Nhóm giải pháp gia tăng mức độ liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 157 - 200)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế bền vững của vùng kinh tế trọng điểm vùng

4.4.3. Nhóm giải pháp gia tăng mức độ liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế vùng là cần thiết nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phát huy tiềm năng, lợi thế của của từng địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế, giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư chung của xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn tài nguyên, tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH, nhờ đó bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững. Để việc thực hiện liên kết kinh tế vùng đi vào thực chất, đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần chú trọng thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp về nhận thức: Nhóm giải pháp này nhằm thống nhất nhận thức và hành động của “bốn nhà” trong hoạt động liên kết sản xuất, gồm: Nhà nước - nhà khoa học - nhà băng (ngân hàng) - nhà doanh nghiệp. Trong đó, Nhà nước với vai trị tạo lập hay kiến tạo mơi trường, điều kiện, chính sách cho phát triển liên kết. Nhà khoa học cung cấp cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về các lý thuyết, các loại mơ hình, nội dung, hình thức, lĩnh vực ngành nghề cần thiết liên kết cùng với những lợi ích do liên kết mang lại, nhằm tạo cơ sở để định hướng cho hoạt động liên kết. Ngân hàng tạo nhiều thuận lợi hơn về các thủ tục, hình thức cho doanh nghiệp vay vốn, nhất là các dự án quy mô lớn để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp xanh ứng phó với BĐKH. Nhà doanh nghiệp chủ động, tích cực xây dựng các mơ hình liên kết, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xác định phương án phân phối hài hịa lợi ích giữa các bên tham gia liên kết. Các chủ thể sản xuất - kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, các địa phương trong vùng cần thống nhất về sự cần thiết, lợi ích của liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nơng sản hàng hóa. Chú trọng liên kết vùng trong các lĩnh vực thế mạnh của vùng

như: nuôi trồng thủy sản, lúa gạo, cây ăn quả, du lịch sông nước, kinh tế biển đảo,... Để thực hiện tốt nhóm giải pháp này, các cấp ủy, chính quyền cần tăng cường lãnh đạo, điều hành thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tập trung làm rõ về sự cần thiết và những lợi ích của liên kết vùng để giúp các chủ thể sản xuất - kinh doanh hiểu biết đúng và giữ vững niềm tin trong các hoạt động liên kết sản xuất, hợp tác trên tinh thần chia sẻ nguồn lực, hài hịa lợi ích, ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực mà vùng có lợi thế phát triển trước để từ đó lan tỏa ra các địa phương, các vùng khác. Chính quyền các địa phương cân đối, bố trí ngân sách thích đáng cho cơng tác tun truyền; các tổ chức chính trị - xã hội, các hội nghề nghiệp,… đẩy mạnh công tác tun truyền, vận động đồn viên, hội viên tích cực tham gia liên kết sản xuất.

Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền, đồn thể cần chú trọng phối hợp để làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức và khai thác tốt các phương tiện truyền thông xã hội như Zalo, Facebook… để làm công tác tuyên truyền; củng cố và phát triển các hiệp hội doanh nghiệp, các hội nghề nghiệp để qua đó tuyên truyền, vận động các thành viên thực hiện, đa dạng hóa các hình thức liên kết sản suất.

- Nhóm giải pháp tạo nhu cầu LKKT vùng: Điều kiện để hình thành và phát

triển LKKT vùng là phân công lao động xã hội ở trình độ cao, mỗi bên tham gia liên kết sở hữu thế mạnh riêng nhưng biết phát huy những thế mạnh riêng đó để tạo ra sức mạnh mới trong một mơ hình tổ chức sản xuất mới với quy mô lớn hơn, cho phép khai thác, tận dụng tốt những tiềm năng thế mạnh của nhau, cùng mang lại hiệu quả sản xuất - kinh doanh cao hơn so với làm ăn riêng lẻ trước đó. Để thúc đẩy liên kết vùng, cần tạo ra nhu cầu liên kết trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất, từ đó xây dựng những hình thức liên kết phù hợp. Các giải pháp tạo nhu cầu liên kết vùng bao gồm: (i) Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để phát triển lực lượng sản xuất. Giải pháp này đòi hỏi phải giữ ổn định chính trị, kinh tế, xã hội để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo lập, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như: vốn, tài nguyên thiên nhiên; phát triển khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả,

