Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 40 - 45)

8. Bố cục của luận án

1.2. Phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh biến đổ

1.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế

Nghiên cứu về tác động của BĐKH đến phát triển KT-XH nói chung và PTKT nói riêng là vấn đề được rất nhiều tổ chức, học giả trong nước và ngoài nước quan tâm nghiên cứu hiện nay.

Năm 1994, Mendelsohn và các cộng sự trong tác phẩm “Tác động của ấm lên

tồn cầu đến NN: phân tích Ricardian” đã nghiên cứu, đánh giá đo lường tác động

của BĐKH đến kinh tế NN. Sử dụng dữ liệu cắt ngang về khí hậu, giá đất NN và các dữ liệu kinh tế và địa vật lý khác cho gần 3.000 hạt ở Hoa Kỳ, nghiên cứu cho thấy nhiệt độ tại các hạt nghiên cứu hầu như cao hơn trong tất cả các mùa trừ mùa thu khiến cho giảm giá trị sản xuất trung bình của các trang trại, trong khi lượng mưa nhiều hơn ngoài mùa thu lại làm tăng giá trị này. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng cho rằng, việc ấm lên toàn cầu do BĐKH sẽ làm cho các nước ôn đới được lợi trong khi các nước có nhiệt độ trung bình hàng năm cao hơn bị thiệt hại về kinh tế [66] .

Văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ (2003) trong ấn phẩm “The Economics of

Climate Change: A Primer” đã nghiên cứu tổng quan về các vấn đề của BĐKH, trong

đó tập trung chủ yếu vào các khía cạnh kinh tế của BĐKH. Qua nghiên cứu nhiều nguồn số liệu được công bố, ấn phẩm đã cung cấp một khuôn khổ khái niệm để xem xét BĐKH là một vấn đề kinh tế, xem xét các chính sách cơng và mức độ cân bằng giữa chúng, và thảo luận về những biến chứng tiềm năng và lợi ích của việc phối hợp

quốc tế trong bối cảnh BĐKH [49].

Nhà kinh tế học người Anh, Nicholas Stern (2006) trong tác phẩm“Kinh tế

học BĐKH- The Economics of Climate Change” đã mô tả BĐKH như là một “thất

bại thị trường” lớn nhất và sâu rộng nhất mà nhân loại phải trải qua. Stern cho rằng, nếu khơng có những biện pháp giảm nhẹ BĐKH hiệu quả, tổng chi phí do BĐKH gây ra sẽ tương đương với việc mất đi ít nhất 5% GDP tồn cầu mỗi năm, trong khi chi phí để cắt giảm lượng phát thải KNK chỉ giới hạn ở mức 1% GDP toàn cầu mỗi năm. Chi phí này sẽ cịn thấp hơn nếu việc cắt giảm khí thải đạt được hiệu quả cao và tính được cả những lợi ích đi kèm. Chi phí sẽ cao hơn (có thể lên đến 20% GDP tồn cầu) nếu việc cải tiến công nghệ sử dụng nhiên liệu phát thải nhiều CO2 diễn ra chậm hơn so với dự kiến, hoặc các nhà hoạch định chính sách thất bại trong việc tạo ra những cơng cụ kinh tế cho phép giảm lượng phát thải KNK [75].

Lawrence H. Goulder và William A. Pizer trong tác phẩm “Kinh tế BĐKH-

The Economics of Climate Change” (2006) nghiên cứu đánh giá các lợi ích và chi

phí của giảm nhẹ BĐKH, đề cập đến sự khơng chắc chắn của các kịch bản BĐKH, cơ sở cho sự lựa chọn chính sách trong thích ứng với BĐKH và đề xuất chính sách linh hoạt thích ứng với BĐKH, cụ thể là linh hoạt theo phát thải và giảm thiểu khí nhà kính, linh hoạt theo thời gian và theo khu vực. [56]

Felix R. FitzRoy và Elissaios Papyrakis (2010) trong tác phẩm “Giới thiệu về

Kinh tế và Chính sách biến đổi khí hậu - An Introduction to Climate Change Economics and Policy” đã khái quát bức tranh về tác động BĐKH tới kinh tế và chính

sách, triển vọng phát triển NN, TTKT phúc lợi và bền vững, hiệp định Kyoto và các hiệp định mơi trường quốc tế khác, các chính sách Ưu đãi cho giảm thiểu BĐKH, thuế Carbon và mua bán phát thải, các chi phí cho BĐKH và lợi ích của việc giảm nhẹ BĐKH, vấn đề khủng hoảng kinh tế và giảm nhẹ BĐKH. [54]

