Về xu hướng tiêu dùng mặt hàng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 49 - 52)

Khơng nằm ngồi xu hướng chung của thế giới, Covid 19 cũng đã làm thay đổi đáng kể cách thức thực hiện các giao dịch kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam. Phản ánh của các phương tiện truyền thông báo chí thời gian qua cho thấy, người tiêu dùng Việt Nam có những mối quan tâm sâu sắc về tác động của COVID-19 tới sức khỏe, kinh tế và thể hiện hành vi mua hàng theo nhiều cách khác nhau khi phải dần thích nghi với điều kiện bình thường mới. Kết quả khảo sát do Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang nhóm sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho nhóm sản phẩm tùy ý vì họ cảm thấy lo lắng trước tác động của dịch bệnh.

Cụ thể, sức mua sản phẩm điện tử dân dụng giảm từ 10% xuống 0,2%; dịch vụ giải trí và du lịch từ 4% xuống 0,4%... Danh mục sản phẩm như nghỉ ngơi giải trí, ăn tiệm, karaoke và quán bar... hầu hết bị cắt giảm, chủ yếu là do tình trạng đóng cửa hoặc hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh. Người Việt Nam có xu hướng tích trữ hàng hóa nhiều hơn do tác động của dịch COVID-19

*Tập trung nhu cầu thiết yếu

Khả năng chi tiêu cho mặt hàng thực phẩm là nhiều nhất

Theo bài khảo sát nhóm đã thực hiện đối với người tiêu dùng Việt Nam cho thấy thì có tới (66,7%) sẽ chi trả cho mặt hàng thực phẩm, tiếp theo là mặt hàng quần áo (38,1%). Những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam phản ánh sự dịch chuyển của các ưu tiên trong thói quen tiêu dùng sang nhóm sản phẩm thiết yếu: Các loại thực phẩm để chế biến món ăn như: các loại thịt, rau, củ, quả,… Các loại đồ uống như: nước lọc, sữa, nước ngọt, nước khoáng,…Các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ khơ như: miến, mì tơm, bánh kẹo, xúc xích,…, giảm chi tiêu cho nhóm sản phẩm tùy ý. Những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng vẫn tập trung vào đặc tính của thương hiệu và chất lượng, thay vì giá cả hàng hóa như trước đây.

Điều này, phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây, khi có mức thu nhập ngày càng tăng thì người tiêu dùng phổ biến tìm kiếm sự lựa chọn thay thế chất lượng cao hơn. Người dân cũng dành nhiều ưu tiên hơn cho những mặt hàng

thuộc danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình do ảnh hưởng của việc tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn. Làm việc ở nhà nhiều hơn khiến mức chi dùng cho sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao và danh mục sản phẩm cũng thay đổi.

Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, bên cạnh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, lượng tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng như: mì gói, thực phẩm đóng hộp, sữa, các loại khẩu trang, nước sát khuẩn, sản phẩm vệ sinh… tăng cao.

Giỏ hàng “đợt dịch” với các nhóm hàng hóa chính như: các loại thực phẩm cần thiết, tiện lợi; các sản phẩm vệ sinh và sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe... được người tiêu dùng ngày càng quan tâm, lựa chọn. Điều này phản ánh mức độ ưu tiên của người tiêu dùng cho các nhu cầu cơ bản trước những tác động của dịch bệnh.

Theo chuyên gia, việc tập trung vào nhu cầu thiết yếu, đồng nghĩa với việc người dân cắt giảm chi phí tiêu dùng cho danh mục sản phẩm dịch vụ khác; trong đó có nhiều sản phẩm tiện ích cho cuộc sống, trừ hai nhóm dịch vụ internet và đồ vệ sinh gia dụng. Danh mục sản phẩm như: nghỉ ngơi giải trí, ăn tiệm, karaoke và quán bar... bị cắt giảm hầu hết, chủ yếu là do tình trạng đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh.

Việc cắt giảm ngân sách cho giải trí và du lịch là do tình trạng hạn chế đi lại để phòng tránh dịch bệnh bùng phát nhưng việc giảm chi tiêu cho điện tử dân dụng đã phản ánh tâm lý thận trọng của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một vài khác biệt nhỏ về phân bổ tiêu dùng mặt hàng thiết yếu của người dân ở những thành phố khác nhau.

Khảo sát thói quen chi tiêu của người tiêu dùng ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh khá tương đồng nhưng với người dân ở Đà Nẵng lại chi mua thực phẩm (chế biến sẵn và tươi sống) nhiều hơn

Điều này cho thấy, người tiêu dùng phải ở nhà nhiều hơn nên chuyển từ chi tiêu cho dịch vụ bên ngồi sang tiêu dùng tại nhà. Các doanh nghiệp có thể nhận thấy, nhóm sản phẩm khơng thiết yếu dễ bị ảnh hưởng về doanh số trong thời kỳ đại dịch, trong khi nhóm hàng hóa dịch vụ chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trong một thập kỷ qua.

