Phân tích kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 29 - 49)

2.4.1. Thống kê kết quả từ bảng khảo sát.

2.4.1.1. Độ tuổi người tham gia khảo sát

Khảo sát trên thực hiện một cách ngẫu nhiên với quy mô 212 người tham gia. Số đông đối tượng nghiên cứu là những người tiêu dùng có độ tuổi trong khoảng 18 – 30 tuổi. Đây cũng chính là độ tuổi trung bình của những người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Là những người tiêu dùng trẻ, năng động và có tiềm năng nhất.

Khảo sát này chính là đại diện cho người tiêu dùng trẻ, nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng mới và hướng tới tương lai. Khoảng khảo sát này có thể đem lại những phán đoán cũng như dự đoán về tiềm năng của thị trường tiêu dùng trong bối cảnh dịch Covid như hiện nay.

Từ vấn đề độ tuổi cũng có thể dự đoán được xu hướng của tiêu dùng. Dân số già hay trẻ, suy ra độ năng động hay ổn định giúp cho các nhà kinh tế tính tốn về vấn đề tiêu dùng hiện nay.

Bảng 2..1 Kết quả phân tích tần số Tuổi

Tuổi Tần số % % hợp lệ % tích lũy Dưới 18 tuổi 18 8,6 8,6 8,6 Từ 18 – 30 tuổi 182 85,7 85,7 94,3 Từ 30 – 40 tuổi 6 2,9 2,9 97,2 Từ 30 – 40 tuổi 6 2,9 2,9 100,0 Tổng 212 100,0 100,0

2.4.1.2. Giới tính

Theo báo cáo thống kê năm 2021 cho biết trong tổng dân số cả nước, dân số thành thị 36,57 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,94 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,41 triệu người, chiếm 50,2%. Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ.

Khảo sát người tiêu dùng dựa trên hai giới tính nam nữ thu về tỉ lệ tương đối cân bằng 6:4, cũng là tỉ lệ mang tính khách quan giúp cho cơng trình nghiên cứu mang tính thực tế hơn.

Cân bằng giới trong việc tiêu dùng cũng là điều cần thiết và hiển nhiên bởi bất kể giới nào cũng có nhu cầu tiêu dùng trong đời sống. Khảo sát này có tỉ lệ nam nữ tham gia khảo sát là một điều thuận lợi, nó giúp đưa ra những đánh giá mang tính khách quan, bao quát được xu hướng tiêu dùng của con người hiện nay.

Khảo sát trong việc cân bằng giới có thể giúp những nhà kinh doanh đưa ra những nhu cầu phù hợp đáp ứng được cả hai giới thay vì chỉ làm sản phẩm thiên về một giới nào đó. Việc đó tạo nên thị trường tiêu dùng lớn hơn từ đó thúc đẩy việc kinh doanh phát triển, tạo môi trường năng động, dễ giao lưu và dễ trao đổi.

Bảng 2.2 Kết quả phân tích tần số Giới Tính

Giới tính Tần số % % hợp lệ % tích lũy Nam 79 37,1 37,1 37,1 Nữ 133 62,9 62,9 100,0 Tổng 212 100,0 100,0

2.4.1.3. Thói quen tiêu dùng trước dịch Covid

Mức độ mua sắm :

Tiêu dùng chính là thói quen cần thiết của hầu hết người Việt ta. Với số liệu được thống kê từ bài khảo sát cho thấy mức độ tiêu dùng “ thường xuyên “ và “ thỉnh thoảng” chiếm tỉ lệ rất cao. Trong khi đó mức độ tiêu dùng “ hiếm khi “ chỉ chiếm 2,8% và mức độ “ không bao giờ” là 0%.

Sự phát triển của xã hội cùng với các kênh thương mại cũng đã kích cầu tiêu dùng một cách đáng kể. Xu hướng tiêu dùng ngày một tăng cao nên khơng q khó hiểu khi tỉ lệ giữa mức độ “thường xuyên” và “ thỉnh thoảng” có mức chênh lệch rất lớn so với mức độ “ hiếm khi “ và “ không bao giờ “.

