Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Giới thiệu vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vùng KTTĐ ĐBSCL gồm 4 tỉnh, TP trực thuộc Trung ương là: TP Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau. Đây là vùng KTTĐ được thành lập gần đây nhất của Việt Nam từ năm 2009 theo Quyết định số 492/QĐ-TTg của TTgCP về việc phê duyệt Đề án thành lập vùng KTTĐ ĐBSCL với mục tiêu xây dựng thành vùng phát triển năng động, có CCKT hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hoá, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước, bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phịng vững chắc [29].

Hình 2.1. Bản đồ vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: Biên tập từ bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1/50.000

Tổng diện tích vùng KTTĐ ĐBSCL là 1.655 km2 trong đó địa phương có diện tích lớn nhất là Kiên Giang chiếm 38,37% diện tích tự nhiên của tồn vùng, sau đó là Cà Mau chiếm 31,55%, An Giang chiếm 21,38% và cuối cùng là Cần Thơ chiếm 8,7%. Tổng diện tích tự nhiên của vùng chiếm 40,54% diện tích của ĐBSCL và 5% của cả nước [5]. Vùng có vị trí phía Bắc tiếp giáp Campuchia với chiều dài biên giới khoảng 260,8 km. Phía Đơng Bắc giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long, phía Đơng Nam

giáp Hậu Giang và Bạc Liêu. Phía Tây hướng về phía Vịnh Thái Lan khoảng 347 km chiều dài bờ biển và phía Nam giáp Biển Đơng với chiều dài 107 km.

Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước và đồng bằng sông Cửu Long

Vùng/ Tỉnh Đơn vị Cần Thơ An Giang Kiên Giang Mau KTTĐ ĐBSCL Diện tích tự nhiên Km2 144 354 635 522 1.655 So với KTTĐ ĐBSCL % 8,70 21,38 38,37 31,55 100,00 So với ĐBSCL % 3,53 8,67 15,56 12,79 40,54 So với cả nước % 0,43 1,07 1,92 1,58 5,00

Nguồn: Tính tốn của NCS và số liệu thống kê đất đai Bộ TN&MT

Vùng KTTĐ ĐBSCL có vị trí rất thuận tiện cho giao dịch thương mại bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Do tiếp giáp với vịnh Thái Lan và sở hữu một vùng biển rộng lớn với hơn 100 hòn đảo, bao gồm Phú Quốc và Kiến Hải tạo điều kiện thuận lợi cho sự PTKT biển của vùng như giao thông đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch. Mặt khác, vùng KTTĐ ĐBSCL cịn có điều kiện vị trí địa lý thuận lợi là nằm cạnh vùng KTTĐ phía Nam là cầu nối quan trọng trong hội nhập kinh tế với các khu vực khác của đất nước, các quốc gia ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Vùng KTTĐ ĐBSCL chủ yếu được thành tạo bởi các lớp phù sa của hệ thống sơng Mê Kơng, con sơng có vai trị quan trọng đối với vùng ĐBSCL và cả khu vực miền Nam Việt Nam. Trong Vùng có bốn vườn quốc gia: Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Phú Quốc và hai khu dự trữ sinh quyển thế giới. Mũi Cà Mau và các khu vực ven biển và các đảo của Kiên Giang có các khu bảo tồn thiên nhiên: Sân chim đầm dơi (Cà Mau), Hịn Chơng (Kiên Giang) với rất nhiều loài quý hiếm nằm trong sách đỏ. Tài nguyên đất đai của vùng khá đa dạng và phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Ngồi ra vùng có nguồn tài ngun nước ngọt với trữ lượng lớn từ sông Mê Kông, lượng phù sa từ sông Mê Kông là điều kiện tự nhiên thuận lợi phù hợp với nhiều loại cây trồng, từ lúa đến cây lương thực, cây CN, cây ăn quả. Đây là một trong những lợi thế chính để hình thành sản xuất hàng hóa cũng như chuyển dịch cơ cấu NN của vùng. Thêm vào đó, tài ngun khống sản như dầu mỏ, khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam để phát triển nguồn năng lượng cho cả

nước; tài nguyên đá vôi ở khu vực Hà Tiên, Kiên Lương; đá an-de-zit, gra-nit (An Giang),… Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên tồn địa bàn và tài nguyên nhân văn tạo cho vùng những tiềm năng lớn trong PTKT du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế bền vững vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)