Ủy ban PTKT của Úc (CEDA) (2014) trong tác phẩm “Kinh tế BĐKH- The

Economics of Climate Change” đã nghiên cứu, khái quát kinh tế môi trường và

BĐKH tồn cầu, các rủi ro khí hậu từ đó nêu lên các vấn đề nổi bật của kinh tế BĐKH trên thế giới, phân tích những chính sách mới về BĐKH trên thế giới và hậu quả của

chúng đối với nền kinh tế Australia. Là một quốc gia CN phát triển tương đối nhỏ, Úc phải mở cửa và đáp ứng với sự phát triển toàn cầu trong cả hai lĩnh vực kinh tế và mơi trường chính sách. Các tác động của BĐKH có thể được cải thiện thơng qua các chính sách ứng phó có hiệu quả, trong khi các chính sách sai lầm sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức đối với nền kinh tế của Úc trước tác động BĐKH. [50]

Jonathan M. Harris, Brian Roach và Anne-Marie Codur trong tác phẩm “Kinh

tế BĐKH toàn cầu- The Economics of Global Climate Change” (2015), thông qua

cách tiếp cận phân tích chi phí/ lợi ích của BĐKH với lợi ích là những thiệt hại có khả năng ngăn chặn thông qua hành động để giảm BĐKH; các chi phí là chi phí kinh tế của việc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch, cũng như các tác động kinh tế khác của việc giảm khí thải nhà kính. Nghiên cứu của Jonathan M. Harris, Brian Roach và Anne-Marie Codur đã tính tới tăng trưởng của GDP trong bối cảnh BĐKH. Tuy nhiên, việc đánh giá tương đối của chi phí và lợi ích phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ trượt giá lựa chọn. Thiệt hại đến nền kinh tế được dự kiến sẽ tăng theo thời gian, dẫn đến sự không chắc chắn của mơ hình. Ngồi ra, một số tác động như suy giảm ĐDSH và các hiệu ứng về cuộc sống và sức khỏe con người là khó đo lường bằng tiền tệ cũng chưa được đánh giá trong tác phẩm này [59].

Ở Việt Nam, vấn đề tác động của BĐKH tác động đến các lĩnh vực kinh tế cũng được nhiều số các tổ chức, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và BĐKH (IMHEN), trong các tài liệu xuất bản năm 2010 và 2011 đã nghiên cứu, mơ tả và giải thích những thuật ngữ và kiến thức cơ bản về BĐKH. Trình bày những biểu hiện của BĐKH ở Việt Nam, kịch bản BĐKH cho Việt Nam năm 2009, và các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực tự nhiên, KTXH ở Việt Nam. Từ đó làm cơ sở đề xuất xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH ở Việt Nam [36]. Đồng thời cung cấp cách tiếp cận, nguyên tắc, quy trình, các bước thực hiện đánh giá tác động của BĐKH và các giải pháp thích ứng cho các địa phương, cũng như một số phương pháp mang tính chất nền tảng như phát triển và phân tích kịch bản, phân tích chi phí và lợi ích, v.v. Bên cạnh đó, hướng dẫn cũng giới thiệu sơ bộ các phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá tác động cho các

ngành, lĩnh vực cụ thể cùng với một số ví dụ minh họa. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và nguồn lực, đồng thời đây là một tài liệu áp dụng cho tất cả các tỉnh, TP ở Việt Nam nên hướng dẫn không thể diễn giải chi tiết từng phương pháp cụ thể mà chỉ giới thiệu những phương pháp cơ bản nhất, các bước thực hiện quan trọng nhất và nguyên tắc chung, những điều cần lưu ý. Điều này cũng được lý giải một phần do mỗi địa phương có các yêu cầu đánh giá, đặc điểm ĐKTN, KT-XH khác nhau [37].

Năm 2012, Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển Thế giới và Đại học Copenhaghen xuất bản báo cáo “Tác động

của BĐKH tới tăng trưởng và PTKT ở Việt Nam”. Báo cáo đã giúp cung cấp cái nhìn

khái quát tổng quan về BĐKH, tác động của BĐKH đến PTKT ở Việt Nam. Báo cáo đánh giá, nếu kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 5,4%/năm trong giai đoạn 2007- 2050 thì tốc độ tăng trưởng bị tác động bởi BĐKH (cụ thể là bão) có thể ở mức 5,32% đến 5,39% - tức là tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng khơng đáng kể. Thiệt hại có thể giảm xuống nếu Việt Nam có chính sách ứng phó với BĐKH phù hợp và hiệu quả [38]. Tác giả Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng trong tác phẩm “PTBV ở Việt