Đánh giá ở góc độ người tiêu dùng cho thấy, bất chấp những biến động kinh tế đang diễn ra, người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung vẫn lạc quan. Những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tin cậy vào tổng quan nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,2/10 trong vòng từ 3-5 năm tới (thang đo mức độ tin cậy từ 0 – 10, tương ứng từ mức độ tin cậy thấp nhất đến mức độ tin cậy cao nhất).

Ghi nhận thực tế cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mô giỏ hàng về số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm hàng tạp hóa, nhưng giá trị giỏ hàng lại tăng cao đáng kể. Đồng thời, người dân sẵn sàng chi nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa hay giá trị giỏ hàng mỗi lượt mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Xu hướng này, khá phù hợp với hiện trạng nhiều gia đình ưu tiên mức chi dùng hàng tháng theo kế hoạch cho thực phẩm chế biến sẵn và tươi sống, thực phẩm đồ hộp... tăng cao trong thời gian qua. Đặc biệt, với tác động của dịch COVID-19, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, đó là gia tăng chi tiêu hàng tháng vào sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: nước rửa tay và khẩu trang.

Ngược lại, chi tiêu hàng tháng theo kế hoạch của hộ gia đình dành cho đi lại đã giảm do biện pháp giãn cách xã hội khiến người dân tiết chế nhu cầu đi lại bên ngoài. Tương tự, người dân chi dùng cho dịch vụ giáo dục cũng hạn chế, bởi đây là lĩnh vực không thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh.

Hạn chế các mặt hàng mỹ phẩm (28,6), đồ điện tử (28,6%), dịch vụ giải trí (28,6%)

Lượng mua các sản phẩm thuộc nhóm chăm sóc tóc như dầu gội, dầu xả giảm mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn trung và dài hạn hơn, khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn và mọi người bắt đầu đi làm trở lại lượng mua các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng này sẽ có thể tiếp tục tăng.

Trong khi người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng sữa tắm và dầu gội ở một chừng mực nhất định, mỹ phẩm trang điểm lại ít được chú ý đến vào giai đoạn này do hầu hết người tiêu dùng nữ khơng đi ra bên ngồi mà chỉ ở trong nhà, khơng có nhu cầu trang điểm.

Theo ước tính, trong và sau dịch bệnh, lượng mua các sản phẩm mỹ phẩm trang điểm sẽ phục hồi trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn do tâm lý chăm sóc, giữu gìn làn da của người tiêu dùng vẫn kéo dài thêm một thời gian. Tuy nhiên, bên cạnh ảnh hưởng tiêu cực trên, sự thay đổi về lối sống và cách làm việc từ offline sang online

cũng có thể tạo ra những cơ hội tiêu dùng mỹ phẩm trang điểm mới mẻ mới trong giới trẻ.

Xu hướng tố chức hội thảo, hội nghị online, hẹn hị qua mạng, chụp hình selfie và quay livetream trên social media gia tăng có thể khiến cho giưới trẻ tiếp tụcthois quen trang điểm. Một số người tiêu dùng “sành điệu” thậm chí có thể sáng tạo ra các phong cách trang điểm mới mẻ hơn nữa.

Đối với sản phẩm nước hoa, lượng tiêu thụ sẽ giảm đáng kể do người dùng hạn chế ra khỏi nhà và tiếp xúc xã hội, cùng với đó là thói quen sử dụng các sản phẩm khử mùi cơ thể có thể gia tăng.

Các sản phẩm làm sạch cơ thể và chăm sóc da được chú ý hơn. Nước rửa tay, dung dịch rửa tay khơ, sản phẩm làm sạch cơ thể chính là những nhóm sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn nhất trong suốt mùa dịch. Thời gian ở nhà kèo dài cùng với thói quen ít vận động và phải đeo khẩu trang thường xun cịn có thể dẫn đấn các vấn đề về da như bị mẩn đỏ, ngứa, nổi mụn,..v..v..., do đó người tiêu dùng sẽ có xu hướng chăm sóc vùng da mặt nhiều hơn. Ngồi ra, rửa tay thường xuyên cũng có thể dẫn tới itnhf trạng da tay bị khô, nên các sản phẩm dưỡng da tay sẽ có lượng tiêu thụ tăng. Tất các những yếu tố này sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhóm sản phẩm chắm sóc da, đặc biệt là những sản phẩm giúp giữu cho làn da khỏe mạnh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 49 - 52)