Xu hướng tiêu dùng chung.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 54 - 55)

Nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh định hướng xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Khi nhu cầu từ đối tác thương mại thế giới của Việt Nam bắt đầu giảm xuống trong thời kỳ dịch COVID-19, nhu cầu nội địa vẫn tạo đà cho GDP tăng trưởng.

Tuy nhiên, hoạt động mua sắm của người dân đã chuyển theo xu hướng có kế hoạch, chủ đích và tiêu dùng bền vững, hợp lý. Có đến 81% người tiêu dùng sẽ tiếp tục cơ cấu lại chi tiêu trong năm 2021 và 66% người tiêu dùng đã thay đổi cách họ mua sắm. Họ ngày càng tập trung vào việc hợp lý hóa chi tiêu và cố gắng kiểm sốt ví tiền của mình.

Người tiêu dùng ưu tiên cho các mặt hàng thiết yếu, giá cả phù hợp, khuyến mãi hơn là các dịch vụ giải trí. Đặc biệt, lĩnh vực y tế được chú trọng hàng đầu khi nhu cầu người tiêu dùng tăng vọt ở những sản phẩm như khẩu trang, nước muối, nước rửa tay, cồn… Lĩnh vực giáo dục ít được chú trọng hơn trong tình hình này vì khơng mang tính thiết yếu.

Khơng những vậy, phân bổ chỉ tiêu trong gia đình là một điều bắt buộc. Mặc dù vậy, nhìn chung người dân Việt Nam vẫn giữ cái nhìn lạc quan về nền kinh tế trong tương lai.

Ở thị trường bán lẻ, người tiêu dùng bắt đầu đổ xô sự chú ý vào các sàn thương mại điện tử thay cho các gian hàng truyền thống. Người tiêu dùng cần sự tiện lợi, với họ thời gian cũng là một loại tiền tệ tối thượng, họ muốn tất cả nằm trong sự kiểm soát, việc mua bán phải được diễn ra nhanh chóng, an tồn và tiện lợi. Mua sắm online và các sàn thương mại điện tử đang mang đến cho người tiêu dùng khả năng tiếp cận 24/7 này. Có đến 64% người tiêu dùng Việt Nam cho biết, họ vẫn tiếp tục mua sắm online kể cả khi Covid-19 khơng cịn nữa (theo NielsenIQ Việt Nam). Do đó, nhiều

doanh nghiệp và nhà bán lẻ đã phải nhanh chóng bắt nhịpxu hướng thị trường, tham gia vào đường đua thương mại điện tử để khơng bị tụt lại phía sau.

Ghi nhận thực tế cho thấy, mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mơ giỏ hàng về số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm hàng tạp hóa, nhưng giá trị giỏ hàng lại tăng cao đáng kể. Đồng thời, người dân sẵn sàng chi nhiều hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa hay giá trị giỏ hàng mỗi lượt mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Mặc dù trải qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh, nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn có tính ổn định và dần dần khơi phục lại trạng thái như ban đầu.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu KHOA học đề tài XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG bối CẢNH DỊCH COVID 19 (Trang 54 - 55)