Nam trong bối cảnh mới của tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và BĐKH” (2015) trên

cơ sở nghiên cứu vấn đề PTBV ở Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và BĐKH đã tổng hợp, dự báo và đánh giá vấn đề BĐKH và ảnh hưởng của nó đến PTBV đồng thời đưa ra bộ tiêu chí và các chỉ tiêu để Việt Nam có thể PTBV trong bối cảnh BĐKH như hiện nay. Các chỉ tiêu định hướng PTBV của Việt Nam đến 2030 do nhóm các tác giả đề xuất được chia thành 03 nhóm: (1) TTKT bền vững, (2) TTKT thúc đẩy tiến bộ xã hội và (3) TTKT gắn với sử dụng hiệu quả TN, BVMT và ứng phó BĐKH. Chỉ tiêu giảm mức phát thải KNK là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá PTBV theo tiêu chí TTKT gắn với sử dụng hiệu quả TN, BVMT và ứng phó BĐKH [19].

Gần đây nghiên cứu của Chương trình GEMMES Việt Nam hợp tác giữa BTNMT và Cơ quan Phát triển Pháp (2021) công bố tại hội nghị COP26 cho thấy BĐKH sẽ gây ra các tác động mạnh đến các lĩnh vực KT-XH ở Việt Nam [44]. Cụ thể như đối với lĩnh vực NN, NBD cùng với các thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ,

ngành NN của Việt Nam sẽ phải chịu nhiều tác động tiêu cực. Các mơ hình nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng cực đoan, XNM, lũ lụt, hạn hán, sẽ gây ra sự suy giảm lớn về sản lượng cây trồng cả về thành phần, năng suất và diện tích. Tỷ lệ giảm năng suất ở ĐBSCL thay đổi từ 4% đến 7% và từ 7% đến 10% cho 3 vụ lúa hàng năm tương ứng với các kịch bản RCP 4,5 và RCP 8,5. Thiệt hại ước tính lên tới 34% do lũ lụt với NBD 25 cm vào năm 2050. Hoặc khoảng 10% diện tích lúa Đơng Xn sẽ khơng cịn thích hợp để trồng lúa do XMN.

Đối với lĩnh vực năng lượng, mỗi 0C tăng thêm được ước tính sẽ làm tăng mức tiêu thụ điện trong các hộ gia đình lên 4,86% và nhu cầu năng lượng của các công ty tăng 4,31%. Nhu cầu điện tăng đáng kể so với kịch bản phát triển thông thường, tương ứng từ 2,8% lên 5,2% vào năm 2050 theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Nhu cầu điện tăng dẫn đến sự gia tăng tương ứng của nguồn cung năng lượng sơ cấp thiết yếu từ 1,3% và 2,4% cũng như gia tăng phát thải KNK từ sản xuất điện từ 1,9% lên 3,6% vào năm 2050 tương ứng theo các kịch bản RCP4.5 và RCP8.5. Theo đó tổng chi phí tích lũy của các tác động của BĐKH đối với nhu cầu điện trong giai đoạn 2017– 2050 sẽ tăng thêm khoảng 4.227,1 triệu USD và 7.675,3 triệu USD [44].

Năm 2021, BTNMT đã cơng bố “Báo cáo đánh giá khí hậu quốc gia” nhằm cung cấp các thông tin về đặc điểm, hiện trạng và mức độ thay đổi của khí hậu, những tác động ở hiện tại và trong tương lai của BĐKH để hỗ trợ cho việc xây dựng, triển khai thực hiện các kế hoạch ứng phó và giúp lồng ghép ứng phó với BĐKH vào các hoạt động phát triển KTXH ở Việt Nam. Báo cáo nhận định các hoạt động KTXH ở Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh bởi BĐKH. Nhiệt độ tăng khiến cho nhu cầu tưới cho cây trồng tăng mạnh, sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm và ảnh hưởng đến các HST rừng và lâm nghiệp. Tuy nhiên báo cáo cũng nhận định, việc triển khai các biện pháp ứng phó với BĐKH sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH của đất nước. Cụ thể khi thực hiện các phương án giảm nhẹ trong Đóng góp do Quốc gia quyết định của Việt Nam, tổng GDP, cơ hội việc làm năm 2030 có thể tăng so với kịch bản phát

triển bình thường. Tỷ lệ nghèo ở nơng thơn có thể giảm do có đầu tư vào lâm nghiệp và NN dẫn đến việc làm và thu nhập hộ gia đình ở nơng thơn cao hơn. Báo cáo cũng nhận định việc thực hiện các hành động ứng phó với BĐKH sẽ góp phần đạt được các mục tiêu PTBV của Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo; nông, lâm, ngư nghiệp cơng nghệ cao thích ứng với thời tiết đồng thời giúp tiếp cận nhiều nguồn tài trợ về kỹ thuật công nghệ cao, KHCN hiện đại cũng như tài chính từ tổ chức quốc tế và giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)