hiệu lực quản lý của nhà nước. (ii) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố quyết định đến tiến độ, chất lượng tiếp thu công nghệ mới, hiện đại mà CN 4.0 đem đến. Đây cũng là yếu tố quyết định đến việc khai thác, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác. Trong đào tạo nguồn nhân lực, cần chú ý đến trình độ, kỹ năng, số lượng, chất lượng, cơ cấu phù hợp với cơ cấu kinh tế và tiềm năng thế mạnh của vùng, từng địa phương; đào tạo theo hướng mở, hội nhập, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. (iii) Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ nhằm thúc đẩy việc xây dựng, phát triển các mơ hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, có quy mơ sản xuất lớn. Chú trọng cải tiến cơ chế, chính sách hỗ trợ việc tạo lập thị trường cho hoạt động khoa học - công nghệ; huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển khoa học - công nghệ; tăng cường nguồn nhân lực khoa học - cơng nghệ; kiểm sốt chặt chẽ các q trình chuyển giao cơng nghệ; có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ,... (iv) Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo giao thương, LKKT có tính đến yếu tố BĐKH. Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh–Trung Lương–Cần Thơ–Cà Mau, hồn chỉnh việc nâng cấp và mở rộng các tuyến quốc lộ quan trọng: 1A, 80, 91, tuyến N1, N2, tuyến Nam Sông Hậu, tuyến Quản Lộ–Phụng Hiệp và các cầu cịn lại trên các sơng Tiền, sông Hậu và các sông lớn khác; cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống cầu đường trên địa bàn, đặc biệt là đường vào các khu cụm công nghiệp, đường nhánh kết nối với hệ thống quốc lộ, đường cao tốc. Nâng cấp mở rộng một số tuyến đường huyện có tiềm năng PTKT và lưu lượng vận chuyển hàng hoá cao lên đường tỉnh. Nâng cấp mở rộng các tuyến hiện hữu, nâng cấp các tuyến liên xã thành đường huyện,... đảm bảo lưu thông thông suốt với tất cả các địa phương trong vùng ĐBSCL. Quy hoạch đất để xây dựng tuyến đường xuyên khu vực từ Thái Lan qua Campuchia vào Việt Nam theo tuyến dọc ven biển qua các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau gắn với phát triển vùng kinh tế ven biển tạo điều kiện cho sự phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển về thủy sản, cơng nghiệp đóng tàu, thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch, phát triển dân cư, đô thị.

- Nhóm giải pháp về đánh giá tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn đối tác, mơ hình liên kết vùng: Nhóm giải pháp này nhằm xác định những lĩnh vực cần ưu tiên liên

kết, làm cơ sở quan trọng cho công tác quy hoạch, xác định kế hoạch cụ thể trong thực hiện liên kết, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, liên kết thiếu trọng tâm, trùng lắp, gây lãng phí nguồn lực. Cụ thể cần: (i) Điều tra, khảo sát các nguồn lực phát triển của vùng một cách chi tiết, cụ thể. Từ đó, xác định điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội của từng địa phương để định ra những khả năng, nội dung cần liên kết; chủ động xác định ngành kinh tế, tìm kiếm đối tác, lựa chọn mơ hình liên kết sản xuất phù hợp; (ii) Quy hoạch và xây dựng các kế hoạch cho phát triển liên kết, xây dựng lộ trình cho các chương trình, kế hoạch liên kết. Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, chương trình, kế hoạch liên kết trên cơ sở đổi mới tư duy theo hướng phục vụ liên kết theo mơ hình chuỗi giá trị hàng hóa có ưu thế cạnh tranh và có phân cơng, hợp tác giữa địa phương trong vùng. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp “đầu vào” ngành nơng nghiệp có lợi thế, gắn với phát triển các ngành công nghiệp chế biến nơng sản có cơng nghệ tiên tiến để vừa đáp ứng việc giải quyết “đầu ra” cho nông sản của vùng, vừa đáp ứng yêu cầu của trị trường. (iii) Lựa chọn mơ hình, nội dung, hình thức liên kết nhằm ổn định mơ hình sản xuất lâu dài và hiệu quả. Các chủ thể sản xuất chủ động xác định nội dung, hình thức và mơ hình liên kết sản xuất. Các nhà khoa học, nhà quản lý chú trọng nghiên cứu để gợi mở, định hướng, dự báo tốt xu hướng phát triển liên kết; (iv) Lựa chọn đối tác và phương thức phân phối lợi ích; hạn chế tình trạng chọn nhầm đối tượng kém năng lực, thiếu tính ổn định, bền vững trong liên kết; tạo sự đồng thuận, hướng tới hài hịa lợi ích chung giữa các bên tham gia liên kết, đặt lợi ích chung tồn vùng lên trên lợi ích riêng từng địa phương; (vi) Tăng cường liên kết kinh tế với các địa phương không chỉ trong vùng mà cịn ngồi vùng vùng thông qua thực hiện hợp tác liên tỉnh trong nội bộ vùng với vùng ĐBSCL và TP HCM nhằm khai thác hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của TP HCM và hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc của vùng, trong hợp tác nghiên cứu, phát triển thị trường du lịch để đẩy mạnh khai thác thị trường cũng như tăng cường khai thác thị trường khách du lịch TP HCM đến với ĐBSCL. Mở rộng hợp tác

trong phát triển CN, đào tạo, y tế, du lịch, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và lao động giữa các địa phương trong vùng với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là TP HCM

- Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ liên kết vùng: (i) Nhà nước cần

tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hành lang pháp lý từ Trung ương đến địa phương về liên kết vùng, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển; xây dựng môi trường pháp lý cho phát triển các ngành, nghề kinh doanh mới từ cuộc Cách mạng CN 4.0; có chính sách hỗ trợ hình thành và phát triển các vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ. Việc hồn thiện cơ chế, chính sách để tạo động lực cho phát triển liên kết vùng phải được thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện chính sách như: hạn điền, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, môi trường, an sinh xã hội, thị trường,… (ii) Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác, liên kết phát triển toàn diện KT-XH giữa các địa phương, các doanh nghiệp trong vùng. Đẩy mạnh hợp tác giữa các địa phương trong các lĩnh vực: xúc tiến đầu tư, xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư; xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển CN chế biến, phát triển các sản phẩm có lợi thế xuất khẩu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng các cơng trình xử lý chất thải rắn, hệ thống cấp nước... quy mô vùng, các tuyển giao thơng liên tỉnh; phối hợp hình thành các tour du lịch nhằm khai thác các lợi thế so sánh và đặc thù riêng của mỗi địa phương; phối hợp trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.

(iii) Tăng cường trách nhiệm của Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ và Hội đồng vùng KTTĐ ĐBSCL trong vấn đề LKKT của vùng. Phân công trách nhiệm cho từng chủ thể ví dụ: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ có trách nhiệm thơng qua kế hoạch điều phối liên kết hàng năm, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các liên kết, tháo gỡ, giải quyết các vấn đề nảy sinh về LKKT vùng.

Tiểu kết chương 4:

nước, định hướng phát triển, các xu hướng PTKT bền vững hiện nay cũng như xem xét diễn biến BĐKH ở ĐBSCL cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối PTKT vùng KTTĐ ĐBSCL trong chương 4 này Luận án đã đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật, về vốn, thu hút đầu tư, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi ngành nghề liên kết kinh tế và cơ chế chính sách nhằm PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL đến năm 2030. Các giải pháp được chia thành 03 nhóm gồm: (i) Nhóm giải pháp nhằm PTTK bền vững nội tại ứng phó với BĐKH, (ii) Nhóm giải pháp tăng cường tác động lan tỏa và (iii) nhóm giải pháp gia tăng mức độ LKKT

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong bối cảnh BĐKH, PTKT bền vững vùng KTTĐ có nghĩa là “sự PTKT

vừa bảo đảm các yêu cầu TTKT bền vững, chuyển dịch CCKT hợp lý, phát huy được tác động lan tỏa và LKKT của vùng KTTĐ với các lãnh thổ liên quan đồng thời đáp ứng các yêu cầu giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH”. Theo đó, PTKT bền vững vùng

KTTĐ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể: (1) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng hạn chế được các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra; (2) Tăng trưởng và chuyển dịch CCKT theo hướng tận dụng được các cơ hội do BĐKH mang lại; (3) TTKT và chuyển dịch CCKT gắn với sử dụng hiệu quả TNTN và năng lượng, giảm phát thải KNK; (4) Gia tăng tác động lan tỏa của vùng KTTĐ và (5) Gia tăng LKKT của vùng KTTĐ nhằm ứng phó hiệu quả hơn với BĐKH.

Trên cơ sở tổng hợp và lựa chọn từ các bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV, kết hợp tham vấn các chuyên gia, Luận án đã đề xuất 17 chỉ tiêu phù hợp để đánh giá PTKT bền vững đối với vùng KTTĐ trong bối cảnh BĐKH. Các chỉ tiêu thể hiện theo 3 nhóm chủ đề chính: PTBV nội tại của vùng thích ứng với BĐKH; Tác động lan tỏa; và Liên kết kinh tế, gồm 6 nhóm chủ đề phụ. Trên cơ sở đó, xác định phương pháp tính tốn các chỉ số chuẩn hóa min – max của 17 chỉ tiêu theo nhóm chủ đề và chỉ số tổng hợp đánh giá PTBV về kinh tế.

Áp dụng bộ chỉ tiêu và phương pháp tính chỉ số đánh giá PTBV được đề xuất, Luận án đã đánh giá và chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những hạn chế trong PTKT của vùng KTTĐ ĐBSCL giai đoạn 2013 – 2019: mặc dù phát triển đúng hướng, PTKT của vùng chưa cân đối, đa số các khía cạnh phát triển cịn ở mức thấp, khơng hài hịa giữa các địa phương, chưa thật sự bền vững, chưa phát huy được vai trò vị thế trọng điểm, đầu tàu PTKT.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do vùng KTTĐ vùng ĐBSCL chưa có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thiếu các đầu mối quan trọng kết nối trong vùng và quốc tế; cơ chế chính sách phát triển chưa đầy đủ, chưa phát huy được hiệu lực nên chưa tạo được môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư; thiếu nguồn

nhân lực chất lượng cao và lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu PTKT. Từ những đánh giá như vậy, căn cứ trên bối cảnh trong nước và quốc tế, định hướng phát triển KT-XH vùng KTTĐ ĐBSCL, diễn biến, xu hướng BĐKH ở ĐBSCL kết hợp nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong PTKT của vùng, Luận án đã đề xuất 03 nhóm giải pháp để PTKT bền vững vùng KTTĐ ĐBSCL đến năm 2030. Các giải pháp được Luận án đề xuất, gồm:(1)

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 157 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)