Tiêu dùng đã trở thành một thói quen, gắn liền với cuộc sống hằng ngày cũng là cốt lõi của sự phát triển xã hội. Một xã hội khơng có giao dịch, thương mai sẽ tụt hậu và kém phát triển. Sự mua sắm tạo nên cái quan trọng đó chính là dịng tiền. Càng mua sắm nhiều thì dịng tiền càng cao. Có cung thì có cầu, có cầu thì có cung là quy luật tất

Bảng 2.3 Kết quả phân tích tần số Mức độ mua sắm

Tuổi Tần số % % hợp lệ % tích lũy Thường xuyên 61 28,6 28,6 28,6 Thỉnh thoảng 145 68,6 68,6 97,2 Hiếm khi 6 2,8 2,8 100,0 Không bao giờ 0 0 0 100,0 Tổng 212 100,0 100,0

yếu. Sự trao đổi qua lại càng nhiều thì dịng tiền sinh ra càng lớn mạnh. Vì vậy, mua sắn tiêu dùng đã trở thành một cái “ khẳng định tồn tại “ trong cuộc sống.

Mức chi tiêu ( 1 tháng ) :

Theo kết quả sơ bộ từ Khảo sát mức sống dân cư năm 2021, ước tính thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2021 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng, giảm 73.000 đồng so với năm 2020. Mức trung bình thu nhập là như vậy nên suy ra mức tiêu dùng trong khoảng “ từ 5-10 triệu đồng” và đặc biệt “ trên 10 triệu đồng “ chiếm tỉ lệ rất nhỏ

Với đối tượng người tham gia khảo sát đa số là người tiêu dùng trẻ, dễ hiểu họ không dành quá nhiều ngân sách vào tiêu dùng, thay vào đó họ sẽ sử dụng một cách tiết kiệm. Mức chi tiêu “ từ 1 – 5 triệu đồng “ có thể được cho là một mức hợp lý cho tiêu dùng, phù hợp với mức sống và thu nhập trung bình của người Việt Nam.

Mặt hàng tiêu dùng :

Bảng 2.4 Kết quả phân tích tần số Mức chi tiêu Mức chi tiêu Tần số % % hợp lệ % tích lũy Dưới 1 triệu đồng 49 22,9 22,9 22,9 1-5 triệu đồng 158 74,3 74,3 97,2 5-10 triệu đồng 4 1,9 1,9 99,1 Trên 10 triệu đồng 1 0,9 0,9 100,0 Tổng 212 100,0 100,0

Đây là những mặt hàng tiêu dùng đại diện và mang tính phổ biến. Từ bảng thống kê cho thấy “ thực phẩm ” là ngành hàng được ưa chuộng nhất, trong khi đó các mặt hàng cịn lại có xu hướng tiêu dùng gần như nhau.

Thực phẩm là mặt hàng không thể thiếu trong các bất kỳ cửa hàng tạp hóa hay siêu thị nào. Danh mục hàng hóa này đứng đầu top những mặt hàng tiêu dùng bởi đây là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống. Đây là mặt hàng mang lại doanh thu chủ yếu trong quá trình kinh doanh và thu hút sức mua của người tiêu dùng hơn hẳn những mặt hàng khác. Ưu điểm của mặt hàng này là không yêu cầu quá cao về phương thức bảo quản, nhưng cần phải lưu tâm về hạn sử dụng bởi liên quan đến ăn uống của người tiêu dùng.

Những mặt hàng còn lại là những mặt hàng liên quan đến nhu cầu sở thích cá nhân hơn là nhu cầu cần thiết của con người, cho nên xu hướng tiêu dùng về những mặt hàng đó sẽ bị chia nhỏ tùy từng đối tượng và tỉ lệ sẽ thấp hơn so với mặt hàng thiết yếu như là “ thực phẩm”,

2.4.1.4. Tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid đối với tiêu dùng :

Bảng 2.5 Kết quả phân tích tần số Ảnh hưởng dịch bệnh

Ảnh hưởng Tần số % % hợp lệ % tích lũy Nhiều 18 8,6 8,6 8,6 Ít 194 91,4 91,4 100,0 Khơng ảnh hưởng 0 0 0 100,0

Tỉ lệ chênh lệch gần như là 9:1 cho thấy sức ảnh hưởng của dịch bệnh Coivd đến thói quen cũng như xu hướng về tiêu dùng rất là cao. Đây chính xác là vấn đề mà các nhà kinh tế cần quan tâm và họ cần đề xuất những phương án phù hợp để điều chỉnh thị trường.

Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng có, được dự báo sẽ có những tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian này. Theo như báo cáo thì trong chín tháng năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch kéo dài từ tháng 7 đến nay tại các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng kinh tế (GDP) cả nước, theo đó, GDP quý III/2021 có mức giảm sâu nhất kể từ khi tính và cơng bố GDP theo quý tại Việt Nam.

GDP quý III/2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngoại trừ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng dương 1,04% nhưng vẫn rất thấp trong 10 năm qua (chỉ cao hơn mức tăng trưởng 0,97% của 9 tháng năm 2016); Khu vực công nghiệp và xây dựng, Khu vực dịch vụ đều giảm lần lượt là 5,02% và 9,28%. Mặc dù GDP quý III/2021 giảm sâu nhưng tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP vẫn đạt 1,42% so với cùng kỳ năm trước; trong đó ngồi khu vực dịch vụ giảm 0,69% thì khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực dịch vụ vẫn đạt tăng trưởng dương lần lượt là 2,74% và 3,57% nhưng đều thấp hơn so với kỳ vọng.

Trả lời cho câu hỏi trên là kết quả của bảng điều tra khảo sát . Kết quả chỉ ra cho thấy người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng online trên không gian mạng. Sự tiện lợi của việc tiêu dùng trên các trang trang bán hàng online như là tiết kiệm về thời gian, chi phí, dễ mua, dễ so sánh, dễ phản hồi, sự đa dạng của các loại hàng hóa,… đã thúc đẩy nên xu hướng tiêu dùng điện tử.

Đối tượng của bài khảo sát là những khách hàng trẻ nên yếu tố công nghệ là khơng thể thiếu. Bên cạnh đó vì lý do khách quan của dịch bệnh như lệnh cấm cửa các hàng bán, các khu chợ, những nơi tập trung đông đúc dễ lây lan dịch bệnh cũng đã thúc đẩy mạnh việc mua sắm online.

Bên cạnh đó cũng là sự đề phòng, ý thức phòng tránh bệnh của người dân nên tỉ lệ tiêu dùng ở chợ truyền thống ( 47,6%) , các cửa hàng trực tiếp ( 23,8%), các siêu thị lớn, siêu thị mini ( 23,8%) thấp hơn nhiều so với việc mua sắm qua các kênh bán hàng online (61,9%).

Tỉ lệ “ không ảnh hưởng “ chiếm 0%, dịch bệnh đã có một tầm ảnh hưởng quan trọng đến thị trường tiêu dùng. Ảnh hưởng đó khơng ít thì nhiều, làm xu hướng và thói quen tiêu dùng của người Việt chuyển hướng mới.

Theo báo cáo “Đánh giá nhanh về tác động kinh tế - xã hội của Covid-19 đối với các hộ gia đình dễ bị tổn thương ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cơng bố ngày 24/9/2021, 88% hộ gia đình bị ảnh hưởng việc làm vào tháng 7/2021 và 63,5% hộ gia đình bị giảm thu nhập từ 30% trở lên so với thời kỳ trước dịch (tháng 12/2019). Các hộ gia đình làm du lịch, nhà hàng, khách sạn và vận tải hành khách bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tác động phi kinh tế cũng rất đáng kể với 66,4% hộ gia đình lo lắng về tác động của Covid-19; trong đó, chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần cao hơn so với chủ hộ là nam (81,6% so với 62,8%). Cắt giảm chi tiêu là biện pháp phổ biến nhất được sử dụng với 79,4% hộ, hầu hết các khoản cắt giảm liên quan đến thực phẩm với 71% số gia đình; 51,2% phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa và 17,7% giảm số bữa ăn mỗi ngày.

Tác động của dịch bênh đã làm “ túi tiền “ của người dân vơi bớt đi. Để trang trải trong cuộc sống họ buộc phải cắt giảm chi tiêu. Bằng cách liệt kê những mặt hàng tiêu dùng hằng ngày họ sẽ lược bỏ những mặt hàng mang yếu tố khơng thiết yếu, bên cạnh đó thì đối với mặt hàng thiết yếu họ cũng sẽ tiết kiệm một cách tối đa nhất.

