Ảnh hưởng của dịch covid đến xu hướng tiêu dùng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 55 - 58)

Dựa vào những dự báo đã được diều chỉnh lại trong tháng 4/2020, triển vọng ngắn hạn của kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực. Mặc dù có nhiều yếu tố tác động, Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong tình hình dịch bệnh.

Sau khi gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007, một đặc điểm đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam trong thập kỷ qua là mối liên kết lớn mạnh và ngày càng tăng với các nền kinh tế khác, thông qua thương mại và đầu tư. Hai trong số những động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trước đó là: (1) mức độ đầu tư trực tiếp nước ngồi và (2) khả năng xuất khẩu của cả nước. Hơn 50% giá trị hàng

xuất khẩu của Việt Nam nhắm vào các thị trường: Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh.

Kết quả cuộc khảo sát được thực hiện bởi Accenture PLC - một công ty trong Fortune Global 500 - vào tháng 4/2020 cũng cho thấy, 60% người tiêu dùng muốn mua hàng thân thiện với môi trường. Sử dụng ít nhựa hơn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng trước Covid-19, nhưng hiện nay là những lo ngại về biến đổi khí hậu kèm theo mơi trường sống.

Tập trung nhu cầu thiết yếu

Kết quả khảo sát người tiêu dùng Việt Nam do Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam thực hiện cho thấy: những thay đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam: ưu tiên cho nhóm sản phẩm thiết yếu, giảm chi tiêu cho nhóm sản phẩm tùy ý.

Những nhân tố tác động đến hành vi mua hàng tập trung chủ yếu mạnh mẽ vào đặc tính của thương hiệu và chất lượng, thay vì giá cả hàng hóa như trước đây.

Điều này phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong những năm gần đây, khi có mức thu nhập ngày càng tăng thì người tiêu dùng phổ biến tìm kiếm sự lựa chọn thay thế chất lượng cao hơn.

Người dân cũng dành nhiều ưu tiên hơn cho những mặt hàng thuộc danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình do ảnh hưởng của việc tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn.

Làm việc ở nhà nhiều hơn khiến mức chi dùng cho sản phẩm, dịch vụ tại nhà tăng cao và danh mục sản phẩm cũng thay đổi.

Theo xu hướng dịch chuyển, người tiêu dùng trở nên quen với mua sắm online thông qua các kênh mua bán thương mại và mạng xã hội.

- Theo một số khảo sát , việc mua sắm online mang đến rất nhiều lợi ích: + Giao hàng tận nơi và tốc độ giao hàng (89,22%);

+ Sản phẩm đa dạng, phong phú (52,94%); + Phương thức đặt hàng dễ dàng (50,98%); + Tiết kiệm thời gian mua sắm (49,02%).

+ Có nhiều chương trình khuyến mãi (49,02%); khơng phải xếp hàng chen chúc và tiếp xúc nhiều người (34,31%).

Do vậy, việc tạo ra một mạng lưới đáp ứng nhanh hơn là điều quan trọng hàng đầu mà các nhà bán lẻ cần phải xây dựng để duy trì khả năng cạnh tranh trong bán hàng đa kênh và sẽ đòi hỏi cả sự thay đổi tư duy và mơ hình hoạt động giữa các nhà bán lẻ.

Những người được lợi từ những thay đổi về hành vi này tiếp tục là các nền tảng mua sắm trực tuyến, ngoài ra thúc đẩy hơn nữa các dịch vụ giao hàng và đặt xe. Mong muốn không cần tiếp xúc và sự tiện lợi của thanh toán di động ở Việt Nam đang làm giảm đi việc sử dụng tiền mặt khi giao hàng, đây là một sự thúc đẩy mà thanh toán điện tử thực sự cần.

Chọn các yếu tố số hóa phù hợp sẽ rất quan trọng để mang lại trải nghiệm khách hàng phong phú, nhanh chóng và qua đó góp phần nâng cao lòng tin của người tiêu dùng.

Hơn thế nữa, Việt Nam đang dần đa dạng hóa lực lượng lao động, kéo theo thay đổi lớn của nền kinh tế

Trong giai đoạn 5 -10 năm tới, thế hệ Z sẽ thay thế toàn bộ lực lượng lao động tồn cầu. Theo đó, kinh doanh thương mại điện tử không chỉ đáp ứng thay đổi nhu cầu hiện tại mà cịn đón đầu xu thế tiêu dùng tương lai.

Mục tiêu của Kế hoạch là đưa thương mại điện tử trở thành một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, nơi các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được ứng dụng rộng rãi để tăng hiệu quả của chu trình kinh doanh, góp phần hiện đại hóa hệ thống phân phối, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w