ yếu là từ suy thoái nguồn TNTN và do các động của BĐKH. Các đập thủy điện ở thượng nguồn và BĐKH hiện tại và trong tương lại gây ảnh hưởng đến dòng chảy và mực nước và làm gia tăng độ mặn. Suy giảm trầm tích gia tăng nguy cơ sụt lún và chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến vùng nước ven biển và tài nguyên biển nói chung.
tượng này ảnh hưởng đến tồn bộ lưu vực sơng Mê Cơng và rủi ro lũ lụt cực đoan, dòng chảy kiệt và hạn hán đang gia tăng. NBD làm gia tăng XMN, ảnh hưởng đến rừng ngập mặn và nguy cơ xói lở bờ biển. Ngập triều và lũ sơng cực đoan gia tăng đe dọa đến hạ tầng đô thị, CN và giao thông cũng như làm gia tăng nguy cơ xảy ra thiên tai. Ngoài ra cịn các vấn đề về thách thức bên ngồi bao gồm việc mất thị trường xuất khẩu chất lượng thấp vào tay Ấn Độ, Indonesia,… và cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các quốc gia có giá nhân cơng thấp hơn trong các ngành chế biến nông sản đơn giản, may mặc, lắp ráp, … Điều kiện thương mại cho các sản phẩm của vùng ngày càng không thuận lợi do tác động của BĐKH (thay đổi lượng mưa và nhiệt độ) làm giảm diện tích và năng suất trồng lúa.
Bảng 4.1. Tóm lược Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn: Tổng hợp của NCS