Ngồi ra cịn có trường hợp về mức chi tiêu tăng so với trước dịch. Lý giải về điều này có nhiều lý do. Một trong số đó là mức chi tiêu dành cho việc điều dưỡng khi mắc phải dịch Covid. Khi mà người dân phải tốn nhiều chi phí chữa bệnh trong khi sự

tăng giá của các mặt hàng trong bối cảnh dịch. Sự giao thương xuất nhập hàng khó khăn gây tình trạng ứ đọng hay vì sự gian lận trong kinh doanh đẩy giá mặt hàng q cao vì sự khan hiếm của nó.

Sự chọn lọc trong chi tiêu

Nhu cầu ăn mặc chính xác là nhu cầu cơ bản của con người. Khi mà tỉ lệ của “ thực phẩm” (47,6%) và “ áo quần” (42,9%) là hai mặt hàng có tỉ lệ chọn cao nhất và mức chênh lệch không quá lớn.

Mức chi trả phụ thuộc vào sự xứng đáng đối với mặt hàng. Có thể kể đến là sự cần thiết, nhu cầu, chất lượng,… Trong bối cảnh dịch bệnh thì nhu cầu ăn mặc tất nhiên trở thành nhu cầu tất yếu vượt lên các nhu cầu về những mặt hàng khác. Tỉ lệ về “ áo quần” cao ngang ngửa “thực phẩm” cũng là sự bất ngờ về xu hướng tiêu dùng hiện nay. Có lẽ sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhu cầu về thời trang, trang phục trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống.

Người tiêu dùng cũng đã đưa ra sự lựa chọn của mình. Đa số họ ưu tiên mặt hàng “ thực phẩm” và sẽ hạn chế mặt hàng “ mỹ phẩm”, “ điện tử”, “ hàng gia dụng”.

Lựa chọn đó mang tính phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay. Mức chi tiêu sẽ luôn được cân nhắc. Người tiêu dùng thơng minh sẽ tính tốn được dịng tiền của mình, họ biết tiêu dùng như thế nào là hợp lý, là chính xác và mang lại lợi ích tối đa nhất trong mọi hồn cảnh.

Theo báo tuoitre.vn ngày 29/02/2020

Ảnh hưởng dịch COVID-19, nhu cầu đi lại, du lịch, lễ hội giảm, hàng loạt giá cả giảm... kéo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2020 giảm 0,17% so với tháng trước, theo Tổng cục Thống kê.

Trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, có 5 nhóm hàng tăng giá. Bao gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,26%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,17%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,13%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; giáo dục tăng 0,04%.

6 nhóm giảm giá gồm giao thơng giảm 2,5%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,43%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,28%; may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,13%; bưu chính viễn thơng giảm 0,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,03%.

Xu hướng tiêu dùng về mặt hàng thực phẩm là chủ yếu cộng với giá của thực phẩm tăng nên dể hiểu khi kết quả khảo sát cho ra việc đồng tình cho câu trả lời “ tăng cao, vượt quá khả năng chi tiêu” là nhiều nhất (57,1%).

Bên cạnh đó “ tăng vừa, phù hợp với khả năng chi tiêu” cũng chiếm tỉ lệ khá cao (33,3%). Đó là do người tiêu dùng đã biết chọn lọc trong chi tiêu, biết điều chỉnh khả năng chi tiêu của mình sao cho phù hợp với biến động thị trường.

Mặt hàng tiêu dùng :

So sánh với thói quen tiêu dùng trước dịch đã có sự khác biệt.

2.4.1.5. Ý kiến của người tiêu dùng

Bốn đặc điểm của người tiêu dùng Việt Nam

• Tâm lý người tiêu dùng tích cực : Nhờ những nỗ lực chống dịch khá thành công, tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn tương đối tích cực. Sự kiên cường của người tiêu dùng nhìn chung tạo điều kiện thuận lợi để các công ty hoạt động trong ngành tiêu dùng phát triển mạnh mẽ trong trung và dài hạn.

• Dịch chuyển các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các mặt hàng thiết yếu : Những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang các sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho các sản phẩm tùy ý. Tuy nhiên, những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng vẫn là các đặc tính của thương hiệu và chất lượng thay vì giá cả. Những mơ hình này phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây, khi có mức thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng cũng thường tìm kiếm các lựa chọn thay thế chất lượng cao hơn.

• Tăng cường sử dụng các nền tảng kỹ thuật số : Đại địch đã khiến người tiêu dùng Việt Nam tiếp nhận các sàn thương mại điện tử, kênh mua hàng trực tuyến nhanh

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 29 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w